Hệ thống báo cháy tự động chung cư
1.1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 1.1.1. Hệ thống báo cháy tự động Áp…
1.1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
1.1.1. Hệ thống báo cháy tự động
Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
1.1.1.1. Phương án thiết kế
- Do đặc điểm công trình có diện tích rộng, có thể chia ra nhiều phòng, nếu sử dụng hệ thống báo cháy thông thường khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc xác định vị trí điểm cháy. Để đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác vị trí xảy ra sự cố đồng thời hỗ trợ tối đa công tác quản lý, giám sát an toàn PCCC, phương án thiết kế hệ thống báo cháy tự động cho toà nhà được chọn là hệ thống báo cháy địa chỉ cụ thể như sau:
- Công trình được trang bị 1 trung tâm báo cháy địa chỉ 3 loop (khoảng 20-40 địa chỉ/loop) được đặt ở phòng quản lý tại tầng 1 công trình.
- Tại các khu vực dịch vụ, thương mại tầng 1, 2 sử dụng đầu báo cháy nhiệt địa chỉ, khói địa chỉ.
- Tại khu hành lang, sảnh… sử dụng đầu báo cháy khói địa chỉ, đầu báo khói thường.
- Tại các phòng kỹ thuật, khu vực tầng hầm… sử dụng đầu báo cháy nhiệt, báo nhiệt địa chỉ.
- Tại các căn hộ ở sử dụng đầu báo cháy nhiệt địa chỉ.
- Tổ hợp chuông, đèn, nút ấn báo cháy trên các tầng được bố trí tại khu vực sảnh, hành lang gần cầu thang máy và cầu thang bộ để thuận tiện cho việc quan sát xử lý sự cố khi có đám cháy sảy ra. Mỗi tầng được trang bị ít nhất 01 tổ hợp chuông đèn nút nhấn báo cháy đặt tại hộp đựng phương tiện chữa cháy, trong đó nút nhấn báo cháy là nút ấn hệ địa chỉ.
- Thiết bị báo động được chọn là chuông báo cháy. Trên các tầng chuông báo cháy được lắp đặt trong tổ hợp cùng nút ấn báo cháy và đèn báo vị trí. Chuông kết nối với module địa chỉ cho chuông báo cháy để điều khiển hoạt động của chuông trên các tầng.
1.1.1.2. Nguyên tắc làm việc của hệ thống
- Tủ trung tâm báo cháy tự động có chức năng tiếp nhận thông tin từ các đầu báo cháy, nút nhấn báo cháy gửi về, xử lý các thông tin đó và phát lệnh báo cháy. Trung tâm báo cháy ngoài chức năng xử lý thông báo chính xác khu vực có cháy xảy ra, còn có khả năng kiểm tra và loại trừ các tín hiệu báo giả do nhiễu trên đường cáp, sự cố đứt đường cáp truyền tín hiệu hay mất nguồn AC.
- Tủ Trung tâm BCTĐ sử dụng điện lưới thông thường 220V AC – 50Hz và nguồn ắc quy khô dự phòng 24VDC/7AH. Hai nguồn này thay nhau cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống hoạt động 24h/24h theo nguyên tắc ưu tiên: Khi có điện lưới 220V AC trung tâm sử dụng nguồn điện lưới, khi mất điện lưới thì trung tâm tự động chuyển sang dùng nguồn ắc quy dự phòng ở ngay tủ trung tâm. Khi có điện lưới trở lại thì trung tâm lại tự động chuyển sang dùng điện lưới 220V AC đồng thời nạp bổ sung cho nguồn ắc quy dự phòng. Tủ trung tâm phải được nối tiếp đất theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Trong điều kiện làm việc bình thường, tại Tủ trung tâm báo cháy, đèn LED báo nguồn bật sáng màu xanh. Khi bất kỳ một thiết bị nào của hệ thống bị tháo dỡ hay báo sự cố thì Tủ trung tâm sẽ hiển thị trên màn hình hiển thị và các đèn báo lỗi tương ứng sáng màu vàng. Thông báo này chỉ chấm dứt khi lỗi của hệ thống đã được sửa chữa.
