Các tiêu chí nào để đưa ra khi lựa chọn mua bếp từ hiện nay

Các tiêu chí nào để đưa ra khi lựa chọn mua bếp từ hiện nay

Thời điểm bếp từ được biết tới và du nhập vào việt nam từ khoảng…

Mục lục nội dung

  • 1. Tiêu chí đầu tiên tôi đưa ra và nó là quan trọng nhất: Đó là chi phí đầu tư:
  • 2. Tiêu chí thứ 2 mình đưa ra đó là: THƯƠNG HIỆU.
  • 3. Tiêu chí thứ 3 đó là: Chọn hình dáng và kích thước bếp.
  • 4. Tiêu chí thứ 4 là chọn loại bếp lắp Âm hay đế dương có chân kê cao:

Thời điểm bếp từ được biết tới và du nhập vào việt nam từ khoảng những năm 2000. Nhưng hồi đó chủ yếu là hàng Nội địa nhật “Bãi“. Còn đồ bếp châu âu thì tới những năm 2005-2006 bắt đầu manh nha đưa về từ những người đi Đức hoặc châu âu xách.

Thời điểm đó mua 1 chiếc bếp nhập khẩu giá 26-30-40tr, chỉ có 3 hãng tại Việt Nam chính hãng bao gồm: TEKA – FAGOR – MALLOCA. Còn lại các thương hiệu khác lẻ tẻ bắt đầu ra đời hoặc du nhập vào sau đó.

Đó là sơ qua về hành trình những chiếc bếp từ vào Việt Nam. Nhưng tôi thống kê hiện nay trên thị trường Việt Nam có mặt khoảng 116 hãng. Đây là con số tôi thống kê vào T4 năm 2019. Tới h thì tôi chẳng buồn thống kê thêm nữa, vì toàn hãng ẤT Ơ. Qua Trung Quốc đặt hàng, thiết kế lấy bộ nhận dạng thương hiệu, dán cái tem vào rồi mang về Việt Nam bán. Chẳng có tí giá trị chất xám nào trong đó cả, nên những thương hiệu đó ko cần liệt kê nữa, vì nó quá nhiều, có hãng còn chưa nghe bao giờ. Nhưng vẫn ghi là MADE IN GERMANY.

Để vào nội dung chính cho chủ đề ngày hôm nay là: Vậy người khách hàng sẽ có những tiêu chí lựa chọn mua bếp từ nào trong cả mỡ hỗn độn THẬT – GIẢ đan xen bây giờ. Mình sẽ biên bài này dựa trên quan điểm cá nhân và kinh nghiệm bán hàng cũng như kinh nghiệm của một người kỹ thuật làm thiết bị nhà bếp lâu năm. để đưa ra luận điểm và định hướng:

“ĐÃ gọi là ý kiến cá nhân – thì có thể đúng, có thể sai, vừa tai người này, ngứa mắt người khác cũng là bình thường. Nhưng mình sẽ cố gắng có góc nhìn công tâm và khách quan nhất để mọi người dễ có đánh giá cho bản than mình trước ma trận thiết bị hiện nay”:

1. Tiêu chí đầu tiên tôi đưa ra và nó là quan trọng nhất: Đó là chi phí đầu tư:

Tức là các bạn có bao nhiêu tiền dành cho việc mua sản phẩm. Hãy xác định rõ luôn số tiền, đừng có đưa ra khoảng, khoảng 20 – 30tr. Vì 20 tr nó khác hoàn toàn 30tr, hoặc cách nhau 500 ngàn đã có thể lên được phân khúc hàng hóa khác rồi. Nên khi đi mua hàng hoặc tìm hiểu, đừng có ngại nói ra con số đầu tư các bạn mong muốn, vì khi các bạn khoanh vùng lại được thông số đó thì người bán hàng sẽ túm lại được thương hiệu phù hợp cho các bạn ngay. Nên điều đầu tiên hãy nhớ là: “TÔI CÓ TỪNG NÀY TIỀN, HÃY TƯ VẤN CHO TÔI CHIẾC BẾP TỪ TỐT NHẤT TRONG TẦM NÀY MÀ CÁC BẠN CÓ “.

