Cận cảnh vệ sinh bình nóng lạnh

Cận cảnh vệ sinh bình nóng lạnh

Không nhiều người để tâm đến việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cho bình…

Không nhiều người để tâm đến việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cho bình nóng lạnh – mặc dù nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiện nghi, thoải mái cũng như tính mạng của con người. Báo điện tử GenK đã theo dõi quá trình tháo dỡ và vệ sinh bình nóng lạnh rất chi tiết vì vậy chúng tôi giới thiệu lại ở đây để các bạn cùng tham khảo nhé.

Chào các bạn! Như chúng ta đã biết, các cụ từ xưa đã có câu “của bền tại người”, bởi vậy, bất kỳ thiết bị nào muốn “sống thọ” cũng cần phải được bảo dưỡng, bảo trì sau một thời gian hoạt động. 

Bình nóng lạnh (hay bình nước nóng) là một trang bị “thiết yếu” gần như nhà nào ngoài miền Bắc cũng có. Tuy nhiên, không nhiều người để tâm đến việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cho bình nóng lạnh – mặc dù nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiện nghi, thoải mái cũng như tính mạng của con người.

Nhân tiện nhà mình vệ sinh bình nóng lạnh “lần đầu” sau một khoảng thời gian rất dài thì mình xin phép được chia sẻ với các bạn quá trình vệ sinh bình nóng lạnh cùng những cảnh tượng “kinh dị” ít khi được chứng kiến:

Đầu tiên là khóa van nước vào bình, ngắt điện, sau đó vặn ốc để tháo dây cấp nước vào (nước lạnh, màu xanh) và đầu nước nóng ra (màu đỏ). 

Do đã lâu rồi nhà mình không đụng gì đến bình nóng lạnh, lại sử dụng ống kẽm để dẫn nước nóng ra nên bị rỉ sét và phải xịt RP7 vào thì mới mở được.

Bình nóng lạnh thường có dung tích 20-30 lít nên sẽ rất nặng khi đầy nước, vì vậy bước tiếp theo là xả hết lượng nước đang có trong bình ra để giảm khối lượng. 

Tưởng chừng như đây là điều tất nhiên nhưng ngày trước bố mẹ mình khi tự tháo bình nóng lạnh ra (ở nhà bố mẹ – cách đây khoảng 10 năm) đã không biết bước này nên 2 người khệ nệ nhấc cái bình đầy nước nặng mấy chục cân muốn sụm cả lưng.

ve-sinh-binh-nong-lanh-5

Trong khi bình đầu tiên đang xả nước thì tiếp tục tháo bình thứ 2. Sau khi đã xả hết nước còn lại cái bình rỗng thì lại khá nhẹ, một người nhấc ra khỏi ngàm giữ cũng được.

Đặt bình nằm úp lưng xuống sàn và bắt đầu tháo núm vặn chỉnh nhiệt độ và mặt nạ nhựa che phần điện của bình nóng lạnh. 

Vệ sinh bình nóng lạnh sau hơn 1 thập kỷ và những cảnh tượng ối dồi ôi - Ảnh 7.

Cấu tạo của bình nóng lạnh khá đơn giản: chỉ gồm một bình sắt đựng nước, thanh đốt, rơ le nhiệt, cảm biến nhiệt và chiết áp điều chỉnh nhiệt độ.

Vệ sinh bình nóng lạnh sau hơn 1 thập kỷ và những cảnh tượng ối dồi ôi - Ảnh 8.

Nhìn tem ghi ở đây thì bình này được sản xuất khoảng quý I năm 2008, và dường như nó cũng đã được lắp đặt tại căn nhà này từ thời gian đó. Theo anh Tuấn (thợ sửa chữa điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt – người đang thao tác cho chúng ta xem) thì chiếc bình này là bình nhập khẩu “xịn”, và đã lâu lắm rồi chưa được mở ra. Như vậy, dù xịn đến mấy thì có lẽ các linh kiện cũng lão hóa lắm rồi.

Vệ sinh bình nóng lạnh sau hơn 1 thập kỷ và những cảnh tượng ối dồi ôi - Ảnh 9.

Để tháo được thanh đốt thì phải ấn cho nó tụt vào trong, gỡ gioăng cao su bịt kín, sau đó nhấc thanh đốt ra. Thanh đốt bị cặn canxi trong nước bám xung quanh sẽ khiến hiệu suất làm nóng giảm, từ đó khiến cho thời gian làm nóng tăng, gây tốn điện.

Vệ sinh bình nóng lạnh sau hơn 1 thập kỷ và những cảnh tượng ối dồi ôi - Ảnh 10.

Đúng như nhận định của anh Tuấn, gioăng cao su đã bị lão hóa cứng đơ, đụng vào là vụn ra như bánh đa. 

ve-sinh-binh-nong-lanh-11

Thanh magie ( giờ có màu đen) bị ăn mòn và gãy rụng

Còn thanh magie thì bị ăn mòn đến biến dạng, không nhận ra là cái gì luôn, và cũng gãy rời khi vừa chạm tay.

ve-sinh-binh-nong-lanh-12

Do đã quá lâu không vệ sinh bảo dưỡng nên trong bình có rất nhiều “dị vật” và chất bẩn, thò tay vào bốc ra được cả nắm như thế này. Đây là những lớp canxi đã từng bám vào thanh đốt, lâu ngày bong ra và rơi xuống đáy bình. 

ve-sinh-binh-nong-lanh-13

Chúng dần tích tụ lại và tạo thành đống cặn, có viên dài gần 3 cm như viên sỏi – chắc cũng giống với cơ chế sinh ra sỏi thận ở người.

ve-sinh-binh-nong-lanh-14

Tiếp tục cho nước vào trong bình và lắc ngoáy rồi súc rửa đến khi không còn cặn và chất bẩn.

Lúc này bình nóng lạnh thứ 2 cũng đã xả hết nước và được hạ xuống. Bình này cũng được sản xuất vào quý I năm 2008 như bình kia, và về độ bẩn thì cũng không hề thua kém, thậm chí còn có phần nhiều nước đen hơn.

ve-sinh-binh-nong-lanh-15

Sau khi đã làm sạch sẽ bộ lòng của 2 chiếc bình nóng lạnh thì anh Tuấn tiến hành gắn trở lại. Do gioăng cao su và thanh magie đều đã hỏng nên phải thay mới. Trước khi treo bình lên ngàm giữ thì phải đổ đầy nước và kiểm tra rò rỉ.

ve-sinh-binh-nong-lanh-16

Lại xả nước trong bình cho nhẹ và gắn lên tường, thay dây cấp nước mới và tiếp tục kiểm tra các mối ghép nối, đảm bảo không có nước rò rỉ thì mới đấu điện trở lại.

Do đã rất lâu không tháo ra nên toàn bộ quá trình làm vệ sinh và bảo dưỡng 2 chiếc bình nóng lạnh mất khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Đã có nhiều vụ tai nạn liên quan đến bình nóng lạnh, vì vậy, ngay bây giờ các bạn hãy kiểm tra xem bình nóng lạnh nhà mình có được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên không nhé!

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info