- Trường hợp xảy ra cháy ở một địa chỉ nào đó trong hệ thống thì đầu báo cháy ở nơi đó sẽ phát tín hiệu báo cháy về trung tâm. Tín hiệu kích hoạt đầu báo có thể là nồng độ khói ³15%, hoặc tốc độ gia tăng nhiệt độ ³15OC/phút hoặc nhiệt độ môi trường ở vị trí có cháy từ 73OC đến 85OC. Trung tâm báo cháy sau khi nhận được tín hiệu báo sẽ tự động kiểm tra xem đó là tín hiệu thật hay giả. Khi đã xác định là có cháy thật trung tâm sẽ phát các tín hiệu báo động bằng ánh sáng và âm thanh cho nhân viên trực ban biết.
- Trung tâm báo cháy kết nối với hệ thống thông gió, hệ thống hút khói hành lang, thang máy qua các modul điều khiển thiết bị ngoại vị. Khi có cháy, tủ trung tâm phát lệnh điều khiển tới các thiết bị liên quan để sẵn sàng chữa cháy: tắt hệ thống thông gió điều hoà, khởi động hệ thống hút khói hành lang, hạ thang máy xuống tầng 1,… Toàn bộ quá trình này tự động hoá hoàn toàn.
- Ngoài ra, hệ thống còn có các hộp nút ấn báo cháy ở các tầng để mọi người có thể báo cháy cho trung tâm khi thấy hiện tượng cháy mà các đầu báo cháy chưa kịp phát hiện. Tuy vậy việc đặt các nút ấn báo cháy đòi hỏi việc nâng cao ý thức của mọi người trong toà nhà, không ấn khi không có cháy.
- Tất cả các tín hiệu báo động có cháy từ các thiết bị đưa về đều được hiển thị rõ địa chỉ trên màn hình.
- Hệ thống báo cháy tự động còn kết nối điều khiển với hệ thống âm thanh của tòa nhà. Khi có sự cố cháy, nổ sảy ra, tủ trung tâm báo cháy truyền tín hiệu vào cổng báo động của âm li hệ thống âm thanh, phát tín hiệu cảnh báo ra các loa lắp đặt trong tòa nhà để thông báo sơ tán người ra khỏi khu vực có cháy.
Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chung cư (tham khảo)
STT NỘI DUNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT I TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY 1 Model FN 4127 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Anh 4 Điện áp làm việc đầu vào 120/220VAC – 50-60Hz 5 Điện áp đầu ra 24VDC 6 Phương thức mã hóa đường truyền Dạng số hóa 7 Số loop 3 8 Số địa chỉ trên 1 loop 20-40 địa chỉ 9 Số tủ kết nối trong 1 mạng 25-40 tủ 10 Phương thức truyền dữ liệu RS485 11 Màn hiển thị Màn hình LCD sử dụng với dòng, mỗi dòng có 40 ký tự hoặc tương đương 12 Dạng cổng kết nối máy tính RS232 II ĐẦU BÁO NHIỆT GIA TĂNG ĐỊA CHỈ 1 Model ATG-EA 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Nhật 4 Điện áp làm việc Từ 17 VDC đến 41 VDC 5 Dòng điện tiêu thu 350µA 7 Dòng điện khi báo động 500µA 8 Phương thức mã hóa đường truyền Dạng số hóa 9 Độ ẩm cao nhất cho phép 95%RH, không ngưng hơi 10 Nhiệt độ hoạt động Từ 00C – +470C III ĐẦU BÁO KHÓI QUANG ĐỊA CHỈ 1 Model ALK-V 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Mỹ 4 Điện áp làm việc Từ 17 VDC đến 41 VDC 5 Dòng điện tiêu thu 390mA 6 Dòng điện khi dò 2mA 7 Dòng điện khi báo động 8mA 8 Phương thức mã hóa đường truyền Dạng số hóa 9 Độ ẩm cao nhất cho phép 95%RH, không ngưng hơi 10 Nhiệt độ hoạt động Từ -100C – 500C IV NÚT NHẤN BÁO CHÁY KHẨN CẤP ĐỊA CHỈ 1 Model DCP-AMS 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Mỹ 4 Điện áp làm việc Từ 17 VDC đến 41 VDC 5 Dòng báo cháy 8mA 6 Độ ẩm tối đa 90%RH, không ngưng hơi 7 Nhiệt độ môi trường Từ 00C đến 490C VI CHUÔNG BÁO CHÁY 1 Model