Bảng giá chống thấm tường nhà hiệu quả 2021
Tường nhà ở, chung cư bị thấm dột, nhất là vào mùa mưa gây ra…
Mục lục nội dung
- 1. Nguyên nhân và hậu quả của việc thấm tường
- 1.1. Nguyên nhân thấm tường
- 1.2. Hậu quả của tường bị thấm
- Công trình bị xuống cấp nhanh chóng
- Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình
- Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ
- 2. Chống thấm tường nhà bên ngoài trời
- 2.1. Khi nào nên chống thấm tường nhà bên ngoài?
- 2.2. Cách chống thấm tường nhà ngoài trời đối với công trình mới xây
- Bước 1: Dùng dao làm sạch bề mặt
- Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
- Bước 3: Thi công chống thấm tường nhà mới xây
- 2.3. Cách chống thấm tường nhà ngoài trời đối với công trình nhà cũ
- Bước 1: Vệ sinh, tái tạo tường nhà cũ
- Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
- Bước 3: Thi công lớp chống thấm tường nhà
- 3. Chống thấm tường nhà bên trong
- 3.1. Khi nào nên chống thấm tường nhà bên trong?
- 3.2. Cách chống thấm tường bên trong nhà mới
- 3.3. Cách chống thấm tường bên trong nhà cũ
- Chống thấm tường bên trong nhà và nhà vệ sinh
- Chống thấm chân tường bên trong nhà và nhà vệ sinh
- Chống thấm tường nhà bằng việc lát gạch ở chân tường.
- 4. Cách chống thấm tường giữa hai nhà
- Cách 1: Xử lý khe hở bằng máng xả nước
- Cách 2: Chống thấm ngay khi bắt đầu xây dựng
- Cách 3: Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề
- Quy trình chống thấm ngược được thực hiện lần lượt như sau:
- 5. Cách chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quả
- 6. Bảng giá chống thấm tường
Tường nhà ở, chung cư bị thấm dột, nhất là vào mùa mưa gây ra không ít phiền toái cho mọi người. Vậy để giải quyết điều này cần phải làm gì, tham khảo ngay bài viết sau để tìm câu trả lời bạn nhé.
1. Nguyên nhân và hậu quả của việc thấm tường 1.1. Nguyên nhân thấm tườngTất cả các vật liệu xây dựng hiện nay đều có các mao quản, cụ thể là khoảng cách giữa các hạt với đường kính từ 20 đến 40 micromet. Khi nước xâm nhập vào các kẻ hở trên bề mặt sẽ thấm vào mao quản bên trong và xảy ra tình trạng thấm.
Một số trường hợp tường thấm là vì vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, giáp lai tường nhà, rãnh sàn ở trên sàn mái,…Nước và hơi ẩm sẽ len lỏi qua vết nứt chân chim, vết nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường, kết quả lâu ngày xảy ra tình trạng thấm, mục vữa lớp sơn nước tạo thành mảng loang lỗ.
Hay khi nước từ sàn nhà vệ sinh từ ống thoát nước sàn lan rộng từ chân tường lên trên mặt sẽ làm rạn nứt tường. Cũng vì nguyên nhân này mà tường nhà bị thấm dột.
Nếu quan sát thấy trong nhà có các vết rạn cổ trần thì nguy cơ bị thấm là rất cao. Bởi khi đó nước mưa sẽ dễ dàng ngấm vào, lâu ngày diện tích loang ra sẽ càng rộng hơn.
1.2. Hậu quả của tường bị thấmKhi bị thấm dột chẳng những làm mất thẩm mỹ của tường mà còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như:
Công trình bị xuống cấp nhanh chóngThấm dột là một trong những nguyên nhân chính yếu làm công trình bị xuống cấp trầm trọng. Những vết bong tróc, nứt của bê tông đích thị là dấu hiệu cho thấy công trình của bạn bị xuống cấp và nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác không thể ngờ được.
Đó là lý do vì sao ngay khi phát hiện tình trạng tường bị thấm dột bạn cần phải khắc phục ngay. Càng kéo dài tình trạng này lâu dài càng khiến cho diện tích thấm dột loang rộng ra hơn.
Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trìnhCó lẽ đây chính là hậu quả dễ nhận thấy nhất của việc công trình bị thấm dột. Những vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị mất đi vẻ đẹp, tính mỹ quan, thậm chí là xấu xí.
