19 câu hỏi cần biết khi tham gia giao thông
Xe cộ
timtho.vn 01/09/2022 05:20

19 câu hỏi cần biết khi tham gia giao thông

1. Lỗi nào thì cần hình ảnh – Các lỗi yêu cầu chứng minh bằng…

Mục lục nội dung

  • 1. Lỗi nào thì cần hình ảnh
  • 2. Lỗi nào xé biên lai tại chỗ
  • 3. CAP, CSCĐ, CSTT, CS113 làm việc giờ nào? Có được bắt không gương không mũ?
  • 4. Không vi phạm xxx có được dừng xe?
  • 5. Báo lỗi nhưng không lập biên bản xxx sai như nào?
  • 6. Như nào là sai làn, sai vạch. Phạt bao tiền?
  • 7. Bị dừng xe thì cần học luật gì để ” cãi”?
  • 8. Chuyên đề kế hoạch là gì?
  • 9. Lỗi nào có thể giải trình?
  • 10. Lỗi nào bị tạm giữ phương tiện?
  • 11. Biên bản giữ giấy tờ, phương tiện thế nào là chuẩn?
  • 12. Xxx bắt vi phạm ở đường làng, ngõ xóm có sai?
  • 13. Không kí biên bản vi phạm có được không?
  • 14. Xxx hay sai nhất khi xử lý hành chính là gì?
  • 15. “Tiếp thị sữa” gây hấn thì phải làm sao?
  • 16. Khiếu nại, tố cáo ra sao?
  • 17. Học luật thế nào cho chuẩn?
  • 18. Tuyên truyền luật như nào cho dễ?
  • 19. (RẤT QUAN TRỌNG) Xử lý tai nạn.
1. Lỗi nào thì cần hình ảnh

– Các lỗi yêu cầu chứng minh bằng hình ảnh (clip):
Vượt đèn, xi nhan, tốc độ,sai làn, đè vạch,vượt phải, nồng độ cồn(giấy in từ máy đo)…
– Các lỗi có thể phát hiện trực tiếp không cần chứng minh từ thiết bị nghiệp vụ: Mũ bảo hiểm, giấy bảo hiểm, ngược chiều, gương,dừng đỗ….

2. Lỗi nào xé biên lai tại chỗ

– Lỗi đến 250k với xe cá nhân, 500k với xe tổ chức, xe công ty thì xé biên lai tại chỗ (Trừ tốc độ xe máy vì phát hiện bằng thiết bị nghiệp vụ).

3. CAP, CSCĐ, CSTT, CS113 làm việc giờ nào? Có được bắt không gương không mũ?

– Họ làm việc 24/24, không có chuyện CSCĐ, CS113 chỉ được hoạt động sau 22h đêm, không được xử lý vi phạm hành chính. Đã là lực lượng chức năng ra đường làm nhiệm vụ thì có quyền hạn phát hiện xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
– Lỗi nào cũng là lỗi, không có lỗi phụ, lỗi đi kèm. Lỗi nào cũng có thể lập biên bản hoặc ra QĐXP (theo quy định).

4. Không vi phạm xxx có được dừng xe?

– Kiểm tra hành chính được dừng xe kiểm tra giấy tờ, phương tiện bình thường miễn là có kế hoạch, lệnh từ cấp trên phê duyệt.

5. Báo lỗi nhưng không lập biên bản xxx sai như nào?

– XXX vi phạm luật XLVPHC 2012 khi bỏ qua lỗi, không kịp thời lập biên bản, xử lý vi phạm.

6. Như nào là sai làn, sai vạch. Phạt bao tiền?

– Sai làn: đi không đúng làn đường DÀNH RIÊNG quy định.
– Điều kiện: BIỂN PHÂN LÀN DÀNH RIÊNG 412 + VẠCH PHÂN LÀN DÀNH RIÊNG 2.3.
– Tất cả các vạch nếu đè cùng lắm là sai vạch: không chấp hành vạch kẻ đường.
– Mức phạt tải app weethong, ithong tra.

Các lỗi vi phạm kèm theo mức phạt tương ứng khi tham gia giao thông 7. Bị dừng xe thì cần học luật gì để ” cãi”?

– Học luật để “cãi” là sai hoàn toàn. Không ai học luật đi cãi nhau với lực lượng chức năng, học luật thì mở sách ra mà đọc, đừng học báo vì ông viết báo cũng như mình có thể viết đúng hoặc sai. Luật sư phân tích luật còn sai nhiều huống chi nhà báo.
– Nếu không muốn đôi co, mất thời gian, tránh bị nhầm thì dám làm dám chịu: yêu cầu anh lập biên bản đúng lỗi, không chuyển lỗi (90% xxx báo nhầm lỗi, lỗi ảo, nhầm mức phạt, nhầm xe)

8. Chuyên đề kế hoạch là gì?

Kế hoạch là gồm nhiều chuyên đề.
VD: kế hoạch tháng này làm ở tuyến đường này gồm các chuyên đề:
a. Tuyên truyền luật.
b. Kiểm tra hành chính.
c. Phát hiện, xử lý vi phạm.
d. Tốc độ….

