An toàn hóa chất trong lao động sản xuất
1. Quy tắc an toàn hóa chất trong sản xuất Để nắm được quy tắc…
Mục lục nội dung
- 1. Quy tắc an toàn hóa chất trong sản xuất
- 2. Những tai nạn nguy hiểm do thiếu an toàn hóa chất
- 3. Làm thế nào để bạn biết hóa chất có gây nguy hiểm không?
- 4. Một số lưu ý trong bảo quản và lưu trữ hóa chất
Để nắm được quy tắc an toàn hóa chất thì trước hết phải xác định được hóa chất là gì? Hóa chất cháy nổ là các chất có thể tự phân giải và gây cháy nổ. Tuy nhiên nó cũng có thể cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy nổ với thành phần, nhiệt độ, áp suất nhất định.
Hỗn hợp hơi và khí cháy có thể nổ được trong một khoảng nồng độ nhất định. Khoảng nồng độ này được gọi là giới hạn nổ. Những chất có giới hạn nổ càng rộng thì độ nguy hiểm về cháy nổ càng lớn.
2. Những tai nạn nguy hiểm do thiếu an toàn hóa chấtDo nhu cầu kinh doanh nên nhiều nhà máy phải bảo quản và lưu trữ nhiều loại hóa chất. Một trong những loại hóa chất này có thể gây nguy hiểm nếu không được quản lý đúng cách. Quản lý sai hóa chất có thể gây nguy hiểm, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Đồng thời mắc những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, rối loạn hệ thần kinh, tổn thương nội tạng, các bệnh về hô hấp v..v..Hóa chất còn có thể gây tổn thương da, mắt mũi và cổ họng.
Những vấn đề trên sẽ khiến bạn mất thu nhập vì bạn bị bệnh do tiếp xúc với các chất độc hại. Hóa chất còn có thể gây ra cháy nổ, bạn sẽ có nguy cơ bị mất việc nếu nhà máy bị thiêu hủy. Bạn còn có thể bị thương tích nghiêm trọng thậm chí tử vong. Điều đó sẽ không xảy ra khi tất cả chúng ta biết lưu trữ, dán nhãn và quản lý hóa chất. Đảm bảo chính chúng ta và đồng nghiệp của mình được bảo vệ khi sử dụng hóa chất. Vì lợi ích của tất cả mọi người.
3. Làm thế nào để bạn biết hóa chất có gây nguy hiểm không?Để biết hóa chất có gây nguy hiểm hay không đôi khi rất dễ dàng nhận dạng. Nhìn xung quanh nơi hóa chất được lưu trữ. Bạn sẽ thấy các ký hiệu trong kho chứa hóa chất và nhãn mác trên thùng chứa hóa chất. Nhãn mác thường phân loại hóa chất như chất dễ nổ, dễ cháy, dễ oxi hóa, dễ ăn mòn, có độc tính cấp tính, ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó còn có chất gây ung thư, mẫn cảm, chất kích thích hoặc khí dưới dạng nén. Ngoài ra còn có thể thấy nhãn mác đặc biệt dùng cho việc vận chuyển các chất nổ, khí gas, chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa. Đôi khi hóa chất không dễ nhận dạng ví dụ như hóa chất được sử dụng và phân phối qua máy móc.
4. Một số lưu ý trong bảo quản và lưu trữ hóa chấtCác cơ sở kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất phải tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành. Phải nắm rõ được tính chất nguy hiểm để có biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố. Mỗi loại hóa chất sẽ có cách sử dụng và bảo quản khác nhau. Hóa chất nguy hiểm chỉ nên để tại nơi làm việc đủ lượng sử dụng. Còn lại đem lưu trữ trong kho để bảo quản an toàn hóa chất.
Đối với nhà kho bảo quản hóa chất cũng phải nằm ở nơi an toàn và có lối đi thuận tiện. Nhà kho phải nằm cách xa khu nhà ở và nguồn nước. Tránh để việc rò rỉ và tràn hóa chất gây ô nhiễm.
Tường ngoài nhà kho phải chịu được lửa ít nhất 30 phút. Tường trong không thấm nước, trơn nhẵn, chùi rửa dễ dàng. Sàn nhà phải được thiết kế có chỗ chứa hóa chất bị rò rỉ. Có hệ thống thông gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra. Có ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo thích hợp nhờ các cửa sổ hoặc hệ thống đèn. Phải được giữ khô và tránh được sự gia tăng nhiệt độ. Vì sự ẩm ướt có thể làm bao, gói giấy bị hư hại và dẫn đến việc rò rỉ hóa chất.
Hóa chất phải được đánh dấu với các ký hiệu cảnh báo thích hợp. Tổ chức tốt việc giao nhận hóa chất để lưu giữ vào kho đúng lúc. Hóa chất phải được xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách. Nhằm đảm bảo an toàn hóa chất, ngăn nắp và nhìn thất nhãn dễ dàng.