Chuyên gia xây dựng lý giải nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị thấm nước
Mùa mưa đang đến gần, không ít nhà “dở khóc dở cười” khi rơi vào tình trạng tường nhà bị thấm nước. Dù là chung cư, nhà ở cao cấp hay nhà trong phố cũng đều có thể xảy ra hiện tượng này. Vậy cần làm gì mỗi khi trời mưa nhà bị “dột nhẹ”. […]
Mùa mưa đang đến gần, không ít nhà “dở khóc dở cười” khi rơi vào tình trạng tường nhà bị thấm nước. Dù là chung cư, nhà ở cao cấp hay nhà trong phố cũng đều có thể xảy ra hiện tượng này. Vậy cần làm gì mỗi khi trời mưa nhà bị “dột nhẹ”. Hiểu được nguyên nhân vấn đề và biết được cách khắc phục sẽ giúp bạn gỡ rối chuyện này.
Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước
Theo lý thuyết, trong thành phần cấu tạo các vật liệu đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) với đường kính từ 20 – 40 micromet (1 micromet bằng 1/1000 milimet). Do đó khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở, thẩm thấu theo mao quản vào bên trong (mao dẫn). Từ đó gây ra hiện tượng thấm.
Ngoài ra, tại các vị trí như góc tường, giáp lai tường nhà, ống thoát nước sàn, rãnh nước trên sàn mái v.v. cũng hay dẫn đến tình trạng tường, trần nhà bị thấm.
Nước và hơi ẩm từ bên dưới qua các vết nứt cổ trần, rạn nứt chân chim, mao mạch rỗng của tường chảy xuống bên dưới. Lâu ngày dẫn đến tường nhà bị thấm nước. Điều này gây mục vữa lớp sơn nước, tạo thành các mảng loang lổ. Không những vậy còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ do màu tường không đồng nhất.
Mặt khác, các vết rạn cổ trần thường khá to nên nước mưa dễ dàng chảy vào. Dần dần sẽ gây thấm tường trên diện rộng. Không những thế, tường bị thấm nước còn do tắc hoặc thủng đường ống nước.
Trong quá trình thi công xây dựng nhà cửa, các khâu trong kỹ thuật xây dựng vô cùng quan trọng. Nếu không thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì rất dễ xảy ra các lỗi thấm tường, trần nhà. Do đó, trước khi tìm đơn vị thi công bạn cần tìm hiểu thật kỹ để đặt đúng niềm tin.
Đội ngũ TIMTHO.VN đã thực hiện rất nhiều dự án, xây sửa nhà từ chung cư đến nhà phố và nhận được đánh giá rất tích cực.
Bạn có thể tham khảo các công trình đã thực hiện đơn vị này tại đây.
Phải làm gì khi tường nhà bị thấm nước? Với tường nhà đã cũNếu tường đã qua nhiều năm sử dụng bị thấm nước, bạn có thể khắc phục bằng sơn chống thấm.
Trước tiên, hãy cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, bụi bẩn, nấm mốc, bạn cần cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ trên tường. Sau đó bạn dùng hóa chất tẩy rửa để loại bỏ rêu mốc và rửa sạch khu vực bị thấm. Đây là khâu rất quan trọng vì nếu bạn làm không sạch, vi khuẩn nấm mốc có thể sẽ quay lại khi thời tiết mưa ẩm kéo dài.
> Cách diệt nấm mốc trên tường gỗ, thạch cao, gạch ốp lát. Xem tại đây!
Tiếp theo, dùng hồ vữa để trám các vết nứt lớn cũng như các lỗ hổng; làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dụng. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch, khô và độ ẩm tường không vượt quá 16%. Bạn có thể ước lượng độ ẩm của tường bằng cách dùng tay. Khi tay đặt lên tường, nếu có cảm giác ẩm hoặc hơi ướt, lúc này độ ẩm đã vượt 25%. Khi bạn chạm tay vào tường mà vẫn khô, tay hơi mát, bằng mắt thường có thể thấy lớp màu tường hơi đục thì độ ẩm khả năng khoảng 16%.
Sau khi đã chuẩn bị tốt phần bề mặt, bạn phủ một lớp sơn chống kiềm, khi sơn đã khô bạn phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Với tường nhà mớiBạn nên dùng bột trét dành cho tường ngoài trời để phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường. Tiếp theo là phủ lớp sơn lót, sau đó mới đến lớp sơn chống thấm.
Nếu tường hoặc trần nhà chỉ bị ố vàng, bạn có thể dùng sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong vòng 1 – 2 giờ để khắc phục hiện tượng thấm.
Nếu tường bị thấm ở các vị trí đã được trang trí trong nhà, bạn có thể dùng các loại vật liệu ốp tường như gạch, gỗ hoặc đá hoa để ốp lên chỗ tường bị thấm. Điều này không những che đi mảng tường bị thấm mà còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Trong trường hợp thấm nước do dột từ trên mái, bạn nên trám vết nứt từ trên máng xối bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày khoảng 1cm.
Cách chống thấm dột trần nhàTrường hợp trần hoặc sàn nhà bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của trần, sàn nhà khu vực bị thấm.
Sau đó phủ lên bề mặt một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng là trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ. Trường hợp này, bạn nên liên hệ với đội ngũ TIMTHO.VN để được xử lý.
Một giải pháp được xem là đơn giản nhất và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là kết hợp sử dụng chất chống thấm và sơn ngoại thất có tính năng chống thấm.
Đối với những công trình chuẩn bị xây dựng, lời khuyên duy nhất là bạn nên tìm một đội ngũ thi công uy tín để xây dựng.
Những lưu ý khác từ chuyên gia xây dựngBên cạnh việc khắc phục khi xảy ra thấm, dột, bạn cần thiết kế kết cấu mái sao cho có độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Lưu ý với những công trình mái bằng, bạn cần đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng vữa chống thấm dạng composite làm đáy lót cho các sân vườn trên mái nhà hoặc ban công.
Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn biết cách bảo vệ kết cấu tường, nhất là tường hướng Đông hoặc Tây bằng cách dùng các vật liệu bề mặt hỗ trợ thêm (kính, các vật liệu chắn nắng, chống nóng, cây xanh), là bạn đã góp phần làm tăng tuổi thọ sử dụng của công trình.
Thêm nữa, bạn cũng không nên xây tường quá mỏng. Nên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công. Ví dụ như sử dụng đúng loại gạch, đúng mác vữa, mác bê tông, dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi, ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông, sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất … như th mới đảm bảo tính an toàn cho công trình và độ bền theo thời gian sử dụng.