Khai trương cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia
(Chinhphu.vn) – Sáng 7/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng…
Mục lục nội dung
- 2. Danh sách các bộ, ngành, địa phương đã kết nối, tích hợp với CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
- 3. Lộ trình tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong quý I/2020
(Chinhphu.vn) – Sáng 7/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và cho biết Cổng Dịch vụ công quốc gia khai trương ngày 9/12/2019.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ảnh: VGP/Thu GiangCuộc họp báo còn có sự tham dự của đại điện lãnh đạo Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn VNPT; các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)…
Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết chiều 9/12, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Đây là dấu ấn quan trọng trong mục tiêu Chính phủ lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ và phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”.
Giới thiệu về Cổng DVCQG, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) cho biết Cổng DVCQG có vai trò quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, đây là hệ thống kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp qua phương thức điện tử.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Cổng DVCQG, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao VPCP chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương xây dựng Cổng DVCQG với mong muốn tạo dựng một địa chỉ hỗ trợ, cung cấp thông tin thủ tục hành chính và dịch vụ công liên tục, chính xác,hiệu quả, thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích, các tổ chức quốc tế, chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở bám sát quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia.
Sau 9 tháng tích cực triển khai, việc thiết lập Cổng DVCQG về cơ bản đã hoàn thành.
Cổng DVCQG bao gồm 6 cấu phần chính: Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Bộ câu hỏi/trả lời liên quan đến TTHC; nền tảng xác thực, đăng nhập một lần kết nối với các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh; nền tảng thanh toán trực tuyến; hệ thống phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; hệ thống hỗ trợ trực tuyến và Tổng đài hỗ trợ.
Cổng DVCQG cung cấp 7 chức năng chính: Chức năng đăng nhập một lần, sử dụng 1 tài khoản của Cổng dịch vụ công quốc gia để đăng nhập Cổng dịch vụ công của Bộ, của địa phương. Tra cứu về thông tin thủ tục hành chính, dịch vụ công của tất cả các ngành, lĩnh vực, các địa phương trên toàn quốc. Theo dõi chi tiết toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công. Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo hướng cá nhân hóa thông tin người dùng, cung cấp các tiện ích liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công.
Bên cạnh đó, tiếp nhận phản ánh kiến nghị liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, chuyển xử lý và theo dõi chi tiết tình trạng xử lý của bộ, ngành, địa phương. Thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công sử dụng tài khoản của các ngân hàng, trung gian thanh toán. Đánh giá sự hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công;
Cùng với VPCP, các bộ, ngành, địa phương đã rất tích cực trong việc rà soát, chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, nâng cấp, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, xây dựng các Bộ câu hỏi/trả lời với ngôn ngữ đời sống dễ hiểu để hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng, triển khai Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để kết nối, tích hợp, chia sẻ tình hình, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương.
Đây là công việc thường xuyên, liên tục với mục tiêu xuyên suốt là lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo chất lượng cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công.
Sau thời gian vận hành thử nghiệm, đến nay Cổng dịch vụ công quốc gia đã đủ điều kiện và sẵn sàng đi vào hoạt động chính thức.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) giới thiệu vè Cổng DVCQG. Ảnh: VGP/Thu GiangTiết kiệm 4.222 tỷ đồng/năm
Lợi ích mang lại cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là trong quá trình vận hành Cổng DVCQG là đầu mối giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công.
Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.
Đồng thời, với vai trò đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều do có thể tái sử dụng các thông tin đã có và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.
Theo tính toán chi phí xã hội thực hiện 8 nhóm dịch vụ công, giả định với số lượng giao dịch như năm 2018,việc chuyểntừ phương thức trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm, trong đó, tính riêng chi phí tiết kiệm được do thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỷ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cổng dịch vụ công quốc gia với các nền tảng, dữ liệu dùng chung cũng sẽ giúp hạn chế việc đầu tư dàn trải tại các bộ, ngành, địa phương và giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC, tăng trách nhiệm giải trình và năng lực phản ứng chính sách, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
Cổng dịch vụ công quốc giahướng tới việc số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng hàng năm của LHQ.
Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ công, bao gồm 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố là: Đổi giấy phép lái xe, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.
Quang cảnh cuộc họp báo. Ảnh: VGP/Thu GiangBên cạnh đó cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mãi, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp;
Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại TP. Hồ Chí Minh là Đăng ký hộ kinh doanh và Đăng ký thuế; Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phòng là Đăng ký khai sinh…
Trong quý I/2020 sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm và thu phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Địa chỉ: https://timtho.vn-trang-chu-cong-dan.html
2. Danh sách các bộ, ngành, địa phương đã kết nối, tích hợp với CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIAa) Bộ ngành
1. Bộ Công thương
2. Bộ Giao thông vận tải
3. Bộ Tài chính
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
B) Tỉnh/Thành phố:
1. Thành phố Hà Nội
2. Thành phố Hồ Chí Minh
3. Thành phố Hải Phòng
4. Tỉnh An Giang
5. Tỉnh Bắc Kạn
6. Tỉnh Bắc Ninh
7. Tỉnh Bến Tre
8. Tỉnh Bình Dương
9. Tỉnh Bình Định
10. Tỉnh Bình Phước
11. Tỉnh Bình Thuận
12. Tỉnh Cà Mau
13. Tỉnh Cao Bằng
14. Thành phố Cần Thơ
15. Thành Phố Đà Nẵng
16. Tỉnh Đắk Lắk
17. Tỉnh Đắk Nông
18. Tỉnh Điện Biên
19. Tỉnh Đồng Nai
20. Tỉnh Gia Lai
21. Tỉnh Hà Giang
22. Tỉnh Hà Nam
23. Tỉnh Hà Tĩnh
24. Tỉnh Hải Dương
25. Tỉnh Hòa Bình
26. Tỉnh Hưng Yên
27. Tỉnh Kiên Giang
28. Tỉnh Kon Tum
29. Tỉnh Lai Châu
30. Tỉnh Lâm Đồng
31. Tỉnh Lạng Sơn
32. Tỉnh Lào Cai
33. Tỉnh Long An
34. Tỉnh Nam Định
35. Tỉnh Nghệ An
36. Tỉnh Ninh Bình
37. Tỉnh Ninh Thuận
38. Tỉnh Phú Thọ
39. Tỉnh Phú Yên
40. Tỉnh Quảng Bình
41. Tỉnh Quảng Nam
42. Tỉnh Quảng Ngãi
43. Tỉnh Quảng Ninh
44. Tỉnh Quảng Trị
45. Tỉnh Sóc Trăng
46. Tỉnh Sơn La
47. Tỉnh Tây Ninh
48. Tỉnh Thái Bình
49. Tỉnh Thanh Hóa
50. Tỉnh Tiền Giang
51. Tỉnh Trà Vinh
52. Tỉnh Thừa Thiên Huế
53. Tỉnh Thái Nguyên
54. Tỉnh Tuyên Quang
55. Tỉnh Vĩnh Phúc
56. Tỉnh Vĩnh Long
57. Tỉnh Yên Bái
C) Cơ quan khác
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
3. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Việt Nam
4. Tổng công ty Viễn thông Mobifone
5. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
6. Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile
7. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
3. Lộ trình tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong quý I/2020 Các dịch vụ công ưu tiên kết nối trong quý I năm 2020, bao gồm:
(1) Nộp thuế điện tử đối với cá nhân (thuế thu nhập cá nhân, cá nhân kinh doanh);
(2) Cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách;
(3) Hủy tờ khai hải quan;
(4) Khai bổ sung hồ sơ hải quan;
(5) Thu phí, lệ phí trước bạ xe ô tô, xe gắn máy;
(6) Thu phạt vi phạm giao thông đường bộ;
(7) Đổi giấy phép lái xe (mức độ 4);
(8) Cấp mới giấy phép lái xe;
(9) Đăng ký kinh doanh;
(10) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
(11) Nhóm dịch vụ công về trang thiết bị y tế;
(12) Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động;
(13) Khai sinh;
(14) Cấp phiếu lý lịch tư pháp;
(15) Nhóm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
Mai Anh