20 cách chống nóng và làm mát nhà ở từ chuyên gia xây dựng

20 cách chống nóng và làm mát nhà ở từ chuyên gia xây dựng

Ngôi nhà tổ ấm, che nắng mưa và che chở ta trong cuộc sống. Tuy…

Mục lục nội dung

  • 1. Trồng cây xanh
  • 2. Chống nóng cho mái nhà và tường nhà
  • 3. Bố trí công năng hợp lý
  • 4. Nguyên tắc đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi tối
  • 5. Thường xuyên lau dọn nhà cửa
  • 6. Chú ý kéo rèm cửa
  • 7. Dùng quạt một cách hợp lý
  • 8. Chú ý hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết
  • 9. Thay thế đèn chiếu sáng sợi đốt bằng đèn compact
  • 10. Dùng quạt thông gió
  • 11. Thiết kế 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng
  • 12. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất
  • 13. Sử dụng logia, thay vì ban công
  • 14. Thiết kế đường luồng trong nhà
  • 15. Lắp hệ thống phun nước cho mái nhà tôn lợp mái
  • 16. Dọn dẹp chăn, ga, nệm ngủ
  • 17. Phun hoặc lợp mái nhà màu sáng
  • 18. Sử dụng tấm phim cách nhiệt cho các khu vực cửa kính
  • 19. Thay đổi sinh hoạt ở tầng trệt hay tầng thấp
  • 20. Lên kế hoạch nấu nướng hợp lý

Ngôi nhà tổ ấm, che nắng mưa và che chở ta trong cuộc sống. Tuy mỗi gia đình có khả năng đầu tư khác nhau. Nhưng ai cũng mong muốn ngôi nhà của mình mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông giá rét.

Ở nước ta, với khí hậu nóng ẩm quay năm cộng với nền nhiệt luôn ở mức cao. Vì vậy các công trình nhà ở đa phần bị ảnh hưởng gây nóng bức, hầm và mệt mỏi.

Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Để giúp các gia chủ đang mong muốn cải tạo nhà ở hoặc xây mới làm sao để mát mẻ. Hãy cùng xem top 20 giải pháp chống nóng và làm mát nhà ở từ chuyên gia như sau:

1. Trồng cây xanh

Đây là phương pháp hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất. Không những vừa che mát mà cây xanh còn có công dụng trang trí cực kỳ hiệu quả.

Các loài cây xanh được ví như chiếc điều hòa của mẹ thiên nhiên. Không gian nhà bạn nếu có bài trí cây xanh sẽ cực kỳ ấn tượng với sự tươi mát và trong lành.

Nhược điểm của phương pháp này chính là chỉ phù hợp với nhà có diện tích hoặc không gian rộng.

Những ngôi nhà ống, nhà liền kề,… ở thành phố hầu như sẽ không áp dụng được vì không có diện tích.

Tuy nhiên, các bạn có thể trồng những loài cây nhỏ dạng thân leo, để ta có thể trồng thành dàn. Chẳng hạn như: Hoa leo Hoàng Thảo, Cây cúc tần Ấn Độ, Cây leo Mai Xanh, Cây Cát Đằng, hoa giấy,…

Nếu không còn diện tích, các bạn có thể bố trí các loài cây nhỏ được trồng trong chậu. Để ở các khu vực hứng chịu nắng như: lan can, cửa sổ,… Hoặc thêm các loại tiểu cảnh kết hợp cây xanh là một ý tưởng hay.

2. Chống nóng cho mái nhà và tường nhà

Mái nhà và tường nhà là những bề mặt có chức năng che chở cho ngôi nhà. Vì vậy chúng thường xuyên phải tiếp xúc với nắng mưa quanh năm suốt tháng.

Bởi vậy nếu không được thiết kế và tính toán tốt. Căn nhà sẽ có hiện tượng lạnh vào mùa đông và nóng bức vào mùa hè.

Sử dụng vật liệu cách nhiệt là một giải pháp chống nóng hiệu quả

Theo như các chuyên gia xây dựng thì hiện nay có khá nhiều vật liệu chống nóng mà chúng ta có thể áp dụng như mái ngói, gạch, tấm lợp…

Ngoài ra còn có bông thủy tinh, rockwool, XPS,… Các bạn có thể tham khảo thêm. Theo các chuyên gia đây là một giải pháp cực kỳ hiệu quả để giảm nhiệt và chống nóng cho trần nhà.