Chỉ cần gặp một vài trận mưa hay hệ thống dẫn nước trong nhà bị rò rỉ thì những mảng thấp sẽ lan nhanh và rộng hơn. Khi đó, màu sơn tường sẽ bị phai mờ, bong tróc, bạn sẽ chẳng thể nào yêu mến ngôi nhà mình nổi.
Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổChân tường, trần nhà bị ẩm ướt ngoài việc sinh ra nấm mốc thì nó cũng có thể kéo theo nhiều mối nguy hiểm chết người khác. Ổ điện, thiết bị điện âm tường tưởng chừng là an toàn nhưng nếu bị ngấm nước lâu ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng, giảm độ bền. Đặc biệt, nó còn có thể kéo theo nhiều nguy cơ chạm mạch, điện giật, cháy nổ,…
– Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe
Môi trường ẩm ướt, những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường sẽ tạo điều kiện để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Các vết mốc đen, xanh ở trên tường là nơi chứa hàng vạn loài vi khuẩn khác nhau, nó kéo theo nguy cơ mắc các bệnh về viêm mũi, viêm xoang, nấm da,…Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Vậy nên, trước những mối nguy hiểm đó của việc thấm dột tường nhà thì điều bạn cần làm lúc này là khắc phục nó càng sớm càng tốt.
2. Chống thấm tường nhà bên ngoài trời 2.1. Khi nào nên chống thấm tường nhà bên ngoài?- Tường của công trình riêng biệt, không liền kề hay chung với các công trình khác.
- Tường của công trình được thi công trước, chưa bị che khuất bởi những công trình sau đó.
- Tường khu chung cư, tòa nhà cao tầng.
- Tường tiếp giáp với hai nhà liền kề.
- Chống thấm cho nhà mới xây
Điểm cộng của phương pháp này là tường phẳng, sạch, cửa sổ và ban công thông thoáng nên cũng tiện lợi cho việc gắn thiết bị thang dây treo. Tuy nhiên, nó cũng có một số mối nguy hiểm và gây khó khăn không ít cho nhà thầu. Quy trình thực hiện chống thấm tường ngoài trời công trình mới xây như sau:
Bước 1: Dùng dao làm sạch bề mặtSử dụng dao để loại bỏ lớp sần sùi, đảm bảo tường sạch cát mịn. Đây là bước có thể làm hoặc không đối với tường mới, chỉ cần đảm bảo tường khô sạch để vật liệu chống thấm bám dính tốt là được.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấmHoàn thành bước trên bạn cũng nên phủ một lớp lót để gia tăng sự kết nối giữa lớp tường và vật liệu chống thấm. Dù bạn chọn phương pháp chống thấm nào đi chăng nữa thì đây cũng là một bước quan trọng tuyệt đối không nên bỏ qua.
Bước 3: Thi công chống thấm tường nhà mới xâyCó nhiều phương pháp để bạn lựa chọn như sử dụng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum….Đối với tường nhà quá xuống cấp thì bạn nên sử dụng vữa chống thấm chuyên dụng để trái lại. Muốn ngăn nước được hiệu quả cho bức tường bên ngoài trời thì cần phải dùng đến sơn chống thấm chuyên dụng để tạo lớp ngăn.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện việc chống thấm khi xây tường nhà và trước khi hoàn thiện ngôi nhà. Có như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian, hạn chế tình trạng thấm dột cho ngôi nhà về sau.
2.3. Cách chống thấm tường nhà ngoài trời đối với công trình nhà cũVới tường nhà cũ có rất nhiều điểm cần phải xử lý nấm mốc. Cần phải tái tạo lại lớp bề mặt được bằng phẳng và sạch sẽ, tiếp sau đó mới tạo lớp chống thấm cho tường. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh, tái tạo tường nhà cũVì sử dụng qua nhiều năm, cộng thêm sự tác động của thời tiết, khí hậu nên lớp sơn tường bị bong tróc cũng là chuyện dễ hiểu. Thậm chí, nó sẽ có số vết nứt, lồi lõm do vật liệu hay vì bị tác động ngoại cảnh mà mẻ tường.