FBB-150I 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Nhật 4 Điện áp định mức 24VDC 5 Dòng điện định mức tại 24VDC 8mA 6 Cường độ âm thanh trong vòng ≥90dB 7 Bán kính 1m xung quanh chuông 8 Nhiệt độ hoạt động Từ -200C đến +600C 9 Mầu sắc Mầu đỏ VI ĐÈN BÁO CHÁY 1 Model TL-13D 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Nhật 4 Điện áp định mức 24VDC/VAC 5 Dòng điện định mức tại 24VDC/AC 19mA 6 Loại đèn LED 7 Nhiệt độ hoạt động Từ -100C đến +500C 8 Màu Đỏ VI MODUL ĐỊA CHỈ ĐIỀU KHIỂN CHUÔNG BÁO CHÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI 1 Model DCP-R2ML 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Mỹ 4 Dải điện áp làm việc 25,3 – 39VDC 5 Dòng điện tiêu thụ 350µA (thông thường) 400µA (báo động) 6 Nhiệt độ môi trường Từ 00C đến +490C 7 Độ ẩm tối đa 90%RH, không ngưng hơi VII MODUL GIÁM SÁT ĐỊA CHỈ 1 Model DCP-FRCME-M 2 Hãng sản xuất Hochiki 3 Xuất xứ Mỹ 4 Dải điện áp làm việc 25,3 – 39VDC 5 Dòng điện tiêu thụ 339µA (thông thường) 358µA (báo động) 6 Nhiệt độ môi trường Từ 00C đến +490C 7 Độ ẩm tối đa 90%RH, không ngưng hơi
1.1.1.3. Dây dẫn
- Các mạch tín hiệu từ đầu báo, nút ấn, hoặc chuông báo cháy về hộp kỹ thuật tầng dùng dây bọc cách điện lõi đồng 2x1mm2.
- Dây tín hiệu được lồng trong ống ghen nhựa chống cháy D16 đi nổi sát dưới trần hoặc đi ngầm trong trần.
- Đường truyền tín hiệu từ Tủ trung tâm tới hộp kỹ thuật đấu dây các tầng dùng cáp 20Cx1,5mm2, cáp được lòng trong ống ghen chống cháy D32, đi trong hộp kỹ thuật thông tầng về tủ trung tâm.
- Dây cấp điện nguồn cho tủ Trung tâm phải đảm bảo chất lượng yêu cầu và có đường kính lõi đồng 1mm trở lên. Nguồn điện được lấy từ hộp cấp điện và khống chế bằng automat.
1.1.2. Hệ thống cấp nước chữa cháy
1.1.2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều cảu luật Phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:1989 (ISO3941:1997) Nhóm T phân loại cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-1: 2002 ISO 14520-1:2000 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-9:2002 ISO 14520-9:2000 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: chất chữa cháy HFC 227 EA.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160-1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
1.1.2.2. Thiết kế hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy cho khu nhà bao gồm:
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà do các trụ cứu hỏa bên ngoài nhà đảm nhiệm.
- Hệ thống chữa cháy trong nhà do hệ thống chữa cháy tự động spinkler kết hợp với vách tường và các bình bột đảm nhiệm.
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
Theo tiêu chuẩn TCVN-2622, số đám cháy đồng thời là 1 đám cháy, lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà của công trình là 5l/s.
Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà là 1đám cháy * 5l/s = 5l/s.
Lưu lượng nước cấp cho chữa cháy ngoài nhà là 5l/s*3h = 54m3.
- Hệ thống chữa cháy trong nhà:
- Hệ thống chữa cháy tự động spinkler kết hợp với vách tường:
- Hệ thống chữa cháy trong nhà được tính toán như sau:
- Khu vực ga ra tầng hầm được trang bị hệ thống chữa cháy tự động spinkler kết hợp với vách tường.
- Khu vực kinh doanh trang bị hệ thống chữa cháy vách tường.
