Đặt ống thông hơi bồn cầu nhà vệ sinh đơn giản giảm thiểu mùi hôi
Ống thông hơi là gì? Ống thông hơi là ống để thoát khí khi hệ…
Mục lục nội dung
- Ống thông hơi là gì?
- Tác dụng của ống thông hơi hầm cầu
- Dưới đây là tổng hợp các cách khi đặt ống thông hơi nhà vệ sinh
- Một số điểm cần lưu ý cách lắp đặt ống thông hơi hầm cầu nhà vệ sinh
- Một số lưu ý khi thi công ống thông hơi hầm cầu
Ống thông hơi là ống để thoát khí khi hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất có hơi và khí độc phải thông hơi qua ống đứng, phần thông hơi phải đặt cao hơn mái nhà 0,7m (áp dụng cho nhà cao trên 1 tầng)
Ống thông hơi hầm cầu có tác dụng hạn chế tình trạng tắc nghẽn hầm cầu và giảm thiểu mùi hôi thối khó chịu bốc ra từ nhà vệ sinh.
Tác dụng của ống thông hơi hầm cầuHầm cầu bị tắc nghẽn, nước thải ứ đọng, bụi bẩn, rác thải sinh hoạt không được lưu thông bốc lên mùi cống khó chịu là hiện tượng mà nhà vệ sinh nào cũng từng gặp phải. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này chính là do nhà vệ sinh không sử dụng ống thông hơi hầm cầu hoặc ống thông hơi không được thi công hợp lí, khoa học dẫn đến khí thải không thể lưu thông, tồn đọng gây mùi hôi và lâu dài có thể gây cháy nổ.
Hệ thống nước thải trong nhà có một đoạn uốn cong, giúp giữ nước, để tránh mùi hôi bốc ngược trở lại. Vì cong nên nó dễ tích trữ chất bẩn gây mùi, tắc.
Dưới đây là tổng hợp các cách khi đặt ống thông hơi nhà vệ sinh- Hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất có hơi và khí độc phải thông hơi qua ống đứng, phần thông hơi phải đặt cao hơn mái nhà 0,7m (áp dụng cho nhà cao trên 1 tầng)
Lưu ý: trường hợp ngoại lệ, những dụng cụ vệ sinh (chậu xí và chậu rửa) của các trạm nồi hơi và cung cấp nhiệt ở tầng hầm cho phép nối trực tiếp với hệ thống thoát nước bên ngoài bằng đường ống thoát riêng mà không cần đặt ống thông hơi lên mái nhà. - Quy định thông hơi đứng, giếng kiểm tra trên hệ thống thoát nước thải sản xuất có khí gây nguy hiểm về cháy và nổi phải lấy theo chỉ dẫn kỹ thuật an toàn của phần thiết kế xây dựng riêng cho các nghành công nghiệp.
- Không nối ống đứng thông hơi của đường ống thoát nước thải với hệ thống thông hơi và ống khói của nhà.
- Phần ống thông hơi của ống đứng trên mái nhà cần đặt cách cửa sổ và ban công ít nhất 4m (theo chiều ngang);
- Nếu mái bằng để sử dụng đi lại thì ống thông hơi phải đặt cao, cách mái nhà ít nhất 3m tính từ mặt mái nhà đến đỉnh ống. ống thông hơi phải có chụp che mưa.
- Cho phép dùng ống thông chung cho một số ống đứng thoát nước, đường kính ống thông hơi cho một nhóm ống đứng phải bằng đường kính lớn nhất của ống đứng tăng thêm 50mm
- Trường hợp khi lưu lượng nước thải trong đường ống đứng thoát nước vượt quá lưu lượng cho phép theo bảng sau, cần đặt thêm một ống thông hơi phụ.
