CÁCH BÀY MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT ĐẸP MẮT NHƯNG VẪN Ý NGHĨA
Sống
timtho.vn 01/09/2022 05:20

CÁCH BÀY MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT ĐẸP MẮT NHƯNG VẪN Ý NGHĨA

Việc trang trí mâm ngũ quả với mong muốn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn tài lộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trang trí mâm ngũ quả sao cho thật đẹp, ý nghĩa và phù hợp với văn hóa vùng miền mà mình đang sinh sống.

Mâm ngũ quả trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Việc trang trí mâm ngũ quả với mong muốn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn tài lộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trang trí mâm ngũ quả sao cho thật đẹp, ý nghĩa và phù hợp với văn hóa vùng miền mà mình đang sinh sống.

Nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh trái cây năm màu. Năm màu tượng trưng cho Ngũ Thiện Căn theo quan niệm nhà Phật, gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).

Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên.

Theo quan niệm của người Bắc Bộ, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên”. Đó cũng là 5 điều tốt đẹp mà mọi người đều mong đợi trong năm mới đó là Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Còn với mâm ngũ quả ở miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. 5 loại quả thường được chọn lựa là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Bên cạnh đó, người miền Nam còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

bay-mam-ngu-qua

Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền (Nguồn: internet)

Những điều cấm kỵ cần lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả có ý nghĩa trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc bày trí mâm ngũ quả không được quá sơ sài, và một vài những lưu ý mà bạn nhất định phải biết khi bày mâm ngũ quả trong dịp Tết.

Không bày mâm ngũ quả giả lên bàn thờ, dù mâm ngũ quả có giá trị đến mấy thì theo phong thủy điều này không hề tốt, phải là mâm ngũ quả thật để thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Những loại quả bày trên mâm phải tươi và thơm, vì mâm ngũ quả sẽ bày biện trên mâm lâu hơn so với ngày thường nên bạn cần chọn các loại quả tươi ngon để được lâu. Mâm ngũ quả không nhất thiết phải là 5, có thể là 8-9 hoặc 10, điều này theo chuyên gia phong thủy sẽ không ảnh hưởng gì khi dùng để dâng lên tổ tiên.

Cách bày biện mâm ngũ quả

Tùy vào điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi vùng miền mà có cách bày biện, sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng nhìn chung mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt gửi gắm.

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Theo đó, các loại quả không thể thiếu khi bày mâm ngũ quả miền Bắc bao gồm: chuối, bưởi (hoặc quả phật thủ), cam, quất, xoài, hồng, táo, lựu,… Cách trình bày truyền thống thường là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối sẽ là quả bưởi hoặc quả phật thủ, những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng,… sẽ xếp xen kẽ xung quanh.

So với người miền Bắc, người miền Nam lại trọng về ý nghĩa các loại quả hơn nên mâm ngũ quả thường bao gồm: mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Ngoài ra, mâm ngũ quả của miền Nam còn có thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn và quả dứa để tượng trưng cho con cái đủ đầy. Cách bày đơn giản là chọn những trái lớn như đu đủ, dừa, mãng cầu đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên, sắp xếp hợp lý để mâm ngũ quả có hình thù giống như một ngọn tháp. Riêng cặp dưa hấu thì được dùng để đặt hai bên sau khi mâm ngũ quả đã hoàn thành.

Nếu mâm ngũ quả của hai miền Nam, Bắc có sự khác biệt thì mâm ngũ quả miền Trung lại có sự giao thoa của hai vùng miền này. Các loại quả thường được bày rất đa dạng phong phú, bao gồm chuối, bưởi, xoài, dưa hấu, cam, táo, nho, sung, dứa, mãng cầu,… Cách bày trí cũng đơn giản theo hình thức quả to và nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ hơn được chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống.

mam-ngu-qua-ngay-tet-2

Tùy vào điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi vùng miền mà có cách bày biện, sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau (Nguồn: internet)

Mâm ngũ quả vẫn luôn tạo cho không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp, rực rỡ. Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý, tín ngưỡng, thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info