6 mẹo chống mốc đơn giản hiệu quả tại gia đình
Vào những ngày nồm, thời tiết ẩm ướt, việc đồ gỗ của gia đình bị…
Mục lục nội dung
- Dùng bã cà phê hoặc than củi
- Sử dụng hóa chất diệt khuẩn
- Hạn chế để đồ gỗ nơi độ ẩm cao
- Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹ
- Chống ẩm mốc bằng các nguyên liệu tự nhiên
Vào những ngày nồm, thời tiết ẩm ướt, việc đồ gỗ của gia đình bị ẩm mốc là điều không thể tránh khỏi. Để xử lý tình trạng này, theo dõi 6 mẹo dưới đây.
Dùng bã cà phê hoặc than củiVới những món đồ gỗ nội thất có kích thước lớn như tủ bếp, tủ tường, tủ quần áo… Bạn có thể cho bã cà phê hoặc than củi vào bên trong để khử mùi mốc. Đây là 2 nguyên liệu cực hiệu quả trong việc ngăn ngừa nấm mốc xâm phạm vào đồ gỗ.
Sử dụng hóa chất diệt khuẩnVi khuẩn, vi trùng trú ngụ bên trong đồ gỗ nội chính là tác nhân chính gây ra mùi mốc khó chịu. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Từ đó các mùi hôi mốc chắc chắn sẽ không còn.
Chú ý: Với những đồ gỗ sơn phủ PU hoặc đồ gỗ đánh Vecni, bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng hóa chất. Khi sử dụng hóa chất bạn cần hết sức cẩn thận. Bạn nên lựa chọn các loại chất tẩy rửa lành tính để tránh làm bay màu, bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài đồ gỗ.
Hạn chế để đồ gỗ nơi độ ẩm caoĐồ nội thất bằng gỗ ở trong môi trường có độ ẩm cao sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển rất nhanh. Do đó, đối với các thiết bị nội thất này, bạn nên đặt chúng ở những vị trí thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao như gần bể nước, sát cửa sổ, góc khuất thiếu ánh sáng. Đối với những ngày thời tiết nồm, độ ẩm không khí cao, bạn nên đóng cửa để hơi ẩm hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đồ gỗ.
Trong trường hợp, đồ gỗ nội thất nhà bạn đang kê ở khu vực ẩm thấp, nhanh chóng chuyển chúng sang những vị trí thoáng mát, độ ẩm vừa phải để đảm bảo độ bền cho đồ gỗ.
Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹPhơi nắng cho vật dụng gỗ cũng là một trong những cách cực kỳ hiệu quả giúp bạn đánh bật mùi mốc. Bạn nên thường xuyên để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tránh phơi đồ gỗ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh đồ gỗ bị nứt hoặc cong vênh.
Chống ẩm mốc bằng các nguyên liệu tự nhiênĐể chống mốc cho đồ gỗ, nhiều người thường sử dụng chất chống ẩm là băng phiến để hút độ ẩm không khí, đảm bảo tủ luôn khô ráo. Ngoài tác dụng hút ẩm, băng phiến còn có tác dụng xua đuổi côn trùng. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng, vì một số loại băng phiến có thể gây ra tình trạng trúng độc như uể oải, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, không tốt cho sức khỏe thai nhi. Đồng thời, mùi băng phiến cũng không hề dễ chịu.
Ngoài băng phiến, còn có rất nhiều vật chống ẩm thiên nhiên hiệu quả ở xung quanh ta. Ví dụ:
- Lá trà: Cho lá trà vào túi vải xô hoặc dùng báo gói. Đặt các gói vào các góc của tủ đựng tài liệu. Túi vải sẽ giúp hút ẩm, khử mùi rất tốt.
- Bã cà phê: Bã cà phê vừa có tác dụng hút ẩm vừa có thể khử mùi ẩm mốc. Cà phê sau khi dùng xong, bạn lấy bã phơi khô, đặt trong túi vải xô hoặc tất cũ. Buộc chặt túi, bạn sẽ có một túi chống ẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
- Vôi: Bạn đặt đá vôi trong chiếc hộp không đậy nắp rồi đặt ở góc tủ. Vào thời tiết ẩm ướt, vôi sẽ phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả của mình.
- Than hoạt tính: Là chất có tác dụng hút ẩm, khử mùi rất tốt. Tuy nhiên bạn cần đặt nó trong hộp hoặc gói trong báo để tránh làm bẩn giấy tờ.
- Báo: Bạn phủ một lớp báo dưới đáy tủ hoặc dán báo ở mặt trong của tủ. Báo không chỉ có tác dụng hút ẩm, chống mốc mà còn có thể xua đuổi côn trùng hiệu quả.
Trên đây là một số mẹo chống mốc đơn giản, hiệu quả để đánh tan vi khuẩn ẩm mốc cho các đồ nội thất gỗ. Đây là cách xử lý đồ gỗ bị mốc, chống mốc rất gần gũi trong đời sống hiện tại của chúng ta. Hãy áp dụng để bảo vệ đồ gỗ nhà bạn trước khi bị nấm mốc xâm hại.