- Khu vực căn hộ trang bị hệ thống chữa cháy tự động spinkler kết hợp với vách tường, có đầu phun ngang vào mỗi căn hộ.
- Tính toán hệ thống chữa cháy tự động spinkler kết hợp với vách tường:
Chọn bơm cấp nước chữa cháy Q>= 225 m3/h – H>= 76m (1 bơm điện làm việc khi có cháy – 1 bơm điêzen dự phòng)
Chọn máy bơm bù áp có thông số kỹ thuật như sau:
Q >= 11,3 m3/h
H >= 88 m
Trong trạm bơm bố trí bình tích áp 200l đấu nối với hệ thống ống đẩy cấp nước chữa cháy.
- Bể nước ngầm
Bể nước ngầm có tổng dung tích W = 350 m3 phục vụ cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, trong đó dung tích nước phục vụ cứu hoả cấp cho chữa cháy trong 3 giờ Wcc=261m3, dung tích nước phục vụ sinh hoạt Wsh= 89 m3.
- Bể nước mái
Bố trí bể nước mái có dung tích tổng W=90m3 trên mái nhà trong đó dung tích nước phục vụ sinh hoạt W= 87 m3 và dung tích nước phục vụ cứu hoả trong 10 phút đầu W= 3 m3.
- Hệ thống chữa cháy bằng bột
Trên các tầng căn hộ và khu kinh doanh, đặt các bình bột loại 4kg và tiêu lệnh chữa cháy bên ngoài hành lang.
Trong tầng hầm, đặt các bình bột loại 4kg và các bình chữa cháy xe đẩy 35kg.
1.1.3. Phối hợp giữa hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy
Khi có cháy ở bất kỳ vị trí nào mà hệ thống báo cháy phát hiện thông qua các cảm biến thì tín hiệu từ cảm biến gửi về trung tâm báo cháy và hiển thị trên máy tính. Đồng thời hệ thống báo cháy sẽ gửi tiếp điểm đầu ra để dừng hệ thống điều hòa & thông gió. Việc xử lý chữa cháy sẽ được con người xem xét và có phương án chữa cháy thích hợp.
Khi có cháy ở máy phát các cảm biến được lắp đặt tại máy phát sẽ phát hiện và gửi về trung tâm báo cháy, trung tâm báo cháy sẽ ra lệnh cho các van điện từ mở để sẵn sàng chữa cháy. Việc chữa cháy máy phát sẽ cần một số điều kiện:
- Có tín hiệu báo cháy.
1.1.4. Biện pháp thử nghiệm
1.1.4.1. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước:
Tiến hành thử nghiệm hệ thống chữa cháy vách tường bằng phương pháp trực tiếp lắp cuộn vòi mềm dẫn nước chữa cháy vào các đầu nối ở đầu van, lắp đặt lăng váo đầu cuối của vòi mềm đồng thời mở van để kiểm tra tầm phun xa của tia nước ở đầu lăng
Thử nghiệm máy bơm chữa cháy bằng phương pháp đóng tất cả các van chặn ở cửa xả của máy bơm sau đó khởi động máy bơm bằng các nút ấn điều khiển bằng tay để kiểm tra áp lực của máy bơm.
Dùng các đồng hồ đo lưu lượng và các van đóng mở để kiểm tra lưu lượng của máy bơm.
Đối với các van đóng toàn bộ các van sau đó bơm nước tăng áp suất trong đường ống để kiểm tra độ kín của van
Tương tự như các van cửa, để kiểm tra độ kín của các van điện cũng dùng phương pháp như trên, ngoài ra van phải được kiểm tra đóng mở bằng điện và bằng tay.
1.1.4.2. Đối với hệ thống bình chữa cháy:
Bằng phương pháp trực tiếp quan sát và cân trọng lượng của bình để kiểm tra chủng loại và chất lượng của bình
1.1.4.3. Đối với hệ thống báo cháy tự động:
Sau khi các vật tư thiết bị đã lắp đặt vào công trình đơn vị sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dùng (tạo khói đối với đầu báo khói, tạo nhiệt đối với đầu bào nhiệt) để kiểm tra hoạt động thực tế của các đầu báo, chuông, nút ấn báo cháy khẩn cấp bằng tay, trung tâm báo cháy theo chức năng.