Các loại keo chống thấm, chống dột

Các loại keo chống thấm, chống dột

Keo chống thấm dột là một trong những vật liệu thi công tương đối phổ…

Mục lục nội dung

  • Các trường hợp cần dùng keo chống thấm dột chuyên dụng
  • Bạn biết những loại keo chống thấm dột nào hiệu quả tối ưu?
    • 1. Keo chống thấm Silicone
    • 2. Keo chống thấm RTV
    • 3. Keo chống thấm Acrylic
    • 4. Keo chống thấm Polyurethane
    • 5. Keo chống thấm dột TX 911
  • Tìm hiểu giá keo chống dột mái tôn trên thị trường
  • Tìm hiểu giá keo chống thấm tường trên thị trường

Keo chống thấm dột là một trong những vật liệu thi công tương đối phổ biến. Mặc dù không hẳn phổ thông như các loại màng chống thấm, hay các hóa chất lỏng chống thấm, song vai trò của chúng cũng được định hình trong nhiều hạng mục công trình đặc thù.

Các trường hợp cần dùng keo chống thấm dột chuyên dụng
  • Trám bít vết nứt trên bề mặt trần mái nhà bê tông.
  • Chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.
  • Chống thấm vết nứt mái, xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn,…
  • Dán các khe nứt sàn gỗ, cửa sổ,…
  • Xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.
  • Một số trường hợp sử dụng keo chống thấm dột khác.
Bạn biết những loại keo chống thấm dột nào hiệu quả tối ưu?

Hiện nay, trên thị trường phân phối không ít loại vật liệu thi công chuyên dụng. Tuy nhiên, với đánh giá và kinh nghiệm của các đơn vị chuyên sửa chữa, xử lý chống thấm nhà, dưới đây là một số loại keo chống thấm dột đáng tin cậy nhất.

1. Keo chống thấm Silicone

 Keo chống thấm silicon Keo silicon chống thấm là vật liệu sản xuất từ Silicone nguyên sinh kết hợp phụ gia và chất xúc tác. Keo tồn tại ở dạng lỏng, và có thể đóng rắn lại khi tiếp xúc với hơi nước, độ ẩm.

Đặc điểm:

  • Keo chống thấm dột Silicon không bị hòa tan trong nước.
  • Khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Chịu được nhiệt độ cao.
  • Không làm ố màu, hoen màu.
  • Khả năng đàn hồi tốt.
  • Bám dính trên nhiều bề mặt. Không làm biến dạng, hư hại bề mặt.
  • Độ bền vững chắc

Ứng dụng: Trám bít kín những khe hở, khe nứt. Đặc biệt keo silicon được dùng nhiều trong xử lý chống thấm tường nhà, trần nhà bị nứt và chống dột mái tôn.

2. Keo chống thấm RTV

RTV là một dạng keo chống thấm dột Silicone 1 thành phần, có khả năng tự lưu hóa ở nhiệt độ phòng. Nó có thể đông cứng ngay khi tiếp xúc với hơi nước trong không khí. Điều này khá bất tiện khi thi công bởi chúng ta phải tiến hành thật nhanh, chính xác.

3. Keo chống thấm Acrylic

 Đây là vật liệu tổng hợp từ nhựa Acrylic Polyme.

Đặc điểm:

  • Khả năng kết dính tốt trên nhiều chất liệu
  • Thời gian khô cứng phụ thuộc vào nhiệt độ – độ ẩm không khí

Ứng dụng: Bít khe hở cửa, trám vết nứt tường nhà, trần nhà, móng nhà,…

4. Keo chống thấm Polyurethane

Vật liệu chống thấm Polyurethane được sản xuất dựa trên phản ứng giữa Glycol – Isocyanate. Đây là hợp chất hữu cơ với nhiều tính năng ưu việt như:

  • Khả năng chịu ăn mòn cực tốt
  • Chống ẩm cao
  • Khả năng đàn hồi co giãn tốt
  • Không kén bề mặt bám dính
  • Chịu được nhiệt độ cao, chịu được tia UV
5. Keo chống thấm dột TX 911

Keo chống thấm TX 911 là một trong những loại keo gốc Polyurethane 2 thành phần. Ứng dụng rộng rãi nhất của loại vật liệu này là chống dột mái tôn.

Với các ưu điểm vượt trội của dòng keo Polyurethane, keo TX911 luôn mang đến sự an tâm. Bên cạnh xử lý chống thấm mái tôn, TX-911 còn ứng dụng trong:

  • Hàn vết nứt trần nhà, chống thấm sàn mái bê tông.
  • Dán ván gỗ.
  • Chèn các khe co giãn trong thi công xây dựng.
  • Keo dán tôn chống dột.

Giá keo chống thấm tx911: Khoảng 70.000 – 96.000 vnđ. Tùy từng nơi bán.

Mua keo tx911 ở đâu: Bạn có thể tìm mua ở những cửa hàng bán vật liệu xây dựng.

Tìm hiểu giá keo chống dột mái tôn trên thị trường

Giá keo chống dột mái tôn hiện nay rất đa dạng. Điều này phụ thuộc vào từng loại và nhu cầu của từng trường hợp cụ thể.

Thường một tuýp keo chống dột có giá khoảng từ 40.000 – 110.000đ. Tùy thuộc và từng loại và chất lượng nên giá sẽ khác.

Tìm hiểu giá keo chống thấm tường trên thị trường

Cũng giống như giá keo chống dột, giá keo chống thấm tường trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng, phong phú, từ vài trăm cho đến vài triệu tùy từng loại. Bạn nên kiểm tra thật kỹ nguyên nhân của trường hợp nhà mình mà mua keo chống thấm tường phù hợp.

Ở đây là một số gợi ý thi công chống thấm bằng keo chuyên dụng. Mặc dù không xử lý toàn diện nhưng chúng vô cùng hữu ích trong vấn đề xử lý các vết nứt nẻ trên bề mặt bê tông, các mối hở trên sàn mái tôn, chống thấm trần nhà, khe tường…

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info