Khi đó người thợ phải loại bỏ lớp sơn – ve cũ đã bị hư hỏng. Đối với những mảng vữa liên kết không còn chắc chắn thì phải sử dụng chổi sắt, bay cao hay máy đánh có bề mặt ráp sắt để loại bỏ hoàn toàn lớp này.
Sử dụng keo silicon để vá điểm tường bị nứt rãnh. Ngoài ra, dùng thanh thủy trương hay những vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt để liên kết nó lại. Ở những điểm tường bị bung nở nhiều phải được trái lạt. Tạo mặt phẳng tốt nhất để thuận lợi cho việc thi công chống thấm, mang lại tính thẩm mỹ cho tường nhà và không còn xảy ra tình trạng đọng nước nữa.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấmTốt nhất bạn nên phủ thêm một lớp lót để giúp lớp tường cũ và vật liệu chống thấm được liên kết chặt chẽ với nhau.
Bước 3: Thi công lớp chống thấm tường nhàỞ bước này bạn cũng có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau như dùng dung dịch phun gốc silicat hay gốc bitum,…Đối với tường nhà bị xuống cấp nhiều cần dùng vữa chống thấm chuyên dụng để trát lại bề mặt tường. Sử dụng sơn chuyên dụng để tạo lớp ngăn nước hiệu quả cho tường bên ngoài trời,…
Tất cả những công việc trên đều rất phức tạp và đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn cao và được trang bị đầy đủ dụng cụ. Vậy nên bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn được nhà thầu uy tín.
3. Chống thấm tường nhà bên trong 3.1. Khi nào nên chống thấm tường nhà bên trong?Đối với tường nhà mới xây, việc chống thấm sẽ giúp giảm được các sự cố thấm dột tường về sau. Đồng thời, nó cũng giúp ngôi nhà trở nên sáng đẹp, tăng tính thẩm mỹ hơn.
Đối với tường nhà cũ chắc chắn sẽ bị hao mòn, dù bạn có thực hiện công việc chống thấm kỹ lưỡng ngay từ ban đầu mới xây nhà đi chăng nữa. Mưa nắng, lũ lụt, địa chấn sẽ khiến cho công trình xuất hiện những vấn đề như sau:
- Tường bị nứt nẻ, rêu mốc, bụi bặm bám vào.
- Tường có vết nước loang lỗ.
- Chân tường nhà và nhà vệ sinh bị ố mốc, rong rêu bám vào.
Chống thấm tường nhà mới có lẽ là việc đơn giản và dễ dàng nhất trong số các trường hợp. Bởi nếu có dấu hiệu bị thấm sẽ rất rõ ràng, chưa bị lan rộng và cũng chưa có các vết chân chim, bong tróc sơn. Lúc này bạn chỉ cần chuẩn bị bột trét tường, sơn lót cũng chổi quét sơn để xử lý là được.
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của khu vực cần chống thấm.
Bước 2: Làm phẳng và láng bề mặt của tường. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để phủ lớp sơn lót rồi đến lớp sơn chống thấm. Đợi lớp sơn khô lại là xong.
3.3. Cách chống thấm tường bên trong nhà cũKhác với cách chống thấm tường bên trong nhà mới, đối với nhà cũ bạn phải làm cẩn thận hơn và công việc cũng phức tạp hơn nhiều.
Chống thấm tường bên trong nhà và nhà vệ sinhBước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Lần lượt làm vệ sinh sạch sẽ vị trí bị thấm, đa phần sẽ có lớp rong rêu bao phủ.
Bước 2: Tìm kiếm các kẻ hở, vết nứt lớn vì vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.
Bước 3: Sử dụng hồ vữa trám các vết hở lại với tường nội thất và bột chuyên dụng cho tường ngoại thất.
Bước 4: Xử lý sơn chống thấm, phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Đảm bảo yêu cầu bề mặt trước khi sơn phải được sạch sẽ, khô thoáng, độ ẩm của tường nhỏ hơn 16%.
