Dấu hiệu nhận biết con mình bị người giúp việc bạo hành
Giúp việc
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Dấu hiệu nhận biết con mình bị người giúp việc bạo hành

Dịch vụ giúp việc nhà đang không ngừng tăng mạnh, khi người giúp việc không…

Mục lục nội dung

  • Dấu hiệu nhận biết con trẻ đang bị bạo hành
  • Lời khuyên giúp cha mẹ xử lý tình huống hợp lý
  • Kết

Dịch vụ giúp việc nhà đang không ngừng tăng mạnh, khi người giúp việc không chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa tươm tất, mà họ còn được trả lương cao hơn để kiêm luôn việc trông trẻ nhỏ đối với gia đình nào có nhu cầu. Nhưng không phải người giúp việc nào cũng là một người yêu trẻ hoặc có đạo đức nghề nhiệp. Từ đó lại nảy sinh thêm vấn đề người giúp việc bạo hành trẻ nhỏ khi gia chủ vắng nhà. Vậy làm thế nào để nhận ra là con của bạn có bị người giúp việc bạo hành hay không? Chúng có được yêu thương và chăm sóc tốt như chúng ta yêu cầu và mong muốn từ người giúp việc không? Chúng ta sẽ cùng nhau điểm ra các dấu hiệu nhận biết rõ ràng và cách giải quyết cụ thể khi có việc bạo hành xảy ra ở bài viết dưới nhé!

Dấu hiệu nhận biết con trẻ đang bị bạo hành

Trẻ em vốn rất nhạy cảm trong việc cảm nhận sự yêu mến, chăm sóc của người khác dành cho mình. Đối với người lạ như người giúp việc, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp của cha mẹ, các bé sẽ luôn có sự dè chừng và sợ sệt, nhưng nếu bạn là một người mến trẻ, thích chơi đùa cùng trẻ thì việc được trẻ gần gũi, quấn quýt cũng chỉ là chuyện thời gian. Người giúp việc là người có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ nhất, nhưng nếu sau đó trẻ vẫn không thích, không cởi mở hơn với người giúp việc, thậm chí còn có những biểu hiện sợ sệt người đó thì có khả năng con của bạn đang bị bạo hành. Và dưới đây sẽ là năm biểu hiện phổ biến nhất giúp cha mẹ nhận diện rõ hơn tâm lý của trẻ khi rơi vào trạng thái bị người giúp việc bạo hành:

Người giúp việc không chỉ dọn dẹp, nấu cơm mà còn có thể trông con cho bạn Người giúp việc không chỉ dọn dẹp, nấu cơm mà còn có thể trông con cho bạn

1. Không hợp tác với người giúp việc trong nhiều hoạt động hoặc hợp tác với sự chống đối, cưỡng bức.

2. Khóc thét hoặc tự nhiên khóc thét khi ở riêng với người giúp việc: đang ngủ, đang tắm, đang học bài, đang chơi…

3. Nhắc đến người giúp việc là không thích, lảng đi hoặc tỏ thái độ không vui.

4. Khóc tức tưởi và lao ngay đến khi gặp lại cha mẹ. Trẻ chưa biết nói thì co rúm người lại, sợ sệt nép vào lòng cha mẹ, ánh mắt nhìn xuống hoặc không dám nhìn người giúp việc.

5. Phản kháng lại dữ dội như: đánh, cào, ném đồ chơi vào người giúp việc…

Ngay khi phát hiện ra một trong năm biểu hiện như trên, cha mẹ cần tiến hành ngay các giải pháp giúp con sớm thoát khỏi trạng thái tâm lý nặng nề đó. Điều cấm kị nhất là đánh chửi, mắng át trẻ vì trẻ khóc quá lớn. Chúng ta nên dịu dàng hỏi hang trẻ vì đó là lúc trẻ cảm thấy sợ hãi nhất. Hãy nên nhớ rằng trẻ chỉ đồng ý chia sẻ với ba mẹ khi em cảm nhận được sự an toàn thật sự ngay tại thời điểm nói và cả những ngày sau. Nếu trẻ chưa biết nói thì chúng ta cũng không nên bắt buộc trẻ phải nín, không được khóc, lý do đơn giản là vì tiếng khóc sẽ thay cho tiếng nói của em để mong ba mẹ cảm nhận được. Nhiều cha mẹ thấy con khóc lớn quá, phản ứng khá dữ dội mà trở nên bối rối, lúng túng, truy hỏi con đến cùng lý do con khóc dẫn đến việc trẻ đã sợ lại càng sợ hơn. Cách hành xử như vậy vô tình cha mẹ đã làm tăng thêm nỗi sợ hãi, ám ảnh của trẻ, trẻ nghĩ là chính mình đang bị truy vấn hơn là nạn nhân của bạo hành.

