Dịch vụ lắp đặt giàn kệ trồng rau sạch tại nhà

Dịch vụ lắp đặt giàn kệ trồng rau sạch tại nhà

giàn kệ trồng rau Rau xanh tươi luôn là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của các gia đình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều những mối nguy hiểm đang đe dọa đến sức khỏe của con người khi mà rau xanh được ngâm, phun chất kích […]

giàn kệ trồng rau
Rau xanh tươi luôn là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của các gia đình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều những mối nguy hiểm đang đe dọa đến sức khỏe của con người khi mà rau xanh được ngâm, phun chất kích thích, hóa chất để cây mau lớn.

Để không còn lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể dành thời gian và khoảng không gian để tự trồng rau sạch; đặc biệt với những gia đình có diện tích nhỏ, không có nhiều đất nền thì giải pháp trồng rau vào những khay, chậu là một lựa chọn được nhiều người sử dụng.

Các bước làm giàn kệ trồng rau

Bước 1: Dựa vào vị trí bạn có thể trồng rau để thiết kế một mô hình trồng rau phù hợp nhất.

Giàn trồng rau nhiều tầng

* Ưu điểm: tiết kiệm diện tích trồng, dễ lắp ghép, thao tác đơn giản hơn

* Nhược điểm: do tiết kiệm diện tích trồng rau nên nếu làm kệ không đủ độ cao giữa các tầng thì chậu trồng rau tầng cuối cùng bị ít ánh sáng, ánh nắng vào.

Giàn kệ bậc thang

* Ưu điểm: Hầu hết các chậu đều có ánh sáng, ánh nắng chiều vào vì vậy rau phát triển xanh tốt, dễ chăm sóc và có tính thẩm mỹ cao hơn.

* Nhược điểm: loại kệ này hơi tốn diện tích trồng, nếu tự làm bằng việc lắp ghép các ốc ít thì tốn công, mất nhiều ốc vít và nó không được chắc chắn lắm.

Kệ trồng rau ốp tường (hình chữ e)

* Ưu điểm: – Kệ có thể thiết kế dạng đứng được mà không cần vít vào tường, kệ thường có kích thước nhỏ gọn nên phù hợp với nhiều ban công, đặc biệt cả những ban công nhỏ.

– Có thể lắp đặt dễ dàng ở mọi vị trí.

– Độ dài rất linh động, vừa với bất cứ khoảng không gian nào trong ngôi nhà của bạn

* Nhược điểm: Không có nhược điểm nào hết

Bước 2: Lên danh sách những đồ dùng và những dụng cụ cần thiết để làm giàn

Bạn cần lên danh sách thật đầy các dụng cụ cần có – cần mua để trồng rau sạch tránh trường hợp bỏ sót hay bị nhầm lẫn hay mất thời gian:

  • Bạn sẽ trồng những loài rau nào? ==> Kích thước của chậu
  • Bạn có lười tưới nước không? ==> Nếu lười thì nên mua chậu có khoang trữ nước
  • Diện tích/ không gian của ngôi nhà sẽ làm được bao nhiêu cái chậu trồng rau? ==> Số lượng chậu
  • Bạn sẽ trồng bao nhiêu chậu? ==> Chiều rộng của giàn
  • Chiều cao của bạn? ==> Chiều cao của giàn < chiều cao của bạn khoảng 20-30cm
  • Bạn có muốn giàn rau di chuyển được không? ==> Có mua bánh xe không?
  • Bạn có muốn tưới rau tiện lợi hơn không? ==> Làm hệ thống tự tưới, chỉ cần mở khóa nước

Chú ý: Trước khi đi mua, bạn nên tiến hành đo đạc, tính toán trên bản vẽ và trên thực tế để có con số phù hợp nhất, tránh trường hợp lãng phí, không cần thiết.

Sau đây, TIMTHO.VN xin chia sẻ cách làm giàn khay – chậu trồng rau sạch tại nhà bằng khung kệ sắt v lỗ gồm 2 tầng với 12 chậu trồng rau cho bạn đọc tham khảo nhé!

Dụng cụ:

  • 1 thước dây  dài 5m
  • 6 bánh xe chịu lực (nếu muốn giàn di động) – nhưng nếu bạn làm bằng khung sắt V tốt nhất không nên dùng bánh xe sẽ làm yếu giàn trồng rau.
  • 1 bịch ốc bắt sắt v lỗ
  • 4 thanh sắt v lỗ 4×6, dài 3m và 4 thanh V lỗ dài 67cm,4 thanh
  • 16 miếng bát tam giác bắt sắt V lỗ dài 1,2m
  • 12 chậu trồng ray kích thước 47x44x18cm có vỉ thóa nước chống ngập úng chết rau
  • Ngoài ra còn có: tua vít dẹp hoặc tua vít ngang, cà lê vặn, máy cắt sắt,…

Lưu ý: Trước khi mua chậu về để đặt trên giàn, các bạn nên đo sẵn kích thước ngay tại nhà để dễ dàng cho việc làm giàn và lắp ghép.

Tiến hành làm giàn kệ trồng rau:

Bước 1: Bạn nên đo chiều dài của chậu cho phù hợp, sau đó dùng máy cắt sắt, cắt trước 3 cây sắt, độ dài khoảng 67-68cm.

Bước 2:  Ráp 4 cây sắt, gồm 2 cây nguyên dài, và 2 cây vừa cắt ra, sao cho thành hình chữ nhật, cây sắt 67cm còn lại đặt ở giữa hình chữ nhật.

Bước 3: Đặt 6 bánh xe chia đều cho 4 góc và 2 bánh xe ở giữa.

Bước 4: Đặt bánh xe phía dưới từng góc, và bắt đầu lắp rắp góc thứ nhất, do là loại sắt v lỗ, có các lỗ sẵn nên tương đối dễ lắp ráp.

Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện được giàn rau. Để tránh hoen gỉ, bạn nên sơn trên bề mặt sắt một lớp sơn chống gỉ sét nữa nhé.

Trên đây, là các bước để bạn đọc tham khảo và có thể tự lắp giàn kệ trồng rau tại nhà.

Bạn có thể xem thêm các bài khác như:

  • Làm mát nhà mùa hè bằng Hoa, Cây dây leo
  • Màu sơn nhà và ý nghĩa của nó với cuộc sống như thế nào?
  • Cách khắc phục nền gạch lát bị ộp
  • Quy trình sơn lại nhà cũ đẹp như mới
  • Xử lý đồ gỗ cong vênh, phồng rộp hiệu quả

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info