Ăn đồ tủ lạnh bị ung thư, sự thật hay lời đồn?
Với tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của xã hội hiện nay thì luôn…
Mục lục nội dung
- Thực hư chuyện ăn đồ tủ lạnh bị ung thư
- Chống ung thư bằng cách bảo quản thực phẩm đúng cách
- Nhiệt độ bảo quản:
- Thời gian bảo quản:
- Đậy kín thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh:
- Sử dụng thức ăn sau khi bảo quản:
Với tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của xã hội hiện nay thì luôn có các hệ lụy đi kèm như: gia tăng dân số, gia tăng thực phẩm bẩn,… và điều đáng sợ nhất là gia tăng các căn bệnh quái ác, một trong số đó đáng phải để tâm tới nhất là ung thư – một căn bệnh cướp đi mạng sống của rất nhiều người bất kể ở độ tuổi nào. Vì thế mà con người ta dần hình thành nỗi sợ mang tên “ung thư” và bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây bệnh. Có giả thuyết cho rằng bệnh ung thư là do gen di truyền, cũng có giả thuyết khác bảo bệnh ung thu bắt nguồn từ việc ăn uống, lối sống sinh hoạt hằng ngày, và mầm bệnh chính là từ ăn đồ tủ lạnh. Các giả thuyết này trên cơ bản đều đúng, nhưng nguyên nhân có phải bị ung thư do thường xuyên ăn đồ để tủ lạnh hay không thì chưa có bằng chứng xác thực. Đa số các chuyên gia đều cho rằng khi hâm nóng thực phẩm để tủ lạnh sẽ làm biến chất của thực phẩm và các chất này nếu tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư. Liệu có thật sự là vây? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của chúng nhé!
Thực hư chuyện ăn đồ tủ lạnh bị ung thưSố người mắc bệnh ung thư hiện nay đã đạt đến con số báo động. Những hoàn cảnh khó khăn, những câu chuyện cảm động, những số phận hiểm nghèo của người mắc bệnh ung thư đã được các trang báo đưa tin liên tục. Trong đó, nguyên nhân của bệnh này được đa số báo chí đề cập đến là ăn đồ để tủ lạnh qua đêm. Thực ra, phát ngôn này không phải ở Việt Nam mà là ở nước ngoài. Câu chuyện đó kể rằng khi một người phụ nữ phát hiện ra mình bị ung thư và nhanh chóng được đưa vào điều trị tại bệnh viện. Khi các bác sĩ xem khẩu phần ăn của người phụ nữ này đã kết luận rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư là do thường xuyên ăn đồ ăn trong tủ lạnh, mặc dù trước đây chế độ dinh dưỡng của bà ta được đặc biệt chú trọng và cho là khá lành mạnh.
Bảo quản thức ăn và chế biến không đúng cách mới là nguyên nhân gây ung thưĐể làm rõ nguyên nhân này, chúng tôi đã có các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia dinh dưỡng ở Việt Nam để lắng phát biểu của họ. Họ cho rằng việc ăn đồ tủ lạnh bị ung thư chưa có cơ sở khoa học xác minh. Lý do mà các bác sĩ đưa ra kết luận như trên có thể là vì việc hâm nóng lại đồ ăn trong tủ lạnh sẽ tạo nên các hợp chất Nitrit. Các hợp chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan, thận và dạ dày. Tuy nhiên, các hợp chất Nitrit có trong thức ăn chỉ chuyển hóa thành dạng Nitrosamines có hại nếu chúng ta nướng thức ăn với nhiệt độ cao. Còn Nitrit bình thường rất tốt cho sức khỏe và trong rau xanh có rất nhiều các hợp chất Nitrit.
