Bạn nhất định phải biết điều này khi nhà sử dụng biogas, bể ngầm, giếng khơi
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Bạn nhất định phải biết điều này khi nhà sử dụng biogas, bể ngầm, giếng khơi

Theo các chuyên gia, không chỉ hầm biogas mà bể ngầm, giếng cũng dễ gây…

Mục lục nội dung

  • Trao đổi với chuyên gia
  • Điều cần làm lưu ý khi muốn dọn bể, sửa chữa
  • Cấp cứu khi bị ngạt khí

Theo các chuyên gia, không chỉ hầm biogas mà bể ngầm, giếng cũng dễ gây ngộ độc khí gây tử vong nếu không biết cách vận hành. Để tránh những tai nạn đau lòng, timtho.vn đăng lại bài viết hữu ích của báo Gia Đình & Xã hội để các bạn tìm hiểu kỹ hơn mỗi khi gọi dịch vụ đến xử lý các vấn đề liên quan đến bể ngầm, bể phốt hoặc giếng trong nhà.

Trao đổi với chuyên gia

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện, nguyên cán bộ Viện Vật lý Kỹ thuật (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, việc sử dụng hầm khí biogas ở nhiều vùng nông thôn khá phổ biến để lấy khí gas, dùng trong việc đun nấu từ chất thải chăn nuôi. Ở các hầm khí biogas, khí biogas được sinh ra khi xác động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện hiếm khí. Những hoạt động chuyển hóa, phân hủy các chất hữu cơ làm bốc lên những luồng hơi chứa khí độc Cacbonic dioxyt (CO2), metan (CH4) và các hợp chất lưu huỳnh.

thau-rua-be-nuoc-an-4-min

Bên cạnh đó, ngay cả các bể ngầm chứa nước ở các hộ gia đình hay những giếng khơi sâu cũng là nơi tích tụ nhiều khí CO2. Các vụ tai nạn thường xảy ra khi người dân xuống giếng, bể ngầm, xuống hầm biogas để vệ sinh giếng, vệ sinh hầm, nhặt các vật dụng bị rơi hay sửa chữa. Các nạn nhân chết vì thiếu ôxy và hít phải các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S…) tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy giếng. Trường hợp có nhiều người cùng mất mạng chủ yếu do người đầu tiên xuống hầm kín rồi bị ngạt khí, ngất đi. Những người sau không có kinh nghiệm, lao xuống ngay để cứu và cũng gặp cảnh ngộ tương tự.

Điều cần làm lưu ý khi muốn dọn bể, sửa chữa

Để đảm bảo an toàn, PGS. TS Nguyễn Trường Luyện khuyến cáo, người sử dụng không nên tự ý vệ sinh hầm biogas mà cần báo cho kỹ thuật viên hoặc thuê xe hút bể phốt, máy bơm chuyên dụng phá váng.

rua-be-nuoc-sach

Trong trường hợp tự xử lý, sửa chữa nên thực hiện các bước sau:

  • Khi muốn thau rửa cần tháo mở nắp hầm ủ khí một thời gian dài tùy từng dung tích bể để khí mêtan bay hết, sau đó dùng gậy chọc phá màng sinh học, bơm nước vào để đẩy lớp váng ra. Sau khi chọc thủng lớp váng, phải chờ vài tiếng mới được mở nắp hầm. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí trong bất cứ trường hợp nào.
  • Trước khi xuống cần làm phép thử xem bể có khí động không bằng cách: Dùng con vật sống như chuột hoặc gà buộc vào dây thả xuống bể, đợi 5-10 phút sau đó kéo lên. Nếu con vật bình thường thì lúc đó người xuống hầm sẽ an toàn.
  • Người xuống hầm phải buộc dây bảo hiểm và có người ở trên theo dõi thường trực kéo lên khi gặp sự cố, nếu thấy mùi khí lạ, khó thở phải lên ngay.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi làm hầm biogas người dân không nên tự ý xây dựng. Nếu sử dụng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng hoặc làm sai quy trình kỹ thuật, trong quá trình sử dụng, chất liệu xi măng và gạch tiếp xúc lâu ngày với chất thải chăn nuôi có thể bị axit ăn mòn. Hơn nữa ở nhưng nơi có nền đất yếu, phần nền rất dễ bị lún làm hầm rạn nứt dễ dẫn tới hiện tượng rò rỉ gas.

Các gia đình cần trang bị hệ thống van để điều chỉnh áp suất. Với van này, khi áp suất trong hầm ủ hay túi ủ cao thì khí tự xì ra không khí và tan đi, không ảnh hưởng gì. Ngoài ra, nơi tạo ra gas để dưới đất nhưng túi khí dẫn vào đốt phải để trên cao, xa tầm tay. Không được lắp đặt đường ống dẫn khí đi qua những nơi gần nguồn nhiệt, xa dụng cụ bắt lửa để tránh cháy nổ.

Tốt nhất là có đồng hồ để đo áp suất. Chẳng hạn hầm này thiết kế chỉ là áp suất 10 ampe, nếu như quá thì rất nguy hiểm có thể gây nổ. Trường hợp quá áp suất thì nên vặn để sả áp suất xuống thấp theo đúng quy định.

Với các gia đình có xây bể ngầm, cần tính toán thể tích bể chứa phù hợp với nhu cầu sử dụng không nên quá to hoặc quá nhỏ. Một bể chứa có thể tích 2 – 3m3 là phù hợp với gia đình 4 – 5 người. Lớp xi măng trát bên trong và ngoài bể không cần dày nhưng cần phải pha thêm lớp phụ gia chất chống thấm.

Bể ngầm cũng là nơi rất dễ có gián, chuột… trú ngụ. Trong trường hợp phát hiện trong bể chứa nước ngầm có tổ gián khi vệ sinh các gia đình cần tuyệt đối tránh phun thuốc diệt muỗi, gián vì sẽ gây độc cho nguồn nước trong bể. Trong trường hợp bể quá bẩn thì có thể dùng vôi bột để vệ sinh bể nước. Người dân nên thường xuyên cọ rửa bể khoảng 6 tháng/lần.

Khi vệ sinh bể ngầm, giếng cạn đã để hoang lâu ngày, cần thắp một ngọn nến thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy vẫn đủ ôxy để thở. Còn nến tắt không nên xuống vì có nhiều khí độc sẽ thiếu ôxy.

Cấp cứu khi bị ngạt khí photo-1-15605945189401518841837

Trong trường hợp ngạt khí khi xuống hầm biogas, tử vong rất nhanh nên cấp cứu tại chỗ rất quan trọng. Nhanh chóng kéo người bị ngạt ra nơi thoáng mát, thoáng khí, nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt, bóp bóng…) để họ thở dễ dàng, nhanh hồi tỉnh. Đồng thời cũng nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Theo Gia đình & Xã hội

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info