Chống thấm chân tường bên trong nhà và nhà vệ sinhChân tường là vị trí giao giữa tường và sàn nhà. Khi chúng bị rêu mốc, bong tróc sẽ làm mất mỹ quan, gây nguy cơ sập nhà vì móng yếu, không đủ chống đỡ sức nặng của trọng lượng mái nhà. Vậy nên, nhanh chóng chống thấm chân tường nhà tắm, nhà vệ sinh, khu tầng hầm là điều vô cùng cần thiết. Một số cách chống thấm chân tường ở bên trong nhà và nhà vệ sinh như sau:
Chống thấm tường nhà bằng việc lát gạch ở chân tường.Sử dụng giấy dán tường. Cũng tương tự như việc sử dụng gạch ốp chân tường, phương pháp này cũng có công dụng che đậy tạm thời các vết bong sơn, nấm mốc,…
Dùng vữa rót chảy tùy vào đặc tính hút nước của xi măng. Theo đó, người thợ sẽ đục một rãnh dài theo chiều dài của bức tường, cách bức tường 1 đến 2cm, sâu tối đa 30cm tùy theo trình trạng nấm mốc của tường. Sau đó, người thợ sẽ cho bê tông vữa tự chảy vào rãnh. Xi măng lúc này sẽ hút nước và se khít vết nứt. Song, phương pháp này có nguy cơ gây sụt, lún tường.
Dùng hóa chất giúp chống thấm chân tường nhà triệt để. Tuy nhiên, bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của người có kinh nghiệm, tính toán mạch vữa, khoảng cách giữa các mạch và lượng hóa chất pha chế, lượng hóa chất đổ vào các mạch,…
4. Cách chống thấm tường giữa hai nhàMuốn chống thấm tường giữa hai nhà bạn có thể chọn những cách dưới đây:
Cách 1: Xử lý khe hở bằng máng xả nướcỞ tường hai nhà liền kề sẽ có khoảng trống nhỏ, đó là nơi mà nước sẽ ngấm vào. Vậy nên, muốn ngăn chặn nó bạn nên thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống và thấm vào tường.
Ngay tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường bạn hãy đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Khi đó, nước sẽ được ngăn lại nhờ máng tôn, không để nước ngấm vào 2 khe tường nữa.
Cách 2: Chống thấm ngay khi bắt đầu xây dựngĐây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả. Theo đó, lúc thi công ở ngay tại vị trí tiếp giáp bạn phải dùng gạch đặc và vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Yêu cầu bề dày của tường tiếp giáp thấp nhất là 220mm, đảm bảo ngăn ngừa tình trạng thấm dột tường từ ngoài vào.
Nếu nhà bạn thi công trước thì bạn có thể trát lớp tường bảo vệ ở bên ngoài. Nhờ đó mà giúp tăng khả năng chống thấm tường hiệu quả hơn. Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài thì bạn có thể lựa chọn nhiều vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài.
Cách 3: Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề- Đối với nhà mới xây thì chỉ cần xây gạch xong không trát tường mà thực hiện việc chống thấm ngược là được.
- Đối với nhà cũ thì phải đục bỏ phần tường bên trong. Tiếp tục xử lý thấm ngược rồi trát lại thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Bước 1: Dùng phụ gia chống thấm để làm chất kết nối.
Bước 2: Dùng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC để phun 2 lớp chống thấm. Trung bình mỗi lớp phải phun cách nhau 4 đến 5 giờ.
Bước 3: Đợi sau 2 đến 3 ngày để chất chống thấm khô hoàn toàn thì hãy té nước để kiểm tra sự hiệu quả của việc chống thấm ngược. Nếu nước không thấm thì là đạt chuẩn, còn nếu như vị trí nào bị thấm thì phải quét lại.
Bước 4: Hoàn thiện việc trát vữa và tiến hành sơn theo quy trình bình thường.
5. Cách chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quảTường nhà bị rạn nứt là một tình trạng tương đối phổ biến. Và tùy theo mức độ nứt, rạn nhiều hay ít mà bạn lựa chọn phương pháp chống thấm khác nhau.
- Đối với tường nhà mới bị rạn, nứt nhỏ thì chỉ cần dùng keo chống thấm tường để trám vết nứt là được.
- Đối với nhà cũ xuất hiện vết rạn nứt lớn thì phải vệ sinh bụi bẩn, làm sạch bề mặt tường rồi sau đó thực hiện đúng quy trình như sau:
Bước 1: Đục rộng và sâu từ 3 đến 4cm xung quanh vị trí nứt trên tường.
Bước 2: Xịt phụt rửa sạch.
Bước 3: Dùng vật liệu chuyên dụng để trét kín vị trí nứt.
Bước 4: Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt.