2. Tiêu chí thứ 2 mình đưa ra đó là: THƯƠNG HIỆU.

Vì sau khi chúng ta có được số tiền rồi, thì việc định hình tiếp theo là thương hiệu nào đáp ứng được tiêu chí đó:

Thương hiệu thiết bị nhà bếp trên thi trường VIỆT NAM hiện nay được chia ra làm 4 dạng:

  • Thương hiệu bếp HẠNG SANG LUXURY: có MIELE “xách tay or chính hãng phân phối bởi RITAVO “, VZUG, Franke “đều tới từ Thụy Sỹ“, DEDIETRICH, GAGGENAU “và cả SMEG do HAFELE phân phối“.
  • Thương hiệu bếp được gọi là cao cấp ở việt nam được định hình bởi các thương hiệu sau “Tôi xếp hạng dựa vào lịch sử và tiền thân của hãng cũng như tầm ảnh hưởng ở các thị trường trên thế giới “: Bosch, Teka, Fagor, Brandt, Hafele, Elica,
  • Thương hiệu bếp Trung Bình Khá: Ở phân khúc này thì thực sự là khốc liệt và không muốn nói là quá khó để xếp ai trước ai sau, nên chỉ liệt kê mang tính thống kê số lượng, trong số này có nhiều hãng sau, có những hãng tôi có liệt kê vào đây không phải là hãng xuất thân từ châu âu, nhưng các model hãng định vị là hàng cao cấp đều được OEM tại các nhà máy lớn như CNA hoặc EGO trên đất châu âu: Tây Ban Nha, Ytaly, Thổ Nhĩ Kỳ… nên về cơ bản những sản phẩm đó vẫn thuộc phân khúc nhập CHÂU ÂU nên tôi vẫn đưa vào để mọi người có góc nhìn đa chiều và rõ ràng: CATA, Malloca, Giovanni, Spelier, CHEFS, Dmestik, Baumatic, Bauer, Eurosun, Faster, Candy, Canzy, KAFF, Electrolux…
Thương hiệu sản phẩm

P/s: Để nói thêm tại sao tôi lại đưa những hãng không phải là Xuất thân từ châu âu, nhưng lại có sản phẩm đến từ châu âu là bởi vì tôi phân biệt rõ nét giữa 2 vấn đề mà lâu nay hầu hết khách hàng đều nhầm lẫn đó là: XUẤT XỨ THƯƠNG HIỆU và một bên là XUẤT XỨ SẢN PHẨM

  • Xuất xứ thương hiệu: là cái thẻ căn cước của thương hiệu đó, cái chứng minh thư nhân dân của thương hiệu đó là nơi hãng đó sinh ra, lớn lên và xây dựng đế chế của hãng tới bây giờ. ví dụ như hãng MIELE: Miele là một nhà sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp của Đức, có trụ sở tại Gütersloh, Ostwestfalen-Lippe. Công ty được thành lập vào năm 1899 bởi Carl Miele và Reinhard Zinkann, và nó luôn là một công ty do gia đình sở hữu và điều hành cho tới ngày nay. Vậy xuất xứ thương hiệu chính là chỗ này, nên khách hàng nếu muốn tìm hiểu bất cứ thương hiệu nào tới từ đâu, chỉ cần Google hoặc Wikipedia nó sẽ sổ ra hết từ A-Z về thương hiệu đó cho mọi người.
  • Xuất xứ sản phẩm: Một hãng không nhất thiết sinh ra ở đâu là phải đặt nhà máy ở đó, lý do thì nhiều nhưng chủ yếu là để giảm chi phí giá thành sản xuất, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí nhân công… nên các hãng sẽ ưu tiên lựa chọn đặt nhà máy tại các quốc gia có nhân công rẻ và ngành công nghiệp phụ trợ đầy đủ cho việc sản xuất. Nên 1 hãng tại Châu Âu, nhưng sản phẩm có thể ghi: Made in Vietnam, made in china, made in Thailand… là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng xuất xứ sản phẩm không đồng nghĩa với việc xuất xứ Thương Hiệu. Ở việt nam hay nhầm lẫn và cố tình nhầm lẫn điều này. Nên thấy hãng nào cũng đưa ra là thương hiệu đến từ Đức, từ Châu âu… là hoàn toàn sai lệch thông tin. Bản thân mình nghĩ hãy tôn trọng giá trị Thương hiệu các bạn đã xây dựng. Các bạn là công ty Việt Nam, do chính người Việt nam sáng lập nên, đừng cố đưa nó thành công ty châu âu, hay công ty đức làm gì, chính sự thiếu tự tin về xuất thân của thương hiệu mà các bạn làm lệch lạc toàn bộ định hình về thương hiệu và sản phẩm.