Lưu ý: Trong quá trình thi công lắp đặt, các bạn nên chú ý giữa mái và trần cần phải có khoảng cách phù hợp để giảm bớt độ nóng. Vừa cách âm, cách nhiệt và hiệu quả sử dụng được lâu dài.

Còn đối với tường, chúng tôi có thể gợi ý bạn xây bằng gạch block, bởi chúng có khả năng cách nhiệt khá tốt.

Nếu có điều kiện thì bạn hãy xây 2 lớp gạch, khi hoàn thiện bề mặt tường thì ta có thể dùng sơn tường cách nhiệt cho hiệu quả chống nóng cao nhất.

3. Bố trí công năng hợp lý

Hướng Tây là hướng tiếp xúc nhiều nắng nóng và bức xạ từ mặt trời. Bởi vậy chúng tôi thường khuyên khách hàng nên thiết kế những khoảng không gian phụ trợ như hành lang, cầu thang, nhà kho….

Bởi các khoảng không gian này ít được sử dụng. Ta có thể tránh được ánh nắng và nhiệt lượng của mặt trời.

4. Nguyên tắc đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi tối

Ban ngày là thời điểm nắng nóng tiếp xúc nhiều nhất. Vì thế nhiệt lượng theo đó có thể ảnh hưởng vào bên trong ngôi nhà của chúng ta.

Theo các khảo sát gần đây cho thấy: Hơn 30% lượng nhiệt trong ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà thông qua lối cửa sổ.

Vì thế, ta cần đóng cửa vào ban ngày để ngăn nhiệt độ và nắng nóng ảnh hưởng đến các vật dụng trong nhà. Điển hình như: bàn ghế, tủ, tivi, drap giường,…

Ban đêm là thời điểm khí trời dịu nhẹ, mát mẻ. Bạn hãy mở rộng cửa để gió trời lan tỏa trong nhà và xua đi cái nóng hừng hực của ban ngày.

5. Thường xuyên lau dọn nhà cửa Ông bà ta có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Chống nóng hiệu quả chính là giữ sạch nhà ở.

Nhà cửa sạch sẽ là điều ai cũng mong muốn để cho ngôi nhà luôn tinh tươm và mát mẻ. Mỗi khi đi về nhà, thấy nhà cửa được lau dọn kỹ càng thì mọi nóng bức dường như tan biến mất.

Bên cạnh đó, mỗi khi dọn dẹp nhà cửa các bạn nên dọn bớt các món đồ không cần thiết. Điều này sẽ làm ngôi nhà thêm thoáng đãng và ngăn hiện tượng tích nhiệt.

6. Chú ý kéo rèm cửa

Kèm cửa được xem như là lớp ngăn ánh nắng và nhiệt độ thứ 2 sau cửa sổ hoặc cửa đi. Giải pháp chống nóng này được xem là cực kỳ hiệu quả và rất dễ dàng áp dụng.

Lưu ý các bạn nên dùng loại rèm cửa có màu sáng nhé. Vì chúng có khả năng tán sắc ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra các bạn có thể dùng các loại rèm có hoa văn cây lá để trông gần gũi với thiên nhiên.

7. Dùng quạt một cách hợp lý

Quạt là một trong những loại máy móc gia dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại, và có 4 loại điển hình là: quạt trần, quạt cây, quạt hơi nước và quạt thông gió.

Lưu ý, các bạn không nên ngồi quá sát với quạt vì sẽ vừa gây vướng víu, vừa không cảm nhận được mát mẻ tuyệt đối. Các bạn nên để ở khoảng cách hợp lý để cảm nhận làn gió mát lành.

Mẹo hay là hãy để gờ quạt cao hơn, để quạt có thể thổi luồng không khí mát đi khắp nhà.

Ngoài ra nếu quá nóng, ta có thể đặt chậu nước hoặc thùng nước đá lạnh để làm mát nhanh hơn.

8. Chú ý hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết

Tắt các thiết bị điện không cần thiết chính là vừa tiết kiệm điện, vừa chống nóng cho nhà ở khá tốt.