Lưu ý: Nếu là hạng mục trong nhà thì bạn có thể phủ thêm lớp vữa bảo vệ dày từ 3 đến 10mm tùy theo mỗi trường hợp. Sau 12 giờ cũng phải bảo dưỡng với nước để đem lại hiệu quả cao nhất.
6. Bảng giá chống thấm tường TTHạng mục công trìnhĐVTKhối lượngĐơn giá(VNĐ)1Khắc phục hiện tượng nứt, khe nứt, khe co giản, khe lún, nứt mao dẫn sàn bê tông bằng Grout Quicseal 201, Mariseal 250, vải polyester, Mariseal aqua primemd1/md120.000 VNĐ2Chống thấm sàn bê tông bằng giải pháp phủ màng chống thấm dạng lỏng liền mạch; vật liệu chống thấm gốc polyurethane, arylic 1 thành phần đồng nhấtm²1/m²220.000 VNĐ3Chống thấm tường, ban công, vách tầng hầm, hố sụt tầng hầm bằng màng chống thấm dạng lỏng gốc polyurethane (Mariseal 250), chất chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu xi măng Quicseal 111, Quicseal 104s. (Giá trên chưa bao gồm chi phí tạo lớp gia cố bảo vệ màng)m²1/m²300.000 VNĐ4Dùng hóa chất chống thấm dạng lỏng; Quicseal 104S, 103, 124 và Mariseal 250, kết hợp chất chống thấm tinh thể thẩm thấu xi măng Quicseal 111, trong xử lý chống thấm bể bơi, vách tầng hầm, sàn nhà vệ sinh, hố thang máy, sênô, logiam²1/m²170.000 VNĐ5Chống thấm sàn mái, sàn bê tông bằng Quicseal 104s. Là vật liệu chống thấm mới: dạng lỏng, một thành phần; có nguồn gốc tinh thể xi măng và polymer. Sản phẩm thân thiện với thiên nhiên và con người (cần tạo lớp gia cố bảo vệ bề mặt)m²1/m²150.000 VNĐ6Dùng vải không dệt polyester chống nứt, grout Quicseal 201, kết hợp với màng chống thấm gốc Arylic có độ đàn hồi cao. Ngăn ngừa chống thấm tường, rò rỉ nước do tường bị nứt chân chim hiệu quả nhất.m²1/m²136.000 VNĐ7Khu vực ẩm ướt, ngưng đọng nước như; hạng mục chống thấm: bể bơi, ban công, nhà tắm, tầng hầm, mương thu nước bê tông, hố PIT thang máy được đề xuất sử dụng vật liệu tạo màng ngăn nước 2 thành phần gốc polymer kết hợp tinh thể thẩm thấu xi măng Quicseal 111, Aquafin 2K, hoặc Mariseal 300 (cần tạo lớp bảo vệ màng)m²1/m²200.000 VNĐ8Chống thấm nhà vệ sinh Nhà bếp, bồn nước, chậu hoa, đường ống nước, công trình có sắt thép lộ thiên bằng phương pháp dùng vật liệu chống thấm Mariseal 250, Mariseal 300, Quicseal 124 dạng lỏng gốc acrylic, siêu bám dính, kháng nước hữu hiệu chống thấm có độ đàn hồi, độ giãn dài của màng phủ > 400%.Sàn, m²1/m²350.000 VNĐ9Chống thấm, dột mái tole Dùng vật liệu tạo màng ngăn nước – GỐC POLYURETHANE, grout Quicseal 201, vải polyester. Chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết.m²1/m²70.000 VNĐ10Chống thấm tường Sàn, trần, senô, balcony bằng màng chống thấm 1 thành phần đồng nhất, gốc epoxy (Unipoxy, sporthane, mariseal 250, 300 chịu nhiệt từ -30 đến 90 độ c, độ giãn dài >800%, sản phẩm được khuyên dùng cho các hạng mục xây dựng dân dụng và công nghiệp.m²1/m²370.000 VNĐ
Lưu ý:
- Giá đã bao gồm chi phí nhân công, màng vật liệu chống thấm.
- Giá chưa bao gồm VAT 10%
Trên đây là bảng giá chống thấm tường và những cách chống thấm tường hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua. Thực hiện theo đúng hướng dẫn này, mọi việc chống thấm đều sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.