Hướng dẫn chi tiết quy trình bảo trì hệ thống điện tòa nhà
Hệ thống điện tòa nhà hoạt động ổn định; an toàn mới giúp các hoạt…
Mục lục nội dung
- 1. Quy trình bảo trì hệ thống điện nhẹ
- Bảo trì hệ thống mạng LAN
- Bảo trì hệ thống camera giám sát
- Bảo trì hệ thống điện thoại nội bộ
- 2. Quy trình bảo trì hệ thống cơ điện
- 3. Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng
Hệ thống điện tòa nhà hoạt động ổn định; an toàn mới giúp các hoạt động sử dụng, khai thác và vận hành tòa nhà diễn ra thông suốt và hiệu quả. Đơn vị quản lý tòa nhà cần bảo trì hệ thống điện tòa nhà định kỳ; giúp phát hiện và xử lý các sự cố về điện kịp thời. Vậy làm thế nào để bảo trì hệ thống điện hiệu quả nhất?
1. Quy trình bảo trì hệ thống điện nhẹ2 Thành tố quan trọng nhất cấu tạo nên một công trình xây dựng gồ phần xây dựng và phần cơ điện. Trong phần cơ điện, hệ thống điện nhẹ chỉ chiếm tối đa khoảng 20% công trình nhưng lại mang đến những lợi ích thiết thực cho người khai thác và sử dụng công trình.
Hệ thống điện nhẹ gồm các hệ thống: điện thoại; mạng nội bộ; thông báo công cộng; camera giám sát; quản lý bãi đỗ xe,…Quy trình bảo trì hệ thống điện nhẹ gồm các bước dưới đây:
Bảo trì hệ thống mạng LAN– Đơn vị quản lý tòa nhà cần tiến hành bảo trì hệ thống tủ đầu nối bắt đầu từ việc vệ sinh vỏ tủ; vệ sinh các tấm nối dây và mối cáp tới tấm nối dây. Khi phát hiện các mối nối đã bị oxy hóa hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cần ngay lập tức thay thế.
– Việc bảo trì hệ thống đường truyền bắt đầu từ việc xác định, đánh dấu và kiểm tra vị trí cáp mạng điểm đầu; điểm trung gian và điểm cuối. Tiếp đó, bộ phận chịu trách nhiệm bảo trì cần kiểm tra điện trở và điểm tiếp xúc kết nối; kiểm tra độ suy hao của hệ thống đường truyền. Các mối nối không đạt tiêu chuẩn cần được thay thế.
– Khi bảo trì hệ thống điện tòa nhà, chúng ta không thể bỏ qua các thiết bị mạng. Việc đầu tiên cần làm là cập nhật các phiên bản mới nhất của phần mềm quét virus; quét virus; xóa file rác để đảm bảo an toàn dữ liệu và tăng tốc độ của máy tình. Khi có dấu hiệu hư hỏng của ổ cứng cần ngay lập tức sao lưu dữ liệu và thay thế ổ cứng mới. Khi bảo trì Server cần lưu ý cài đặt chế độ sao lưu dự phòng.
Bảo trì hệ thống camera giám sát– Trong lần đầu tiên thực hiện quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện nhẹ, người có trách nhiệm cần đánh dấu, dán nhãn và lập sơ đồ đầu nối cùng sổ theo dõi bảo trì hệ thống camera giám sát.
– Trong tất cả các lần bảo trì, việc vệ sinh các đầu ghi hình là việc đầu tiên cần làm. Tiếp đến là việc điều chỉnh góc độc quan sát hợp lý nhất.
– Nếu đường cáp, phần mềm hay phần cứng của hệ thống có bất kỳ hư hỏng gì cần lập tức thay thế. Sau khi thay thế thiết bị cần cài đặt chế độ ghi hình theo nhu cầu thực tế.
– Cuối cùng là truyền dữ liệu từ đầu ghi hình về ổ cứng để lưu trữ giữ liệu lâu dài.
Bảo trì hệ thống điện thoại nội bộ– Trong lần đầu tiên bảo trì hệ thống điện tòa nhà, bộ phận chịu trách nhiệm cần dán nhãn, lập sơ đồ đấu nối; lập sổ theo dõi bảo trì hệ thống điện thoại nội bộ.
