Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách để không bị tiêu tán tài lộc
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách để không bị tiêu tán tài lộc

Trong văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất, quan…

Mục lục nội dung

  • Thời gian lau dọn bàn thờ
  • Chuẩn bị lau dọn bàn thờ
    • Người lau dọn bàn thờ
    • Các vật dụng cần chuẩn bị
    • Thông báo xin phép lau dọn bàn thờ
  • Các công đoạn khi lau dọn bàn thờ
    • Bước 1:
    • Bước 2:
    • Bước 3:
  • Những kiêng kị khi lau dọn bàn thờ

Trong văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất, quan trọng nhất trong gia đình. Bàn thờ vừa thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên, vừa là nơi mang lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy, việc lau dọn bàn thờ cũng rất quan trọng, cần phải rất cẩn thận và đúng cách để không bị tiêu tán tài lộc trong gia đình.

Thời gian lau dọn bàn thờ

Người Việt tâm niệm rằng lau dọn bàn thờ cần được làm với một sự tôn kính, kỹ càng, cẩn thận và sạch sẽ. Vào những ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, hầu hết các gia đình đều thắp nén hương bày tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Đặc biệt là vào dịp lễ Tết cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa và lau dọn bàn thờ. Thời gian này thường trong khoảng từ 23 tháng Chạp đến trước ngày 30 tháng Chạp, dân gian gọi là bao sái. Vì đây là lúc Táo quân vắng mặt, mọi quá trình lau chùi, xê dịch bàn thờ mới không bị mạo phạm các ngài.

Chuẩn bị lau dọn bàn thờ Việc lau dọn bàn thờ không đúng cách có thể gây tiêu tán tài lộc Việc lau dọn bàn thờ không đúng cách có thể gây tiêu tán tài lộc Người lau dọn bàn thờ

Gia chủ đại diện trong gia đình thường là người đứng lên thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Trước khi dọn dẹp, gia chủ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc quần áo gọn gàng, chỉn chu để tỏ thành ý với bề trên.

Các vật dụng cần chuẩn bị

Vật dụng để lau dọn bàn thờ cần được chuẩn bị riêng: khăn sạch và rượu trắng pha với nước gừng. Lau bàn thờ bằng khăn sạch được thấm với hỗn hợp rượu pha cùng nước gừng. Tuy nhiên, khi lau tượng Phật, ảnh Phật thì chỉ nên lau bằng nước ấm.

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì chú ý phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.

Thông báo xin phép lau dọn bàn thờ Đọc khấn xin phép tổ tiên cho tiến hành lau dọn bàn thờ Đọc khấn xin phép tổ tiên cho tiến hành lau dọn bàn thờ

Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả tùy tâm, 10 bông cúc chia thành 2 bình để 2 bên, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên cho tiến hành lau dọn. Khi hương cháy hết, gia chủ mới bắt đầu tiến hành lau dọn.

Các công đoạn khi lau dọn bàn thờ Bước 1:

Gia chủ hạ các đồ muốn lau dọn xuống, tuy nhiên tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Dùng khăn sạch đã thấm rượu gừng hoặc nước ấm lau lần lượt từng món đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại rồi xếp các đồ thờ ngay ngắn, trang nghiêm.

Chú ý khi lau thì lau bài vị của thần, Phật trước, rồi sau đó lau tới bài vị của ông bà tổ tiên. Nếu làm ngược lại sẽ mang tội bất kính vì theo quan niệm của người xưa, thần, Phật ở ngôi vị cao hơn.

Lau dọn các đồ vật trên bàn thờ cẩn thận, tránh xê dịch Lau dọn các đồ vật trên bàn thờ cẩn thận, tránh xê dịch Bước 2:

Sau khi lau bài vị xong thì dọn đến bát hương. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Trước tiên gia chủ cần rửa sạch tay bằng rượu gừng rồi mới tiếp tục công việc lau dọn. Dùng một tay giữ chặt bát hương để tránh bát hương bị xê dịch, tay kia dùng khăn khô hoặc chổi nhỏ lau quét bụi xung quanh miệng bát hương. Khi lấy tro hương, cần dùng một chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Nhiều người không biết rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, như vậy rât dễ gây “tán tài lộc”.

Khi bát hương khô ráo, đốt 7 tờ tiền vàng (đối với bát hương thờ thần, Phật) và 3 tờ tiền vàng (đối với bát hương thờ tổ tiên), đốt cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”. Hành động ấy với ý nghĩa là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Còn nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Bước 3:

Sau khi lau rửa sạch sẽ, gia chủ đem bài vị Thần, Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Những kiêng kị khi lau dọn bàn thờ Sắp xếp đồ thờ đúng vị trí Sắp xếp đồ thờ đúng vị trí

Ngoài những bước trên, trong quá trình lau dọn bàn thờ bạn cần phải lưu ý kiêng kỵ một số điều quan trọng để tránh mạo phạm thầm linh, luôn giữ tài lộc trong nhà.

  • Không di chuyển bát chân hương tùy tiện
  • Không dùng nước lạnh để rửa bài vị
  • Không làm đổ vỡ đồ thờ
  • Phải sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên đúng vị trí

Như vậy, bàn thờ là một yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe cho mọi người trong gia đình. Việc lau dọn bàn thờ cần làm đúng cách với sự thành tâm, kính cẩn và tỉ mỉ nhất để tài lộc không tiêu tán!

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info