Thay vì cố nói thương hiệu của tôi đến từ Đức, thì hãy nói, đây là thương hiệu của Việt nam chúng tôi xây dựng, nhưng có nhà máy đặt hàng sản xuất tại Châu âu, Tại tây ban nha, tại Đức và cả Trung quốc nữa. Vậy tự nhiên các bạn đã marketing thương hiệu của m thành 1 cái tầm nó khác hẳn. Thay vì dấm dúi bóp méo định nghĩa về xuất thân thương hiệu đi. Và các bạn đừng cố bài xích hàng TRung, vì sản phẩm tốt, hay xấu, chất lượng như nào là do người Việt Nam chúng ta đặt hàng hết. Một cái bếp trung quốc nó có thể sản xuất cho những thương hiệu nổi tiếng và đạt tiêu chuẩn xuất vào Anh, vào Nhật, vào châu âu, bắc mỹ… Tất cả các tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn họ đều đạt được chuẩn và thừa chuẩn đề vào các thị trường đó, thì các bạn đừng nói đó là sản phẩm tệ, hay sản phẩm ĐỂU. MÀ đơn giản là chúng ta ko đặt hàng họ sản xuất ở tiêu chuẩn đó mà thôi. Thêm nữa các bạn đừng đòi hỏi mua hàng kiểu:

VD: Tôi muốn mua cái bếp giá 6 Triệu, nhưng phải là hàng nhập khẩu châu âu, đẹp, bền, chắc… Với cái giá này thì đừng bao giờ nghĩ sẽ mua được hàng sản xuất tại châu âu, hoặc hàng có đủ tiêu chuẩn xuất vào châu âu. Không có thứ gì gọi là NGON – BỔ – RẺ.

3 điều này không bao giờ đi cùng lúc với nhau. Nên khi chọn mua ở tầm tiền nào, các bạn cũng xác định hài lòng với cái m đã mua để tránh đánh giá sai và đổ lỗi cho hãng này hãng kia bán đồ đểu. Vì hàng hóa sản xuất ko thể rẻ mà lại đầy đủ tính năng và bền vô đối được.

• Thương hiệu bếp bình dân, phần này n sẽ ko liệt kê, vì nhiều lắm, chắc tầm trăm hãng, nên thôi, phân khúc này tạm không đưa vào để giới thiệu và chọn lựa.

3. Tiêu chí thứ 3 đó là: Chọn hình dáng và kích thước bếp.

Hiện nay bếp có 2 kiểu cơ bản là Gần Vuông và Hình chữ nhật. Số mặt nấu có từ 2 tới 5, 6 mặt nấu. Vậy để chọn vuông hay HCN phụ thuộc vào diện tích căn bếp, độ dài ngắn của bàn đá khác nhau để mọi người chọn lựa

VD: Căn bếp ngắn và hẹp thì nên chọn bếp hình vuông vì lúc này chiều ngang bếp nhỏ nhất, tiết kiệm được không gian để bếp . Nhưng nếu căn bếp hẹp nhưng dài thì chúng ta chọn bếp hình chữ nhật. Còn chọn số mặt nấu của bếp dựa vào số người trong gia đình . Bếp đôi đáp ứng cho gia đình 2-4 người và nấu nướng đơn giản hay có nhiều thời gian dành cho việc nấu thì dùng bếp 2. Còn nếu gia đình 4 người trở lên thì chọn bếp 3,4,5 tùy thuộc vào căn bếp lớn nhỏ để sắp xếp. vì người ta đã tính toán 1 bữa nấu cơm của chúng ta tối đa là 1h30 phút, nên nếu gia đình nào hàng ngày nấu nhiều món và thời gian nấu hạn chế thì nên chọn bếp có nhiều mặt nấu để có thể nấu nhiều nồi cùng 1 lúc để giảm thời gian nấu nướng xuống.

4. Tiêu chí thứ 4 là chọn loại bếp lắp Âm hay đế dương có chân kê cao:

Về thực tế là các hãng bếp châu âu không sản xuất bếp dương, những bếp dương hầu hết là sản xuất theo nhu cầu cá biệt của các thị trường khác nhau. Nên bếp âm có thể là hàng âu hoặc á, nhưng mua bếp để dương thì mặc định là sản xuất tại châu á theo nhu cầu của người dân VN chúng ta.

Vậy trong những tiêu chí mình đã nêu bên trên, có thể là chưa đủ, nhưng m đóng gói nội dung tương đối nhiều về định nghĩa xuất xứ thương hiệu, xuất xứ sản phẩm và phân khúc rõ ràng để mọi người có thể lựa chọn được tốt hơn cho nhu cầu của gia đình mình

Ngoài ra còn 1 phân khúc cũng có rất nhiều khách hàng tham gia hiện nay là HÀNG NHẬT BÃI, tuy nhiên bài này m sẽ không so sánh hay biên vào, vì m đang đưa những lựa chọn mua bếp từ mới, nên trong thời gian tới cũng sẽ có bài viết về bếp nhật bãi để có nhiều góc nhìn đa chiều hơn

Mọi ý kiến khách quan dựa trên năng lực và kinh nghiệm cá nhân của m. nên có thể ko hoàn thiện, anh chị em có thể comment bên dưới bài viết để bổ sung.

Tác giả: Lương Hiệu
Hội dùng máy rửa bát và đồ gia dụng tiện ích

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info