An toàn điện trong những ngày mưa bão
Mỗi khi mùa mưa bão đến thường có rất nhiều tai nạn về điện gây…
Mục lục nội dung
- 1. Nhận diện nguy cơ
- 2. Kiểm tra an toàn trước khi trời mưa bão
- 3. An toàn khi trời đang mưa bão
- 4. Cách khắc phục sự cố khi xảy ra chập cháy điện
Mỗi khi mùa mưa bão đến thường có rất nhiều tai nạn về điện gây chết người hoặc thiệt hại lớn cho tài sản. Để chủ động phòng tránh và xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra về sự cố điện trong mùa mưa bão, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1. Nhận diện nguy cơMùa mưa bắt đầu cộng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp thời gian qua nên việc sử dụng điện an toàn là yếu tố luôn được quan tâm, đặt lên hàng đầu
Khi có mưa, bão hay lũ thì hệ thống điện luôn bị chịu ảnh hưởng. Một số sự cố hay gặp là đứt dây dẫn điện, nghiêng và đổ cột điện, cháy nổ các thiết bị điện. Rất nhiều sự cố do bão đã làm đổ cây cối vào lưới điện, gió bão cuốn bay các biển quảng cáo, mái tôn, rơm, rạ cuốn vào các dây dẫn điện. Nếu sơ ý đi vào nơi có lưới điện gặp sự cố có thể bị tai nạn điện giật. Mặt khác khi nước dâng cao gây ngập thì có thể làm rò điện từ các thiết bị điện ra môi trường xung quanh.
Nhận diện nguy cơ xảy ra khi mùa mưa bão đếnTheo các chuyên gia, sở dĩ mùa mưa mạng lưới điện hay gặp sự cố cháy nổ do tình trạng “mạng nhện” bít bùng cột điện hiện nay vẫn đang diễn ra trên các tuyến đường. Các mối nối dây điện vừa rối rắm lại không đảm bảo kỹ thuật hoặc do thời tiết, con người dẫn đến vị trí đấu nối tiếp xúc kém làm phát sinh nhiệt và phóng tia lửa, thậm chí chập gây cháy nổ. Ngoài ra, việc sử dụng dây điện, tủ điện, cầu dao hay biến thế… không đảm bảo chất lượng, không bảo dưỡng định kỳ, thay thế hay dùng điện quá tải cũng đều là nguyên nhân của sự cố điện. Đặc biệt khi vào mùa mưa, nước mưa chứa axit cũng trở thành chất dẫn điện và khi tiếp xúc với các mối nối, vị trí dây dẫn điện bị bong hở vỏ bọc hoặc bản mạch điều khiển… khiến chạm chập, phóng điện cháy nổ điện xảy ra nhiều hơn.
Việc nhận diện đúng và chính xác các mối nguy hiểm về điện trong mùa mưa bão không những giúp bạn chủ động xử lý kịp thời các sự cố còn phòng ngừa và đảm bảo an toàn điện.
2. Kiểm tra an toàn trước khi trời mưa bãoKhi sắp có mưa dông, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lại tất cả các thiết bị điện trong nhà, rút hết các nguồn điện chưa cần sử dụng đến. Máy tính, điện thoại đang sạc, hay thậm chí ti vi, ấm siêu tốc… đều là thiết bị rất dễ thu hút nguồn điện nên có khả năng xảy ra hư hỏng, thậm chí cháy nổ trong mưa bão.
- Khi nghe âm thanh bất thường phát ra từ thiết bị điện hay mùi khét phải kiểm tra lại ngay. Có cảm giác tê nhẹ khi chạm tay vào phần phích cắm thì phải cắt aptomat tổng để kiểm tra và sửa chữa kịp thời trước khi sử dụng lại thiết bị.
- Không nên lắp các dây dẫn điện, aptomat, cầu dao, cầu chì trên các vật dễ cháy như gỗ, giấy, xốp cách nhiệt để tránh chập điện. Các điểm nối phải đảm bảo đúng kỹ thuật, không được trùng nhau (phải so le) và được quấn băng keo cách điện.
- Nên bố trí chỗ lắp đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện cao hơn mức nước thường có thể gây ngập lụt, ẩm ướt; lắp các thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB).
- Có biện pháp thay thế khắc phục trong trường hợp mất điện cục bộ nhiều giờ.
- Kiểm tra ổn định cho các trạm bơm tiêu úng, thoát nước chống ngập úng cho hộ dân cư.
Bảo vệ các thiết bị điện mùa mưa: sử dụng nguồn điện an toàn, lắp đặt các thiết bị điện đúng cách, vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện định kỳ, ngắt nguồn điện các thiết bị không cần thiết.
3. An toàn khi trời đang mưa bãoĐể thực hiện an toàn khi trời đang mưa bão, bạn cần chú ý đến các việc sau:
- Không đứng trú mưa dưới tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.
- Không chạm trực tiếp vào các cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao…
- Không được lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện băng qua.
- Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời khi đang mưa
- Nên ngắt nguồn điện (cầu dao, CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột).
- Nên cắt các nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn.
- Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện…) để định vị các phương tiện, vật dụng (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.
- Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết; lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ…
- Không mang vác, lắp dựng cây hoặc cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây điện lúc mưa to, gió lớn để tránh va chạm gây ra phóng điện dẫn đến tai nạn.
- Khi thấy cột điện ngã đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống đất thì không đến gần, cầm, nắm vào dây điện và phải ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật) đến gần. Đồng thời nhanh chóng tìm cách báo cho đơn vị quản lý điện hoặc chính quyền địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý.
- Tìm thấy đám cháy hãy tránh xa và báo động gấp
- Bình tĩnh xử lý một cách an toàn và thông minh. Hãy cắt nguồn điện đến khu vực có đám cháy, tắt aptomat…
- Sử dụng dụng cụ chữa cháy chuyên dụng, cát, bình bọt chữa cháy
- Tuyệt đối không được dùng nước chữa cháy
- Khi phát hiện có hiện tượng bất thường hoặc mất an toàn về điện cần gọi ngay đến số khẩn cấp 114 – Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn, cứu hộ để được xử lý ngăn ngừa, khắc phục kịp thời.
Trên đây là các biện pháp giúp bạn đảm bảo an toàn về điện mùa mưa bão. Chúc các bạn luôn yên tâm và an toàn!