Nếu trẻ khóc tức tưởi và lao ngay đến khi gặp lại cha mẹ thì có thể do trẻ hoảng sợ vì bị bạo hành Nếu trẻ khóc tức tưởi và lao ngay đến khi gặp lại cha mẹ thì có thể do trẻ hoảng sợ vì bị bạo hành Lời khuyên giúp cha mẹ xử lý tình huống hợp lý

1. Ngay tại thời điểm con khóc hét, la ó thì hãy ôm con thật chặt vào lòng, vỗ về, dỗ dành để con cảm nhận được sự an toàn và tin tưởng ở cha mẹ. Đây là cách làm đơn giản mà vô cùng hiệu quả để bước đầu trấn an, ổn định tâm lý cho trẻ, giảm được các triệu trứng chấn thương tâm lý (rất có thể) ám ảnh con suốt cuộc đời.

2. Với trẻ đã biết nói, cha mẹ nên nói chuyện riêng với con, đặt ra những câu hỏi gợi mở để hiểu hơn điều gì đã xảy ra. Với trẻ chưa biết nói, thông qua ánh mắt, cử chỉ của trẻ, cha mẹ cũng có thể cảm nhận được phần nào những gì mà con đang phải sợ hãi giấu canh cánh trong lòng.

3. Khéo léo quan sát những hành động của người khiến trẻ sợ hãi – cụ thể ở đây là người giúp việc. Giao cho người giúp việc cùng con tham gia một số hoạt động như: đi chơi công viên, đi mua đồ, dắt con đi bơi, dắt con đi ăn,… còn cha mẹ thì lén ra chỗ khác – miễn sao vẫn có thể quan sát. Chỉ cần 1-2 lần vắng mặt cha mẹ thôi thì “kẻ bạo hành” cũng sẽ dần dần lộ diện. Nếu gia đình bạn có điều kiện thì nên lắp camera quan sát trong nhà để có thể theo dõi tất cả các hoạt động, nhưng hứa là hãy dành thời gian ra để xem chúng nhé. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận định và phát hiện bạo hành với trẻ sớm nhất có thể.

Cha mẹ có thể đặt camera giám sát để theo dõi hoạt động của người giúp việc với con trẻ Cha mẹ có thể đặt camera giám sát để theo dõi hoạt động của người giúp việc với con trẻ

4. Nói chuyện thẳng thắn với người giúp việc nếu thấy biểu hiện xâm hại trẻ, để dò xét phản ứng của họ. Nếu phản ứng không tích cực, đương nhiên là cho nghỉ việc ngay lập tức. Nếu biết hối lỗi mà cá nhân bạn cảm nhận thấy sự chân thành, hối cải hãy cho họ cơ hội sửa đổi (có thể áp dụng với trường hợp bạn không tìm được người giúp việc mới để thay thế ngay). Trong thời gian này phải thật đặc biệt quan sát những hoạt động riêng của con bạn và người giúp việc để xem họ có sửa đổi như lời họ đã cam kết hay không. Cách tốt nhất là nhờ ông bà, người thân cùng vào cuộc, hoặc đặt camera kín để chắc chắn rằng con bạn an toàn khi ở bên họ.

Kết

Người giúp việc “sinh ra” là để trở thành trợ thủ đặc lực của chúng ta. Họ giúp chúng ta rất nhiều trong việc tươm tất nhà cửa và trông nôm con trẻ. Đúng là chúng ta có nhiều thời gian hơn để kiếm tiền nhưng không có nghĩa là chúng ta tin tưởng 100% và phó mặc tất cả cho người giúp việc. Họ có thể là con dao hai lưỡi nếu bạn thuê phải một người giúp việc không có đạo đức. Vì thế các bậc phụ huynh cần đề cao cảnh giác và theo dõi sát sao các hoạt động của con trẻ. Đừng vì quá bận rộn mà khiến con bạn phải gánh chịu những trận bạo hành trong chính ngôi nhà tưởng như an toàn nhất của trẻ nhé!

Để hạn chế tình trạng bạo hành trẻ nhỏ từ người giúp việc, bạn nên lựa chọn dịch vụ ở những nhà cũng cấp có uy tín. App timtho.vn là đơn vị trung gian kết nối những nhà cung cấp dịch vụ giúp việc đến với khách hàng có nhu cầu. Chất lượng dịch vụ ở đây không chỉ được đảm bảo từ các nhà cung cấp mà còn được kiểm soát bởi timtho.vn.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info