Biện pháp đề phòng nổ điện trong gia đình
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Biện pháp đề phòng nổ điện trong gia đình

Hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều các thiết bị điện như tivi, tủ…

Mục lục nội dung

  • Nguyên nhân gây nổ điện trong gia đình
  • Đề phòng cháy nổ đối với các thiết bị điện

Hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng, lò nướng,… tắt cả đều là những thiết bị điện dễ gây cháy nổ hay dễ bắt lửa gây hỏa hoạn. Vậy nguyên nhân cũng như biện pháp đề phòng nổ điện trong gia đình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây nổ điện trong gia đình

Trên thực tế, chúng ta cũng không khó để bắt gặp những vụ cháy lớn mà nguyên nhân đều do các thiết bị điện trong gia đình gây ra. Đa số đều có xuất phát chung là từ sự chủ quan của người sử dụng, cũng như sử bất cẩn, cẩu thả trong việc câu mắc hay lắp đặt hệ thống dây dẫn điện đối với các thiết bị này:

  • Bố trí tủ lạnh, máy giặt ở những nơi không thông thoáng, để nhiều các vật dụng dễ cháy xung quanh máy giặt, tủ lạnh… đều tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ không an toàn. Đáng báo động hơn, không ít hộ gia đình còn biến cục nóng máy lạnh trở thành nơi để đặt nhiều vật dụng sinh hoạt khác, việc đó rất dễ bắt lửa gây cháy khi có điều kiện.
Bố trí các thiết bị điện không hợp lý sẽ gây cháy nổ Bố trí các thiết bị điện không hợp lý sẽ gây cháy nổ
  • Nguyên nhân gây cháy nổ từ tủ lạnh thường là do người sử dụng các thiết bị đã quá cũ hoặc trong quá trình sửa chữa, tân trang, nạp gas tủ lạnh nhiều lần đã khiến các đường ống đã cũ và có hiện tượng đóng cặn lại, làm tắc đường ống dẫn từ dàn nóng đến dàn lạnh, khiến áp suất trong đường ống tăng cao rồi gây ra nổ và cháy.
  • Một nguyên nhân nữa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy từ các thiết bị điện là trong điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng, các gia đình đều có nhu cầu sử dụng thiết bị điện nhiều, cụ thể như là máy lạnh, tủ lạnh… dẫn đến hiện tượng các ổ cắm, đường dây dẫn điện hay bị quá tải, làm chập mạch gây cháy.
  • Do thiết bị lạnh không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên khiến cho đường dây, hệ thống điện của tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh bị chuột hay bọ gặm nhấm hoặc bị lão hóa, oxy hóa dẫn đến bị chạm chập gây cháy.
Đề phòng cháy nổ đối với các thiết bị điện

Gia đình nào cũng có các thiết bị điện cơ bản đều có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Việc tìm hiểu về cách sử dụng chúng hiệu quả giúp ích rất nhiều cho việc an toàn khi sử dụng các thiết bị này như:

  • Các thiết bị điện khi đã sử dụng xong phải tắt, rút phích cắm khỏi ổ điện.
  • Trước khi ra khỏi nhà phải kiểm tra và tắt hết tất cả thiết bị điện. Lưu ý tắt cả cầu dao tổng nếu bạn phải ra ngoài trong một thời gian dài.
  • Đặc biệt, đối với các loại bóng đèn, ấm đun nước điện, bếp điện,… có khả năng tỏa ra nhiệt lượng lớn thì không nên để các vật dụng dễ bắt lửa như giấy, nguyên liệu xăng dầu gần để tránh việc chúng bị nóng và phát lửa.
Hãy tắt các thiết bị điện trước khi rời khỏi nhà Hãy tắt các thiết bị điện trước khi rời khỏi nhà
  • Riêng với dây điện, bạn nên sử dụng loại tốt, có thương hiệu. Trong suốt quá trình sử dụng nếu bạn phát hiện thấy dây điện bị trầy xước, rách, đứt hay gãy thì nên dùng băng keo loại chuyên dụng cho dây điện quấn và dán lại ngay lập tức để tránh bị giật hay đặc biệt gặp các sự cố nguy hiểm như chập điện.
  • Gia đình bạn nên lắp các thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn

nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ với công suất lớn.

  • Kiểm tra, cải tạo hệ thống dây điện: dây dẫn điện đi vào ống bảo vệ, các mối phải chắc chắn, được cách điện, mắc cố định lên tường.Việc lắp đặt thiết bị đóng ngắt tự động bảo vệ, không câu mắc ngoài thiết kế… đề phòng chập mạch, quá tải.
Chủ động kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện Chủ động kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện
  • Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi để ý, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị này.
  • Pin, sạc dự phòng: Pin của điện thoại sau thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Khi vượt quá giới hạn này, pin sẽ nóng lên nhanh và gây cháy nổ. Tránh mua pin không phải do các đơn vị chính hãng phân phối sản xuất và đồng thời phải ngưng sạc pin khi đang ngủ bên cạnh thiết bị sạc.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện để chúng hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Trên đây là một số biện pháp đề phòng nổ điện trong gia đình mà bạn nhất định không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho chính gia đình của mình. Khi xảy ra bất kể tình huống cháy nào bạn phải tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn ngay lập tức. Chúc các bạn luôn đề phòng và an toàn!

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info