CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ TRONG DỊP TẾT ĐỂ LUÔN MẠNH KHỎE
Chuẩn bị lương thực thực phẩm và các món ăn cho ngày Tết là việc mà mọi gia đình luôn háo hức và chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, nào là bánh chưng, nem chua, thịt, giò, mứt, bánh kẹo, rượu bia,… Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có nguồn năng lượng rất cao, có xu hướng nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá. Ngoài ra, chế độ ăn ít rau xanh trong ngày Tết là thủ phạm gây tăng cân, làm gia tăng các bệnh mãn tính, đặc biệt là tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Tết đến xuân về là dịp để cả gia đình quây quần, sum họp ăn uống vui vẻ. Chuẩn bị lương thực thực phẩm và các món ăn cho ngày Tết là việc mà mọi gia đình luôn háo hức và chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, nào là bánh chưng, nem chua, thịt, giò, mứt, bánh kẹo, rượu bia,… Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có nguồn năng lượng rất cao, có xu hướng nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá. Ngoài ra, chế độ ăn ít rau xanh trong ngày Tết là thủ phạm gây tăng cân, làm gia tăng các bệnh mãn tính, đặc biệt là tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý nhất trong dịp Tết này? Hãy cùng TIMTHO.VN tìm hiểu một vài những tip nhỏ dưới đây nhé!
Hạn chế đồ ăn có lượng muối cao
Bánh chưng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của mọi nhà và mọi gia đình. Bánh chưng có gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chỉ thiếu một chút ít chất xơ nhưng sẽ được cân bằng nếu ăn cùng với dưa muối, dưa hành. Tuy nhiên, cần chú ý rằng bánh chưng có năng lượng rất cao, nhiều chất béo từ thịt mỡ và ít có lợi cho sức khỏe của bạn. Bánh chưng lại là món mặn nên có thể gây tăng tiết axit dịch vị nếu bạn ăn quá nhiều.
Những người thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh dạ dày không nên dùng quá nhiều bánh chưng và dưa hành. Dưa muối tốt nhất nên tự mua nguyên liệu về làm để tránh mua ở ngoài chợ vì có nguy cơ người bán sử dụng các phụ gia có hại như chất làm trắng, hàn the,… gây nên những nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.
Bánh chưng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của mọi nhà và mọi gia đình (Nguồn: Internet)
Ăn vừa đủ những món ăn có nhiều đạm
Thịt gà, thịt heo, thịt mỡ, giò thủ các loại,… là những món thường thấy trong những bữa ăn dịp Tết. Tuy nhiên, cần chú ý những người có bệnh lý thừa cân, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ không nên tiêu thụ quá nhiều các món ăn này. Quá nhiều chất béo không no không tốt cho tim mạch và đường huyết. Chỉ nên dùng 100g/ngày. Bên cạnh đó, khi mua cũng cần chú ý mua tại những nơi có uy tín, vệ sinh vì các chất phụ gia có hại như hàn the có rất nhiều trong những loại thịt, giò thủ,…
Bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga
Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt có ga là những thứ hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, nguy cơ tăng cân ở người thừa cân béo phì, tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.
Ở trẻ em, ăn nhiều bánh kẹo ngọt dễ thừa cân béo phì, trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Cần hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt trong những ngày Tết (Nguồn: Internet)
Hạn chế rượu, bia
Việc lạm dụng rượu, bia trong dịp Tết đã và đang để lại nhiều hệ lụy, nhất là mất kiểm soát khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, uống rượu bia quá đà cũng gây tổn hại rất lớn tới chính sức khỏe, nhất là gan, thận, dạ dày là những bộ phận trực tiếp phải chịu tác động lớn nhất.
Các loại đồ uống có cồn như bia và rượu sẽ chỉ làm tăng cảm giác khó chịu cho đường ruột của bạn, chúng cũng cộng thêm calo vào bữa ăn ngày Tết vốn đã rất lớn. Về cơ bản, một người lớn không nên uống quá 1 lon bia hoặc 2 chén rượu trong một bữa ăn.
Ăn uống điều độ và đúng bữa
Tết là dịp nghỉ ngơi thoải mái về thời gian nên có thể các bữa ăn sẽ không được đúng giờ giấc như ngày thường. Dù thế nào hãy cố gắng giữ thói quen ăn đúng bữa như những ngày bình thường để cơ thể tránh bị các tác động từ việc thay đổi giờ ăn.
Nếu bạn đã có thói quen ăn sáng, ăn trưa và ăn tối đúng giờ, cơ thể sẽ rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn phá bỏ điều đó và ăn uống khác giờ bình thường trong dịp Tết thì cơ thể sẽ ngay lập tức phản ứng lại để thích nghi với thói quen mới và bạn sẽ phải chịu một số cảm giác không thoải mái. Vì vậy, hãy cố gắng giữ thói quen ăn uống điều độ và đúng giờ, hạn chế ăn quá muộn hoặc quá sớm so với ngày bình thường.
Dù thế nào hãy cố gắng giữ thói quen ăn đúng bữa như những ngày bình thường (Nguồn: Internet)
Chú ý vệ sinh thực phẩm với đồ khô
Các món đồ khô như: lạp xưởng, thịt bò khô, cá khô, mứt, hoa quả sấy khô,… là những món ăn vặt thường xuyên trong dịp Tết. Tùy theo từng loại sản phẩm mà thời gian bảo quản và cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ, không tốt cho người cần kiêng muối và kiêng mỡ.
Ngoài ra, cần chú ý cách đóng gói và bảo quản các thực phẩm khô do chúng ta có thể quên đóng túi sau khi mở ra, tạo điều kiện cho bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Chú ý nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày Tết. Một đĩa rau xanh hay trái cây sẽ là cách tốt nhất giúp bạn bớt ngán, đồng thời làm đẹp da và tránh tăng cân.
Rau quả còn điều hòa nhu động ruột chống táo bón, đồng thời giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Một đĩa rau xanh hay trái cây sẽ là cách tốt nhất giúp bạn bớt ngán, đồng thời làm đẹp da và tránh tăng cân (Nguồn: Internet)
Chúng ta không nên ép nhau ăn cũng như ép uống bia rượu trong ngày Tết. Sức khỏe của mỗi người mỗi khác, để tránh những hậu quả đáng tiếc do ăn uống quá đà, chúng ta hãy lựa chọn cách ăn và món ăn phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Các chuyên gia khuyến cáo, sau kỳ nghỉ Tết dài, tiệc tùng liên miên, bạn nên dùng vài ngày để giải độc cơ thể bằng chế độ ăn nhẹ như canh rau quả, uống nhiều nước, hạn chế thịt mỡ, đồ ngọt và tập thể dục thường xuyên.