CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM DỰ TRỮ MÙA DỊCH NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp và mọi người thường có thói quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người. Thế nhưng, việc mua và trữ quá nhiều thực phẩm trong mùa dịch là không tốt vì đồ ăn bảo quản lâu ngày sẽ không còn giữ được những giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.
Dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp và mọi người thường có thói quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người. Thế nhưng, việc mua và trữ quá nhiều thực phẩm trong mùa dịch là không tốt vì đồ ăn bảo quản lâu ngày sẽ không còn giữ được những giá trị dinh dưỡng vốn có của nó. Và quan trọng hơn là nếu bảo quản không đúng cách, các loại thực phẩm này có thể phát sinh nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy phải chọn và bảo quản thực phẩm dự trữ trong mùa dịch như thế nào là phù hợp và an toàn?
Không nên mua và dự trữ thức ăn “vô tội vạ” sẽ gây lãng phí nếu không sử dụng kịp
Cách chọn mua thực phẩm Chọn mua thực phẩm tươi sốngNếu bạn mua thực phẩm ở các cửa hàng, siêu thị thì nên chọn các thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với sản phẩm, được bảo quản nơi thoáng mát, đúng chuẩn an toàn thực phẩm.
Nếu bạn mua thực phẩm tươi sống ở các chợ truyền thống, nên chọn các hàng quen hoặc có uy tín để mua. Lưu ý là bạn cần tránh các quầy bán hàng gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như cống rãnh thoát nước thải, khu vực có rác thải, gần nhà vệ sinh. Nên chọn các quầy hàng được bày riêng biệt các loại rau củ quả với các loại thịt và hải sản tươi sống,…
Chọn mua thực phẩm đóng gói sẵnSản phẩm đóng gói phải còn nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất, nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm. Chỉ chọn các thực phẩm còn hạn sử dụng và nên chọn những sản phẩm có thời hạn sử dụng còn dài. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu,…
Chọn mua thực phẩm đóng hộpThực phẩm đóng hộp hiện nay cũng khá phổ biến và được nhiều người nội trợ tin dùng, vì vậy mà khi mua bạn cũng cần lưu ý một số những thông tin chung để chọn đồ hộp một cách an toàn nhé!
- Kiểm tra kỹ hạn sử dụng
- Nên chọn loại có 2 nắp hộp bị lõm vào, gõ có tiếng kêu đanh
- Không chọn và sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp có hộp bị phồng ra ở nắp hoặc các vị trí khác; bao gói đồ hộp bị hở hoặc rò rỉ, bị móp hoặc biến dạng; đồ hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm.
Chọn lựa kỹ các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn hàng ngày
Cách trữ và bảo quản thực phẩm Sơ chế sạch trước khi bảo quảnĐối với các loại thịt, cá tươi sống, khi mua về bạn cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, màng bọc thực phẩm, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá vừa để mùi thịt cá sống không lan khắp tủ lạnh, vừa để bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Đối với rau, củ có thể chỉ cần loại bỏ bớt rễ, lá dập, héo úa đi sau đó bảo quản trong tủ lạnh để tránh những phần bị hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, nấm mốc sẽ lây lan và làm hư những loại thực phẩm khác. Nếu bạn có thói quen rửa rau trước khi bảo quản thì hãy chắc chắn để rau củ thật ráo nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, bạn có thể lót thêm một vài tờ giấy nhà bếp cùng các loại rau củ, giấy sẽ hút ẩm và tránh cho rau củ bị úng.
Bảo quản thực phẩm tươi sốngVới các thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, hải sản,… khi mua về bạn nên giữ nguyên bao bì nếu bạn mua ở siêu thị. Nếu mua ở chợ, hãy bảo quản riêng bằng hộp đựng thức ăn chuyên chứa thịt và nên sử dụng hết trong khoảng 2 ngày.
Nếu muốn giữ những thực phẩm tươi sống lâu hơn, hãy bảo quản chúng ở ngăn đông lạnh, đóng gói kỹ để chúng luôn được tươi ngon và quan trọng là để tránh nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Bạn cần nhớ bọc nhiều lớp khi cho thực phẩm vào ngăn đông lạnh để tránh việc thực phẩm tươi sống bị đông đá quá mức, mất đi mùi vị thơm ngon vốn có.
Thực phẩm tươi sống khi mua về bạn nên giữ nguyên bao bì nếu bạn mua ở siêu thị
Bảo quản trái cây, rau củĐối với rau củ, bạn cần phân loại cụ thể các loại rau củ và cho vào túi riêng trước khi cho chúng vào tủ lạnh vì mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
Để bảo quản rau củ được lâu, bạn có thể bọc củ quả lại bằng giấy báo hoặc túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn. Với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà rốt, khoai tây, cà chua… sau khi mua về, có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh.
Thời gian bảo quản được rau củ trong tủ lạnh tối đa 3-4 ngày. Đối với các loại củ, khi không sử dụng hết thì nên cho củ vào trong bọc nilon đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 ngày nữa. Riêng với các loại củ su su, cà rốt, súp lơ bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh được 10 ngày.
Bảo quản các loại thực phẩm thừa và dễ hỏngKhi bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng thì bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm và nên chọn các loại hộp vừa khít với loại thực phẩm muốn bảo quản. Các loại hộp hoặc chai thủy tinh đựng thực phẩm sẽ rất có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.
Nếu dùng các loại túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (BPA-free) gây nguy hại cho sức khỏe.
Sử dụng hộp đựng thực phẩm để phân loại và bảo quản thực phẩm được an toàn hơn
Lau dọn tủ lạnh thường xuyênKhoảng 2 tuần hoặc 1 tháng, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để vệ sinh tủ lạnh của gia đình bạn. Việc lưu trữ thực phẩm có thể làm rơi các mảnh vụn nhỏ bám lại trong tủ lạnh gia đình, từ đó các vi sinh vật hay nấm mốc có thể sinh sôi và phát triển trong tủ lạnh và tấn công các loại thực phẩm khác.