– Vệ sinh hệ thống điện thoại đồng thời tiến hành sao lưu dữ liệu về ổ cứng nếu cần thiết
– Khi phát hiện các sự cố như đứt cáp; điện thoại mất tín hiệu; âm thành rè; chạm cáp…cần lập tức sửa chữa hoặc thay thế.
2. Quy trình bảo trì hệ thống cơ điệnĐối với hệ thống cơ điện, sau khi tiến hành kiểm tra sơ bộ bằng các kỹ thuật thông thường, bộ phận chịu trách nhiệm bảo trì cần kiểm tra chi tiết hệ thống. Cụ thể gồm:
– Kiểm tra nguồn điện
– Kiểm tra tủ điện phân phối, hệ thống đèn báo và các thiết bị chỉ thị trên tủ điện
– Kiểm tra tải tiêu thụ của các thiết bị điện và xác định tiêu hao
– Kiêm tra phân phối tải của các pha để điều chỉnh khi cần thiết
– Đo điện áp vào và điện áp ra của các tủ điện đồng thời đo thứ tự pha
– Kiểm tra đường cáp động lực cho phòng server
Quy trình bảo trì hệ thống cơ điện không thể thiếu bước ghi nhận các thông số quan trọng gồm: Nhật ký vận hành từ khách hàng; giá trị điện áp đầu vào và đầu ra; giá trị dòng điện các pha đầu vào và ra; công suất của từng pha; tần số; thông số điện quan trọng; danh sách sự cố cơ điện cần xử lý.
Khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất khi bảo trì hệ thống cơ điện là vệ sinh các thiết bị điện và tủ điện; điều chính các đồng hồ đo điện; sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị lỗi, hỏng.
3. Quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sángViệc bảo trì hệ thống chiếu sáng tương đối đơn giản. Tất cả những gì bộ phận chịu trách nhiệm cần làm là lau chùi các thiết bị chiếu sáng. Khi các thiết bị chiếu sáng bị hỏng cần thay thế kịp thời. Thậm chí việc thay thế các bóng đèn chiếu sáng cần được tiến hành định kỳ.
Việc đo đạc hiệu quả hoạt động của hệ thống chiếu sáng hàng tháng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quy trình bảo trì hệ thống điện chiếu sáng. Căn cứ vào những dữ liệu đo đạc được, bộ phận chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống chiếu sáng sẽ xác định được thời điểm hệ thống giảm khả năng hoạt động và thay thế kịp thời.
Theo thời gian, chất lượng bóng đèn và khả năng chiếu sáng sẽ bị giảm so với khả năng chiếu sáng ban đầu. Vì vậy, việc thay thế định kỳ các loại bóng đèn sẽ giúp nguồn sáng trong tòa nhà luôn được đảm bảo cho mọi hoạt động sử dụng; khai thác và vận hành tòa nhà.
Quy trình vận hành hệ thống điện tòa nhà đã phức tạp, quy trình bảo dưỡng càng phức tạp hơn. Bảo trì hệ thống điện đòi hỏi nhiều đầu mũ công việc; đội ngũ nhân lực có trình độ và chuyên môn cao với những máy móc, thiết bị chuyên dụng hỗ trợ. Quan trọng nhất là việc bảo trì cần được tiến hành thường xuyên, đúng định kỳ.
Vậy làm thế nào để đơn vị quản lý tòa nhà nhớ lịch bảo trì hệ thống điện tòa nhà? Làm thế nào để phân công; giám sát và quản lý đội ngũ nhân lực chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống điện tòa nhà? Làm thế nào để việc bảo dưỡng, bảo trì được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả?
Công việc của ban quản lý không chỉ là bảo trì hệ thống điện mà còn gồm hàng loạt nghiệp vụ phức tạp khác như: quản lý dịch vụ; quản lý tài chính; quản lý khách hàng; quản lý mặt bằng; quản lý nhân sự…Muốn làm tốt công việc bảo trì hệ thống điện, họ cần có “trợ lý đặc biệt”. Đó chính là các phần mềm quản lý tòa nhà.