Đóng tuyết giàn lạnh điều hòa, nguyên nhân & giải pháp

Đóng tuyết giàn lạnh điều hòa, nguyên nhân & giải pháp

Hiện có rất nhiều giải thích về nguyên nhân của hiện tượng đóng tuyết giàn…

Mục lục nội dung

  • Hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh điều hòa
  • Nguyên nhân
  • Cách thức xử lý

Hiện có rất nhiều giải thích về nguyên nhân của hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh điều hòa tuy nhiên các bài viết phần lớn chỉ đề cập đến hiện tượng với cách thức giải thích chung chung chứ chưa đi vào bản chất vấn đề để các bạn có thể nhìn nhận được rõ căn nguyên và cách thức xử lý khi làm việc với thợ dẫn đến hiện tượng sẽ xử lý một cách không triệt để, lặp đi lặp lại kéo dài.

Hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh điều hòa

Bạn có thể cảm nhận thấy hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh khi các dấu hiệu như sau xẩy ra:

  • Toát mồ hôi trên đường ống bảo ôn dẫn gas
  • Điều hòa kém mát hoặc làm mát không đều
  • Có tiếng kêu lạch cạch trên cục lạnh điều hòa như có hòn đá nhỏ giắt vào
  • Hơi lạnh ra không đều và có cảm giác ẩm ẩm chứ không khô ráo như thường lệ

Dĩ nhiên, các dấu hiệu trên là dấu hiệu bất thường đối với máy điều hòa của bạn. Ở trạng thái này điều hòa sẽ hoạt động liên tục gây lãng phí điện, nóng máy nén (blốc) và có thể dẫn đến hư hỏng các bộ phận khác nếu chúng ta không phát hiện và xử lý kịp thời.

 Đóng tuyết giàn lạnh điều hòa Hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh điều hòa – indoor Unit Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trên, nó cũng có thể xuất hiện ở điều hòa mới nếu thợ lắp đặt không đảm bảo ty nhiên một số nguyên nhân phổ biến bạn cần quan tâm như sau:

  • Hẹp hoặc nghẽn đường ống dẫn gas, nghẹt hệ thống ống mao, phin lọc: Có thể trong qúa trình lắp đặt hoặc sử dụng, thợ hoặc chúng ta đã vô tình làm gập ống tại những khúc cong hoặc do máy hoạt động lâu ngày đã tích tụ nhiều chất bẩn gây hiện tượng bị nghẹt và gas lạnh không lưu thông được tạo ra hiện tượng lưu thông gas không đều gây nên hiện tượng giảm nhiệt độ, bám tụ tuyết quanh đường ống ở vị trí nghẹt.
  • Máy thiếu gas không đủ áp suất hoạt động làm lạnh, việc thiếu hụt gas sẽ khiến cho dàn lạnh hoạt động yếu đi hoặc ngưng chạy hoàn toàn, khi đó gas lạnh chỉ tập trung tại một số vị trí nhất định trên đường ống gây chênh lệch nhiệt độ tạo nên tuyết hoặc chẩy mồ hôi trên đường ống.
  • Quạt dàn lạnh bị hỏng không thổi gió ra ngoài được, lá tản nhiệt bị móp không tản nhiệt được, Cánh quạt tản nhiệt có thể bị bóp méo nhiều trong lúc di dời hoặc bảo dưỡng, điều này sẽ gây ra hiện tượng tản nhiệt không đều, làm cho dàn lạnh bị đóng tuyết tại nơi không tản nhiệt hoặc gió không tới.
  • Máy lạnh không được vệ sinh dàn lạnh định kỳ, điều hòa của gia đình bạn đã được sử dụng trong khoảng thời gian 3-6 tháng nhưng không được làm vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ, khiến cho bụi bẩn bám vào cục lạnh nhiều, tại vị trí bám bẩn nhiều cũng gây nên hiện tượng ngư tụ tuyết.
  • Nhiệt độ ngoài môi trường quá thấp, khi bạn mở máy lạnh hoạt động nhiệt độ bên ngoài quá thấp bạn bật máy hoạt động ở chế độ làm lạnh hết công suất máy hoạt động liên tục tạo ra hiện tượng bám tuyết dàn lạnh.
Cách thức xử lý

Xuất phát từ nguyên nhân được nêu trên, chúng ta phải tiến hành kiểm tra hiện trạng điều hòa xem mình đang mắc phải nguyên nhân nào để có cách thức xử lý phù hợp.

  • Với nguyên nhân bám bẩn, chúng ta cần bảo dưỡng để loại bỏ bụi bẩn bám vào giàn lạnh làm lưu thông luồng khí khi máy hoạt động.
  • Đối với hiện tượng bẹp lá tản nhiệt trên giàn lạnh, chúng ta có thể nắn lại nếu bẹp đơn giản và dễ nắn
  • Đối với trường hợp ống gập, chúng ta có thể yêu cầu thợ thay đoạn ống với giá thành từ 150.000đ-220.000đ/m ống (chưa gồm công).
  • Đối với hiện tượng thiếu gas, chúng ta có thể yêu cầu thợ bổ sung gas. Trước khi bổ sung, cần kiểm tra thật kỹ các khớp nối ống, cần thiết có thể siết lại nếu nghi ngờ để đảm bảo đường ống dẫn được kín.
  • Đối với hiện tượng nghẽn ống do tạp chất, bẩn, rất có thể phải xúc rửa lại ống dẫn, đây là việc phức tạp không phải lúc nào cũng thành công. Bạn nên trao đổi kỹ với thợ để có phương án.

Hy vọng với những tư vấn trên về hiện tượng đóng tuyết giàn lạnh điều hòa sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân và có cách thức ứng xử hợp lý trước khi tìm thợ sửa điều hòa đến nhà.

Chúc các bạn chăm sóc thiết bị an toàn!

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info