- Cho phép nối đường ống thoát nước vào ống đứng thông hơi phụ cứ cách một tầng lại có một chổ nối. Đường kính ống thông hơi phụ thuộc vào đường kính ống thoát nước lấy theo bảng sau:
- Đối với đường ống nhanh thoát cho trên 6 chậu xí thì phải đặt đường ống thông hơi phụ có đường kính 40mm và nối với đầu cao nhất của đư|ờng ống nhánh không kể bất cứ ở tầng nào.
- Đường ống thông hơi phụ phải nối với đường ống đứng thoát nước theo những điều kiện sau đây:
- Khi đường ống thông hơi phụ chỉ có một tầng thì phải nối với đường ống đứng thoát nước. Chỗ nối phải cao hơn thành trên của các dụng cụ vệ sinh hay ống kiểm tra của tầng trên và nối với nhánh của tê chéo theo hướng nước chảy vào ống đứng.
- Khi có đường ống thông hơi phụ trong một số tầng (cùng về một phía) thì các ống thông hơi phụ phải nối với nhau và nối vào ống đứng thoát nước theo như chỉ dẫn ở điểm (a) của điều này.
- Các đoạn ống nằm ngang của đoạn ống thông hơi phụ phải đặt cao hơn thành của dụng cụ vệ sinh và phải có độ dốc không được nhỏ hơn 0,01 theo hướng đi lên đường ống thoát nước.
– Không nên nối ống thông hơi của đường ống thoát nước thải với hệ thống thông hơi và ống khói của ngôi nhà.
– Phần ống thông hơi của ống đứng trên mái nhà cần phải được đặt cách cửa sổ và ban công ít nhất 4m(theo chiều ngang)
– Nếu mái nhà là bằng để sử dụng đi lại thì ống thông hơi phải đặt cao hơn, cách mái nhà ít nhất 3m tính từ mặt mái nhà đến đỉnh ống, ống thông hơi phải có chụp che mưa.
– Có thể dùng ống thông chung cho một số ống đứng thoát nước, đường kính ống thông hơi cho một nhóm ống đứng phải bằng đường kính lớn nhất của ống đứng tăng thêm khoảng 50mm.
– Trường hợp khi lưu lượng nước thải trong đường ống đứng thoát nước vượt quá lưu lượng cho phép, cần đặt thêm một ống thông hơi phụ.
– Có thể nối đường ống thoát nước vào ống đứng thông hơi phụ cứ cách một tầng lại có một chỗ nối.
– Đối với đường ống thoát cho nhiều hơn sáu chậu xí thì phải đặt đường ống thông hơi phụ có đường kính 40mm và nối với đầu cao nhất của đường ống thông hơi nhánh không kể bất cứ ở tầng nào.
Một số lưu ý khi thi công ống thông hơi hầm cầuKích thước ống hơi sẽ phụ thuộc vào diện tích của hầm cầu sử dụng, độ dài ống hơi thì phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, đường kính thông dụng nhất là tầm khoảng 27mm, cách từ 200 đến 400mm so với nắp hầm cầu. Ta có thể đặt nối tiếp ống thông hơi với ống thoát nước với các mối nối cao hơn dụng cụ vệ sinh và được đặt thẳng đứng cách mái nhà tầm khoảng 1 mét nhằm tránh gây lan tỏa mùi hôi trong căn nhà.
Đầu ống hơi cần lắp ống nối chữ T để tránh vật lạ rơi vào bên trong làm tắc nghẹt ống thông hơi. Đường ống hơi cũng không nên quá nhiều chỗ gấp khúc, mối nối. Nếu rơi vào tình thế ép buộc thì bạn phải cố gắng hạn chế gấp khúc nhằm giúp ống hơi được lưu thông dễ dàng và thuận tiện hơn
Ống thông hơi là bộ phận quan trọng của hệ thống hầm cầu, nếu không được lắp đặt đúng cách sẽ gây ra tắc nghẽn bồn cầu, xuất hiện mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh, nước xả xuống chậm, thậm chí có thể gây rạn nứt công trình hay gây nổ. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được lợi ích của ống thông hơi hầm cầu và cách đặt ống thông hơi hầm cầu đúng kỹ thuật.