Vậy có thể nói, sự thật của chuyện ăn đồ tủ lạnh bị ung thư đã được sáng tỏ. Thực phẩm để trong tủ lạnh không gây ra bệnh ung thư, mà chính lúc chúng ta hâm nóng đồ ăn với nhiệt độ cao mới là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Hãy lưu ý điều này để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
Chống ung thư bằng cách bảo quản thực phẩm đúng cáchQua sự tìm hiểu ở phần trên thì chúng ta đã thấy được sự quan trọng của việc bảo quản thức ăn đúng cách là như thế nào. Nếu thực phẩm được bảo quản đúng cách, không chỉ giúp thực phẩm tươi ngon hơn, để được lâu, mà hơn hết là còn giúp chúng ta hạn chế được các mầm bệnh vô hình có trong thực phẩm. Sau đây sẽ là một vài lời khuyên về các cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng:
Thịt cá sống bạn nên bảo quản ở ngăn đá để không bị thối rửa Nhiệt độ bảo quản:Nhiệt độ bảo quản nên để ở mức -16 độ C ở ngăn đá và 4,5 độ C ở ngăn mát. Đây là nhiệt độ lý tưởng nhất vừa giúp tiết kiệm điện năng lại vừa bảo quản thực phẩm được tốt nhất. Đối với các thực phẩm sống như thịt cá thì phải để ở ngăn đá để chúng được ngăn mùi hôi và thịt không bị thối rửa. Rau củ, nước, sữa, trứng,… các thực phẩm khác thì chỉ cần để ở ngăn mát là được. Lưu ý là thường xuyên lau dọn tủ lạnh, bỏ đi thực phẩm không dùng đến, đã hết date, đã khui nắp quá lâu,… để tránh việc mầm bệnh có trong không khí.
Thời gian bảo quản:Thường thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không nên vượt quá 3 ngày tùy theo loại thức ăn, có loại chỉ để được tròn vòng 24 giờ, đặc biệt là các loại thức ăn dễ lên men, đồ đóng hộp là tuyệt đối không được để quá 3 ngày. Nếu bảo quản quá lâu thực phẩm sẽ bị biến chất, không còn tươi ngon và rất dễ sinh ra nhiều chất không tốt cho cơ thể. Ngoài ra, thức ăn nếu để bên ngoài quá lâu thì các bạn nên bỏ đi chứ không nên bảo quản trong tủ lạnh nữa. Thời gian tốt nhất để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là trong khoảng 2 giờ từ khi chế biến xong.
Đậy kín thức ăn khi để vào tủ lạnh để hạn chế hình thành vi khuẩn và không gây mùi hôi Đậy kín thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh:Thức ăn trước khi để vào trong tủ lạnh nên để nguội để tránh tình trạng thức ăn đang nóng bị hóa lạnh nhanh thì cũng dẫn đến việc hư mốc thực phẩm. Dùng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy để đậy kín thức ăn khi bảo quản để không gây ra mùi hôi cho tủ lạnh và cũng hạn chế được vi khuẩn hình thành.
Sử dụng thức ăn sau khi bảo quản:Thức ăn khi đã mang ra ngoài tủ lạnh thì nên sử dụng ngay và không nên để quá lâu. Trong trường hợp thức ăn đã mang ra khỏi tủ lạnh được một vài giờ thì không nên cho vào tủ lạnh bảo quản tiếp vì khi đó các vi khuẩn bên ngoài thường bám vào thức ăn và việc bảo quản sẽ không tốt nữa.
Qua bài viết này, chúng ta đã được hiểu rõ một điều là không phải 100% nguyên nhân của bệnh ung thư đều bắt nguồn từ thức ăn để trong tủ lạnh. Tuy nhiên chúng ta cũng cần bảo quản thực phẩm đúng cách để hạn chế các vi khuẩn có hại và hạn chế sự biến đổi chất trong thực phẩm để giảm nguy cơ măc bệnh ung thư. Lưu ý rằng, tốt nhất nên nấu và chế biến vừa đủ ăn, không nên nấu quá dư thừa và hâm đồ ăn lại nhiều lần, điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình được tốt hơn.