Bởi các loại máy móc hoạt động sẽ tạo ra lượng nhiệt khá cao. Ta có thể thấy nóng và hầm khi để tay gần các vỏ của các loại máy này.

Vì vậy ta nên tắt các thiết bị điện khi không dùng đến nhé.

9. Thay thế đèn chiếu sáng sợi đốt bằng đèn compact

Ngày nay với công nghệ sản xuất phát triển, đèn chiếu sáng vì thế cũng được ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng khả năng chiếu sáng.

Nếu bạn đang dùng đèn sợi đốt thì hãy thay bằng đèn compact đi nhé. Bởi đèn sợi đốt cực kỳ tốn điện mà vừa phát ra lượng nhiệt rất cao.

Hơn nữa, ta sẽ cảm thấy nóng bức khi nhìn ánh sáng vàng tỏa ra thì loại bóng đèn sợi đốt này.

Đèn compact với ánh sáng trắng dịu mắt, vừa giúp tiết kiệm điện hiệu quả hơn. Đây cũng là phương pháp giảm nóng hiệu quả lắm đấy.

thay-the-den-chieu-sang-soi-dot-bang-den-compact 10. Dùng quạt thông gió

Ngoài quạt cây hay quạt trần là 2 loại quạt làm mát trực tiếp cho con người. Thì quạt thông gió có sự khác biệt đáng kể.

Bởi thiết bị điện này không quạt tạo luồng gió mát trực tiếp. Mà được cấu tạo với motor quay ngược hướng để hút không khí ra bên ngoài. Phù hợp lắp tất cả các phòng trong nhà.

Nếu nhà bạn thường xuyên nóng bức và bí bách. Hãy lắp ngay để cải thiện không khí trong nhà nhé.

11. Thiết kế 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng

Thông thường ta chỉ nghĩ 1 phòng có 1 cửa sổ là đủ. Tuy nhiên ngày nay, các bản thiết kế nhà đã dần áp dụng việc lắp 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng.

Bởi việc này giúp ta có thể tạo điều kiện cho luồng gió tự nhiên được lưu thông trong nhà.

Giải quyết được không khí nóng trong phòng và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Từ đó tiết kiệm điện rất hiệu quả.

thiet-ke-2-cua-so-trong-cung-1-phong 12. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất và ngoại thất. Giúp gia chủ cảm thấy thoải mái và thư thái khi tận hưởng cuộc sống trong ngôi nhà thân yêu.

Nếu nhà bạn có vị trí tiếp nhận nhiều ánh nắng gắt. Hãy chọn màu lạnh như xanh ngọc, kem, cốm, trắng xanh,… để sơn tường nhà.

Các màu sắc này có công dụng làm giảm hấp thụ nhiệt, giải tỏa sự mệt mỏi, và thư giãn tinh thần rất tốt.

Còn với vật liệu nội thất, nên ưu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên. Chẳng hạn như: tủ gỗ, sofa gỗ, sàn gỗ, đá hoa cương,…

lua-chon-mau-sac-va-vat-lieu-noi-that 13. Sử dụng logia, thay vì ban công

Hiện nay các khu nhà mặt phố hay nhà liền kề rất hay sử dụng ban công hoặc logia. Bởi các gia chủ có xu hướng ưa chuộng khoảng không gian này để gần với thiên nhiên.

Tuy nhiên, để tránh nóng thì các kiến trúc sư của Công ty thiết kế Big Five khuyên các bạn nên áp dụng lô gia hơn cả.

Bởi logia được xây thụt vào thay vì nhô ra ngoài trời như ban công. Điều này giúp cho logia hưởng được gầm sàn ở phía tầng trên làm mái che nắng.

Từ đó giảm tác động trực tiếp của mặt trời vào không gian ở.

su-dung-logia 14. Thiết kế đường luồng trong nhà

Nếu nhà bạn có dư không gian, hãy nghĩ đến việc tạo lối đường luồng. Trong nhiều thiết kế kiến trúc hiện nay thì các gia chủ đa số có xu hướng thích xây đường luồng trong nhà.

Bởi chúng vừa có công dụng làm lối đi, vừa tạo điều kiện để luồng gió trời lưu thông khắp nhà. Từ đó ngôi nhà sẽ rất mát mẻ và thông thoáng.