9. Lỗi nào có thể giải trình?

– Các lỗi bất khả kháng thì có thể giải trình trong vòng 5 ngày bằng văn bản để xin không ra QĐXP.
-Không có chuyện lực lượng chức năng không được lập biên bản, không xử lý được với lỗi bất khả kháng.
-1 số lỗi hay gặp: Hỏng xe nơi cấm đỗ, cháy đèn, quá tốc độ khi cấp cứu bệnh nhân…

10. Lỗi nào bị tạm giữ phương tiện?

– Lỗi giam xe: liên quan đến an toàn con người và phương tiện, chỉ cần vi phạm 1 lỗi là bị giam xe: cồn, xe máy đi vào cao tốc, đăng kí, đăng kiểm, bằng lái,…
-Các lỗi giam bằng lái: trong thời gian tước bằng coi như không có giấy phép lái xe, đây là hình thức bổ xung cho phạt tiền nhằm CẤM lái xe có thời hạn. Nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền lỗi không có giấy phép lái xe +tạm giữ xe 7 ngày.
– Các lỗi điển hình: Nồng độ cồn,vượt đèn đỏ, quá tốc độ> 20km/h, sai làn = sai đường = đường cấm = ngược chiều….

11. Biên bản giữ giấy tờ, phương tiện thế nào là chuẩn?

Biên bản tạm giữ phải lập thành 02 bản riêng: 1 bản giữ giấy tờ, phương tiện ghi rõ chủng loại, tình trạng, 01 biên bản VPHC. (xem thêm điều 125 Luật XLVPHC 2012)

12. Xxx bắt vi phạm ở đường làng, ngõ xóm có sai?

Cơ quan chức năng được tuần tra, kiểm soát trên địa bàn được phân công thuộc phạm vi quản lý của nhà nước. Đường làng, ngõ xóm nhà nước vẫn quản lý vẫn lập biên bản xử lý bình thường.

13. Không kí biên bản vi phạm có được không?

ĐƯỢC NHƯNG
+ Mất giấy tờ ráng chịu vì không có gì làm bằng chứng họ giữ giấy tờ của mình.
+ Không kí thì cho người làm chứng kí (cái này rất lằng nhằng vì sẽ có người kí hộ, người làm chứng kí… Khiếu nại rất rất mệt)
+ KHÔNG kí thì mai vẫn phải lên đội kí: biên bản, tường trình…… Nhưng nếu không biết đội ấy là đội nào thì tìm địa chỉ đội hơi mệt.
Vd: áo xanh: cstt phường, quận, thành phố.
Áo vàng: dẫn đoàn, đội csgt, csgt Quận, đội csgt thành phố, cục csgt….

14. Xxx hay sai nhất khi xử lý hành chính là gì?

– Tác phong, điều lệnh, trang phục, bỏ qua lỗi, lập biên bản sai, ra QĐXP sai, đi xe cá nhân, hiệu lệnh dừng xe….

15. “Tiếp thị sữa” gây hấn thì phải làm sao?

– Tùy trường hợp ta có cách ứng xử sao cho tránh va chạm, cãi lộn xảy ra những tình huống như gây rối trật tự công cộng, mặt va vào gạch, vào gậy…
– Nếu trường hợp bị gẫy răng thì yên tâm không ai đền cho bạn răng như cũ. Về cơ bản tránh voi chẳng xấu mặt nào, nếu sai thì lập biên bản đúng lỗi tránh đôi co kéo dài mất thời gian.
*Khi cảm thấy “không ăn được” bạn sẽ được “tha, nhắc nhở” và trả lại giấy tờ. Đa phần trường hợp bị TTS bức xúc là do có to tiếng, cãi lộn với ai đó khi bị dừng xe.

16. Khiếu nại, tố cáo ra sao?

Cái này đơn giản nhưng cực kì phức tạp.
-Nguyên tắc: không đồng ý với biên bản/ quyết định xử phạt thì khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thích rõ lỗi và nếu cán bộ làm sai sẽ phải hủy biên bản/ quyết định xử phạt, ngoài ra còn bị kỉ luật như không xét thi đua, hạ hàm, điều chuyển công tác.
-Trong thực tế thì rất ít thấy hủy QĐXP và chưa thấy ai bị hạ hàm, chuyển công tác khi bị khiếu nại, tố cáo trong xử lý hành chính.

17. Học luật thế nào cho chuẩn?

CẤM đọc báo vì báo không phải là luật, báo không biết luận viết có thể đúng hoặc sai. Về cơ bản họ không có chuyên môn về luật nên phân tích 50 50.
Mở sách ra mà đọc, Link tải các văn bản luật liên quan: Luật XLVPHC, Luật GTĐB, QC41, NDD46, TT01, TT27….

unnamed 18. Tuyên truyền luật như nào cho dễ?

Học cứng luật rồi tuyên truyền mới thuyết phục, khi bạn nói mà bạn không nắm được vấn đề đang nói thì không ai nghe. Tất cả chỉ là chém gió.

19. (RẤT QUAN TRỌNG) Xử lý tai nạn.

– TT77.2012 BCA: NGHIÊM CẤM tạm giữ phương tiện để làm căn cứ bồi thường. Có 2 trường hợp thường xảy ra:
a. Dưới 61%
– Tiến hành hòa giải 2 bên, nếu không thống nhất được thì hướng dẫn 2 bên ra tòa để phân định đúng sai. Trường hợp ra tòa cực kì khó thi hành án và kéo dài mặc dù bên tòa tuyên bên kia sai.

b. Trên 61%.
Khởi tố vụ án điều tra để kết luận đúng sai. Nếu xác minh có tính chất nghiêm trọng cần xử lý hình sự với người sai thì khởi tố bị cán và đưa ra tòa quyết định.

*Lưu ý: va chạm, tai nạn nhẹ thì nên tự giải quyết tránh bị cẩu xe, giam xe rất khó lấy ra khi không biết luật. Đặc biệt là tốn thời gian, tiền bạc, đi lại….

CHÚC CÁC BẠN HỌC LUẬT TỐT, LÁI XE AN TOÀN.

Nguồn: FB Lão Hạc

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info