Cảnh giác, tủ lạnh cũng có thể phát nổ
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Cảnh giác, tủ lạnh cũng có thể phát nổ

Bạn đã từng nghe đến sự việc tủ lạnh phát nổ ở quận Bình Chánh,…

Mục lục nội dung

  • Nguyên nhân tủ lạnh phát nổ là do đâu?
    • Nguyên nhân 1: Do tủ lạnh sử dụng đã quá cũ
    • Nguyên nhân 2: Xuất phát từ vấn đề máy nén
    • Nguyên nhân 3: Nổ bình gas tủ lạnh
    • Nguyên nhân 4: Tủ lạnh bị tăng áp suất
  • Những lưu ý đề phòng tủ lạnh phát nổ
    • Không tự ý thay thế và sửa chữa tủ lạnh
    • Không để nước có gas vào trong ngăn đá
    • Tuyệt đối không để đá khô trong ngăn đá
    • Các chất dễ cháy như cồn, xăng cũng không nên để trong tủ lạnh

Bạn đã từng nghe đến sự việc tủ lạnh phát nổ ở quận Bình Chánh, HCM khiến nhiều người hoang mang chưa? Tiếng nổ “ầm” làm rung chuyển cả khu vực và làm bị thương một thành viên trong gia đình. Thật quá nguy hiểm nếu như sử dụng tủ lạnh cũ không đúng cách. Tuy việc này không nhiều, nhưng bạn cũng cần phải nắm rõ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng tủ lạnh. Hãy để timtho.vn hướng dẫn bạn cách ngăn ngừa việc đáng tiếc trên.

Nguyên nhân tủ lạnh phát nổ là do đâu? Nguyên nhân 1: Do tủ lạnh sử dụng đã quá cũ

Thông tin từ lực lượng phòng cháy chữa cháy, tủ lạnh nổ có thể xuất phát từ nguyên nhân tủ lạnh quá cũ, bị sửa chữa, thay gas hay hàn xì nhiều lần nên tạo cặn bên trong đường ống, dẫn đến tắc ống mao nối từ phía giàn bay hơi đến phía sau giàn ngưng. Đây gọi là hiện tượng tắc ống dẫn gas sau giàn ngưng, khiến khí gas bị dồn nén lại và gây nổ.

Nguyên nhân 2: Xuất phát từ vấn đề máy nén

Máy nén là dạng kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa. Vào mùa hè, do nhiều yếu tố dẫn đến điện yếu như dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện, đường dây chịu tải không đảm bảo.

 Máy nén của tủ lạnh luôn phải làm việc với áp suất cao Máy nén của tủ lạnh luôn phải làm việc với áp suất cao Nguyên nhân 3: Nổ bình gas tủ lạnh

Cấu tạo thông thường của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén và các ống dẫn. Trong đó, bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas từ dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.

Gas tủ lạnh về nguyên tắc rất an toàn, không độc hại và rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tủ lạnh người dùng có thể đã mắc phải việc bơm gas bị sai. Thay vì nạp gas R-134A (không gây cháy nổ) thì người dùng lại nạp loại gas R-600A (giống gas nấu ăn và có thể gây cháy nổ)

Nguyên nhân 4: Tủ lạnh bị tăng áp suất

Dàn lạnh có thể phát nổ do tăng áp suất, việc này xảy ra khi có tác động nhiệt từ phía bên ngoài. Tức là có hiện tượng tăng nhiệt độ ở gần dàn lạnh. Khả năng này xảy ra khi có hiện tượng chập điện hoặc do đặt tủ ở gần nơi quá nóng như: bếp, lò vi sóng, lò nướng, hay bị ánh nắng chiếu thẳng vào. Việc đặt tủ lạnh sát tường cũng khiến tủ không thể tỏa nhiệt được tốt. Thậm chí, đường điện đấu nối với tủ lạnh gần với các vật dễ cháy khác như rèm cửa, đệm và thảm làm tăng nguy cơ mất an toàn.

 Tủ lạnh phát nổ do tăng áp trong dàn lạnh Tủ lạnh phát nổ do tăng áp trong dàn lạnh Những lưu ý đề phòng tủ lạnh phát nổ Không tự ý thay thế và sửa chữa tủ lạnh

Nếu chưa có điều kiện đổi ngay tủ lạnh mới thì với tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas vì không đảm bảo về chất lượng, chuyên môn và kỹ thuật. Bạn nên nhờ thợ có kinh nghiệm về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ.

Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên tìm thợ có chuyên mô cao về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa tủ đến những cơ sở sửa chữa có uy tín để kịp thời sửa chữa. Không nên mời các thợ “nhà vườn” đến thay sửa cho tủ lạnh khi hỏng hóc, vì nếu làm không đúng quy trình có thể gây hư hỏng thêm đến các bộ phận khác nguy hiểm.

Không để nước có gas vào trong ngăn đá

Bạn cần lưu ý thêm rằng, các đồ uống có gas như Coca, bia, hay các loại nước có gas khác… đều không nên để trong ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lon nước có ga đều được nén khí bên trong, nên cho vào ngăn đá sẽ khiến nhiệt độ nước giảm xuống, nhưng khối lượng nước tăng lên. Khi khối lượng tăng lên đến đỉnh điểm sẽ khiến chiếc lon nước bị biến dạng, dễ dàng phát nổ.

Mặt khác, việc cho nước có gas vào ngăn đá khiến nước bị đông lạnh cũng sẽ làm thay đổi độ hòa tan khí, khi đó khí Cacbon điôxít trong lon nước được giải phóng, khiến lon nước phải chịu một lực ép rất lớn và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

 Có thể nguyên nhân từ nước có gas Có thể nguyên nhân từ nước có gas Tuyệt đối không để đá khô trong ngăn đá

Nhiệt độ đóng băng của tủ lạnh gia đình thường thấp hơn -30 độ C, nhưng nhiệt độ này vẫn còn rất cao so với sự chuyển hóa của đá khô từ trạng thái rắn sang trạng thái khí. Một khi trở thành dạng khí, khối lượng của nó sẽ cao gấp 600 – 800 lần bình thường. Trong một môi trường kín như tủ lạnh, do áp lực gia tăng mạnh sẽ khiến đá khô trở thành quả bom nguy hiểm có thể cho nổ tung tủ lạnh của bạn và gây thương tích cho bạn cũng như những người thân trong gia đình.

Các chất dễ cháy như cồn, xăng cũng không nên để trong tủ lạnh

Thể tích giới hạn của tủ lạnh dễ dàng hình thành những điểm dễ cháy nổ. Nếu khi khởi động hoặc xảy ra sự cố có tia lửa, rất dễ khiến chiếc tủ lạnh phát nổ.

Tuân thủ nguyên tắc kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp, cách xa tường tối thiểu 15cm.

Trên đây là chia sẻ từ timtho.vn về trường hợp tủ lạnh cũ cũng có thể phát nổ. Rất mong bạn sẽ nhận biết được trong quá trình sử dụng tủ lạnh. Sau đó, luôn có cách tốt nhất để đề phòng tránh nổ tủ lạnh ở mức tối đa. Nếu tủ lạnh có biểu hiện khác thường, hãy mở app timtho.vn và đặt ngay dịch vụ để nhận hỗ trợ từ đội ngũ chuyên viên điện lạnh có tay nghề cao.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info