Công thức tính giá cửa gỗ
Tham khảo: Công thức tính giá cửa gỗ khi kết nối với thợ trên timtho.vn…
Mục lục nội dung
- Tham khảo: Công thức tính giá cửa gỗ khi kết nối với thợ trên timtho.vn
- Có bao nhiêu cách tính giá cửa gỗ hiện nay
- Tính theo m2 hoàn thiện
- Tính theo chi tiết từng món
- Một ví dụ cụ thể về công thức tính giá cửa gỗ
- Lời kết
Hiện tại trên thị trường có nhiều cách tính giá cửa gỗ khác nhau, vô tình làm rối khách hàng cũng như tạo ra sự khó khăn cho khách hàng trong việc cân đối, so sánh thiệt hơn giữa vô vàn nhà sản xuất nội thất hiện nay. Do đó, Mộc Chuẩn quyết định xây dựng bài viết này, giúp khách hàng nắm rõ hơn cách tính giá cửa gỗ nhằm hiểu rõ hơn cũng như tránh gặp phải những phiền phức trong việc đi so sánh để chọn ra 1 nhà thầu đồ gỗ ưng ý nhất.
Tính giá cửa gỗ Có bao nhiêu cách tính giá cửa gỗ hiện nayTheo thống kê của chúng tôi thì hiện tại trên thị trường nội thất gỗ đầy sôi động và cạnh tranh quyết liệt như hiện nay có 2 cách tính giá mà các nhà cung cấp cửa gỗ đang áp dụng đó là tính theo m2 hoàn thiện hoặc tính chi tiết từng món. Vậy trong 2 cách tính trên thì nên chọn cách tính giá nào? Các bạn xem bảng bên dưới:
Tính theo m2 hoàn thiệnThường thấy ở miền Nam
- Là cách tính giá cửa gỗ đã bao gồm: Khung bao (hay còn gọi là khuôn bao), nẹp bao khung (hay còn gọi là nẹp chỉ) và cánh cửa. Đôi khi đã bao gồm bản lề. Các chi tiết gia công như chỉ nổi hay đục hoa văn cũng thường được các nhà sản xuất cộng vào giá hoàn thiện nếu khách có nhu cầu đặt thêm.
- Khi tính tiền theo cách này khách hàng thường có lợi hơn vì tất cả quy về 1 m2 hoàn thiện và nhân theo thực tế là ra giá cửa gỗ. Nhất là những trường hợp phải gia công cửa có mái vòm cong, cửa gỗ 4 cánh mặt tiền…
Thường thấy ở miền Bắc
- Với cách tính giá cửa gỗ theo cách này thì các nhà sản xuất thường tính chi ly từng món bao gồm: Giá cánh cửa (đơn vị tính là m2) + giá khung bao (theo mét dài) + nẹp bao khuôn (theo mét dài 2 mặt) + nhân hệ số (làm vòm cong, đục CNC, chỉ…)
- Theo công thức tính trên thì nhà sản xuất có vẻ có lợi hơn khi tính chi tiết từng món, gây phiền hà cho những khách hàng không quen hoặc mới đi đặt cửa lần đầu. Và đôi khi quên mất đằng sau “giá cánh cửa khá rẻ” mà quên mất là còn rất nhiều thứ khác chưa tính đến
Sau đây mời bạn xem một ví dụ: Có 1 khách hàng A đang có nhu cầu đặt hàng 1 bộ cửa gỗ căm xe mã số 1C1010CX dùng cho phòng ngủ nhà mình có kích thước phủ bì (cao x rộng) là 2200 x 910 mm và kích thước lọt lòng theo phong thủy mong muốn của khách hàng A là (cao x rộng) 2150 x 810 mm.
Giả thiết: Giá cửa gỗ căm xe theo cách 1 của 1 công ty đang chào là 3.150.000 vnđ/m² (căm xe toàn bộ) và giá cửa gỗ 1 đơn vị khác đang chào tương ứng với chi tiết lần lượt là 1.900.000 vnđ/m² cánh, 450.000 vnđ/m khung (khung bao cũng là gỗ căm xe) và 45.000/m nẹp bao khuôn (nẹp bao khung cũng là gỗ căm xe không phải nẹp mua sẵn ở chợ và đã gồm công PU).
Lời giải
Lưu ý: Cách tính giá cửa gỗ căm xe ở ví dụ này chúng tôi dựa trên giá bình quân mà chúng tôi tham khảo trên thị trường hiện nay tính đến thời điểm bài viết này được ban hành.
Lời kếtThực tế mà nói, việc tính giá quy về mét vuông hoàn thiện thường làm cho nhà cung cấp có vẻ thiệt thòi hơn nếu khách hàng thuộc típ trả giá tốt khi mua hàng hoặc có những phát sinh nhỏ mà nhà cung cấp cả nể khách hàng. Bên cạnh đó, việc tính giá m2 hoàn chỉnh cũng giúp khách hàng dễ hiểu hơn, dễ so sánh hơn khi đứng giữa nhiều sự chọn lựa.
Tuy cách tính giá cửa gỗ phân tích ở trên một phần giúp quý khách hàng dễ hiểu hơn, nhưng ngoài chuyện giá cả ra thì khách hàng cần cân nhắc đó là quy mô nhà xưởng, máy nhiều không, nhân công đông không, máy xuất xứ nước nào vì máy tốt sẽ giúp cắt ngọt, bào mịn, chà nhám láng mịn màng hơn dẫn đến nước đóng đẹp hơn… Tổng hợp được các ý trên sẽ giúp quý khách an tâm hơn về tốc độ sản xuất khi mà ngành mộc luôn là ngành thường được ví von là đặt hàng sớm nhưng phải nhận hàng sau cùng.
- TIMTHO.VN sửa đồ gỗ trên ứng dụng timtho.vn.