15. Lắp hệ thống phun nước cho mái nhà tôn lợp mái lap-he-thong-phun-nuoc-cho-mai-nha-ton-lop-maiHệ thống phun sương hơi nước cho nhà lợp mái tôn

Đối với những ngôi nhà được lắp mái tôn kim loại thì đương nhiên sẽ nhận được lượng nhiệt “cực khủng” từ mặt trời.

Để cải thiện sự nóng bức này, các bạn có thể lắp hệ thống phun nước lên mái. Điều này giúp giảm nhiệt rất nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí lắp và sử dụng khá cao và tốn nước.

Có 1 mẹo là các bạn lắp máng xối và để nước chảy vào 1 bồn nhỏ. Nước trong bồn này sẽ được hút ngược và cho chảy lên lại theo 1 vòng tuần hoàn.

16. Dọn dẹp chăn, ga, nệm ngủ

Mùa hè là mùa nóng bức, và chúng ta cũng không dùng đến các loại chăn, ga, nệm. Các bạn hãy dọn bớt chúng và cho vào tủ.

Việc này vừa giúp phòng ốc thông thoáng, vừa tránh tích tụ nhiệt. Nếu bạn đã quen nằm nệm, hãy lựa loại mỏng và dễ gấp để cất đi khi ngủ dậy.

don-dep-chan-ga-nem-nguHãy dọn dẹp các loại chăn, ga, nệm,… để nhà không bị hấp hơi nóng, gây khó chịu đặc biệt là vào ban đêm 17. Phun hoặc lợp mái nhà màu sáng

Cũng tương tự như ta lắp rèm màu sáng. Phần mái nhà nên ưu tiên lựa chọn các loại tôn, ngói có màu sáng.

Tránh những gam màu tối thường hấp thụ nhiệt rất tốt. Nếu đã lỡ lắp loại tôn tối màu, ta có thể sơn lại nhà bằng sơn cách nhiệt, trải tấm cách nhiệt lên mái nhà để giảm nhiệt.

Về lâu dài nếu có điều kiện sửa sang nhà cửa. Bạn hãy lợp lại mái nhà với các tone màu sáng. Giải pháp chống nóng này rất hiệu quả cho nhà sử dụng mái tôn.

phun-hoac-lop-mai-nha-mau-sang 18. Sử dụng tấm phim cách nhiệt cho các khu vực cửa kính

Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều các loại phim cách nhiệt chuyên dụng.

Loại phim này có công dụng cách nhiệt khá hiệu quả nên bạn có thể sử dụng để dán lên các cửa kính thay cho rèm cửa.

su-dung-tam-phim-cach-nhiet-cho-cac-khu-vuc-cua-kinh

Lưu ý: nên mua loại chất lượng để sau này các bạn gỡ ra dễ dàng, tránh để lại lớp keo trên bề mặt kính.

19. Thay đổi sinh hoạt ở tầng trệt hay tầng thấp

Như ta đã biết thì hông khí nóng luôn bay lên trên. Tầng trệt và tầng thấp là 1 trong những nơi mát mẻ nhất trong nhà khi trời nắng nóng.

Nếu nhà bạn không thể làm những việc trên thì hãy thay đổi nơi sinh hoạt xuống tầng trệt hoặc tầng thấp hơn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi ở tầng trên của nhà ở.

20. Lên kế hoạch nấu nướng hợp lý len-ke-hoach-nau-nuong-hop-lyNên nấu nướng hợp lý để tránh không khí nóng bức và mùi thức ăn bay khắp nhà.

Nhiệt lượng từ bếp hoặc nồi cơm điện chính là một trong những nguyên nhân gây nóng bức cho ngôi nhà của chúng ta. Nhất là đối với các căn hộ nhỏ hoặc nhà liền kề.

Bạn hãy thiết lập giờ giấc nấu nướng hợp lý để tránh không khí nóng bức và mùi thức ăn bay khắp nhà.

Hãy thử nấu vào buổi sáng, lúc thời tiết còn mát mẻ và cất thức ăn vào các hộp giữ nhiệt. Chỉ với các việc nhỏ vậy thôi bạn sẽ cảm thấy căn bếp luôn sạch sẽ và mát mẻ hơn bao giờ hết.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info