7 Ưu điểm của mô hình kinh tế chia sẻ trong các nền kinh tế đổ dốc
Từ cách mạng nền tảng (Platform Revolution) đến kinh tế sẻ chia (sharing economy), dù…
Từ cách mạng nền tảng (Platform Revolution) đến kinh tế sẻ chia (sharing economy), dù còn nhiều tranh cãi và chưa thể đồng thuận trên bình diện chung, song có một vài điểm đã trở nên hiển nhiên – đặc biệt rõ ràng trong bối cảnh của các nền kinh tế đổ dốc – khi vận dụng các mô hình mới mẻ này:
1) Tăng hiệu suất sử dụng của các nguồn lực: một chiếc xe trước đây không đưa vào lưu thông thì nay đã có cơ hội tạo ra thu nhập cho chủ xe; một SV trước đây cùng lắm xách xe đi dạo (tốn xăng, tốn tiền) thì nay lại kiếm ra xèng đỡ đần cho gia đình; một chủ nhà không sử dụng hết công suất các phòng tì nay đã có thể cho thuê phần diện tích thừa (ít khi xài đến) để gia tăng thu nhập. Khi đầu tư các cơ sở hạ tầng MỚI không còn dễ dàng như trước và trở nên ngày càng đắt đỏ hơn trước, nhu cầu tất yếu là nhìn nhận và đánh giá xem liệu nguồn lực nào sẵn có mà còn lãng phí, còn bị sử dụng thiếu hiệu quả.
2) Phù hợp với nền kinh tế suy thoái (đi xuống) và nguy cơ mọi người đều thắt lưng buộc bụng -> ai cũng tìm cách kiểm soát hầu bao của mình để tiết kiệm chi phí, đồng thời lại phải tìm cách để kiếm thêm thu nhập (dù là vài đồng lẻ…)
3) Kỷ luật lao động: tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ (với đặc trưng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ) giúp lực lượng lao động trở nên kỷ luật hơn, nghiêm túc hơn và dịch chuyển tâm thế sang tinh thần phục vụ, cung cấp dịch vụ chất lượng ngày càng tốt hơn. Điều mà nền giáo dục đã gần như thất bại khi tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các sinh viên trưởng thành trước ngưỡng cửa vào đời.
4) Thói quen ứng dụng khoa học và vận dụng tri thức nhanh chóng: tham gia vào mô hình các thành phần đã biết cách tối đa tận dụng công nghệ phục vụ cho công việc: kiểm soát thời gian, chi phí, tính toán lộ trình… để tạo nên giá trị cao nhất và hiệu quả nhất trên mối đồng đầu tư/vận hành hoạt động kinh doanh.
5) Sử dụng bản đồ và ứng dụng có liên quan tới bản đồ: với hầu hết chúng ta, thói quen sử dụng bản đồ trong cuộc sống rất yếu kém (vì về cơ bản, bản đồ không miễn phí như ngày nay) đã trở nên một kỹ năng không thể thiếu đối với các thành phần tham gia vào nền kinh tế chia sẻ. Giờ đây thật khó hình dung khi đi ra ngoài đường mà người tiêu dùng lại bỏ qua việc kiểm tra bản đồ ở điểm đến hoặc chỉ đơn giản là xác định rõ vị trí.
6) Tạo ra nhiều việc làm mới: số lượng 40,000 xe đăng ký chạy Uber/Grab sau 02 năm đã thể hiện khả năng tạo việc làm rất nhanh và hiệu quả trong một thời gian ngắn. Liệu có mô hình nào có thể hấp thu được lượng lao động dư thừa mà chúng ta đang phải tìm cách xuất khẩu ra ngoài biên giới không? (Theo tôi là vẫn CÓ nếu biết tận dụng mạnh mẽ và chấp nhận tính ưu trội này của các mô hình kinh tế MỚI).
7) Tạo động lực câu thúc cổ vũ mạnh mẽ sự thay đổi: giá trị của mô hình mới còn làm lộ rõ sự yếu kém và lúng túng trong các quy định và chính sách hiện thời, đồng thời cũng trở thành những thước đo không thể hiển nhiên và rõ ràng hơn (theo hướng đánh giá mức độ cởi mở, thân thiện và thúc đẩy cái mới) của các quy định đó. Sự va chạm giữa các lực lượng cải cách và bảo thủ là tất yếu và vẫn luôn tồn tại ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào. Điểm khác biệt là với tính ưu việt của mô hình kinh tế mới, ưu thế đang nghiêng về phía ĐỔI MỚi và CỞI MỞ… Cũng khó cho phía bảo thủ duy trì sự thống trị sẵn có nhờ tận dụng mô hình cũ kỹ. Khi chúng ta đã có thêm sự LỰA CHỌN, những kẻ thống trị trong mô hình cũ có nhiều lý do để suy nghĩ và nhiều đêm mất ngủ hơn.
Richard Ma