Cách bố trí thiết bị dàn lạnh, dàn nóng theo mặt bằng cụ thể
1. Dàn lạnh Với các Dàn lạnh thổi trực tiếp thì việc bố trí khá…
Mục lục nội dung
- 1. Dàn lạnh
- 2. Dàn nóng
Với các Dàn lạnh thổi trực tiếp thì việc bố trí khá đơn giản hầu như chỉ chọn vị trí đặt sao cho thích hợp là xong, còn với kiểu Dàn lạnh Giấu trần nối ống gió thì có phần phức tạp hơn. Lúc này cần chọn sơ đồ bố trí kênh ống dẫn gió và các miệng gió cấp, gió hồi, chọn kiểu cửa gió cấp lạnh, cửa gió hồi không khí lạnh trong phòng về Dàn lạnh. Phải dựa vào thông số kỹ thuật cụ thể của mỗi Model Dàn lạnh để tính toán ra kích thước các đoạn ống gió và kích cỡ các miệng gió, thông thường sẽ có một số phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán này nhưng người thiết kế vẫn phải tư duy để có được kết quả tối ưu nhất. Khi tính toán ống dẫn gió lạnh ta cần tra thông số lưu lượng gió ra của dàn lạnh giấu trần, từ đó tính được kích thước ống gió. Yêu cầu vận tốc gió ở mỗi miệng thổi gió lạnh ra theo tiêu chuẩn cho phép không quá 1 – 1.5 m/s.
Ví dụ: Lưu lượng gió ra của dàn giấu trần nối ống gió là 2.000m3/h) tra trên catalog của hãng), ta xác định ống dẫn gió lạnh ra như sau:
- Chọn tốc độ gió ra đầu dàn lạnh là v= 3m/s
- Kích thước chiều dày ống gió) cạnh b) lấy bằng kích thước đầu thổi của dàn lạnh, ở đây ta coi b = 300mm) thông thường dao động từ 200-300mm)
- Kích thước cạnh a được xác định như sau:
a = 2000/3600/v/b = 2000/3600/3/0.3 ≈ 0.617
Vậy ta chọn cạnh a = 600mm,
Kích thước ống gió lạnh tính toán được là: (600 x 300) mm
Chọn cửa gió cấp lạnh: ta có thể chọn cửa gió khuyếch tán 4 hướng thổi, hoặc cửa gió chữ nhật nan khe…sao cho đảm bảo yêu cầu tốc độ gió ra không vượt quá tiêu chuẩn quy định ở trên.
Ở đây ta chọn cửa gió vuông khuyếch tán 4 hướng thổi, chia làm 2 cửa (lưu lượng 1000m3/ cửa)
Do cửa gió có các nan chắn nên khi chọn tốc độ qua cửa ta cần trừ đi không gian bị chắn và chỉ tính cho phần không gian thông thủy qua cửa gió, lúc đó độ mở của cửa gió bằng khoảng từ 0.6 đến 0.63 so với tổng tiết diện cửa gió.
Ta sẽ có:
- Tổng diện tích 1 cửa gió: S = 1000/3600/(1.5*0.6) =0.309 m2
- Căn cứ vào catalog cửa gió trên thị trường ta chọn cửa gió có kích thước phù bì là: (600×600)mm.
Nên bố trí Dàn lạnh sao cho hài hòa trên mặt bằng trần mà vẫn đáp ứng được các thông số thích hợp để hệ thống máy lạnh hoạt động hiệu quả, ví dụ như: khoản cách giữa các Dàn lạnh trên trần không quá gần (từ 3 ~4m), giữa các miệng gió cấp (từ 2.5 ~ 4m) các miệng gió hồi và miệng gió cấp không nên bố trí quá gần nhau (đối với giấu trần nối ống gió). Hạn chế bố trí Dàn lạnh hoặc miệng cấp gió lạnh gần trên khu vực như đầu giường ngủ, trên đầu người làm việc thổi từ phía sau.
2. Dàn nóngVới Dàn nóng có thể chọn những vị trí như trên mái tòa nhà, đặt tại nơi khuất ở tầng trệt hoặc những vị trí có đáp ứng việc giải nhiệt cho Dàn nóng.Đối với Dàn nóng được yêu cầu đặt trong tầng kỹ thuật cần bố trí cút gió để thải nhiệt ra ngoài.
Khi thiết kế chú ý đến các tiêu chuẩn về kết nối và độ cao chênh lệch của từng hãng. Cụ thể đối với hệ thống VRV của Daikin như sau(Các hãng khác tương tự):
- Chênh lệch độ cao từ dàn nóng đến dàn lạnh thấp nhất không vượt quá 90m
- Tổng chiều dài kết nối đường ống không vượt quá 1000m
- Chênh lệch độ cao lớn nhất giữa 2 dàn lạnh không quá 15m.