Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi cần lưu ý chuẩn…

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi cần lưu ý chuẩn bị các thủ tục một cách tuần tự dưới đây, tránh làm đảo lộn vấn đề sẽ khó khăn cho việc thẩm định thông tin:

  • Trường hợp bị bỏ rơi trong bệnh viện/cơ sở y tế: Trường hợp này sẽ có bệnh viện và cơ sở y tế cấp giấy chứng sinh
  • Trường hợp bị bỏ rơi bên ngoài cơ sở y tế: Bạn cần mời Công An phường hoặc Đại diện UBND Phường tại nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi.
  • Cần xác định một tổ chức nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻ, có thể là các hội, đoàn thể, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi…
  • Tổ chức nhận tạm thời nuôi trẻ cần phải có Bản thông báo lên đài phát thanh/truyền hình địa phương về trường hợp trẻ bị bỏ rơi. Lưu ý việc này rất quan trọng vì trẻ em cần được chăm sóc bởi cha mẹ sinh ra chúng đồng thời tránh các trường hợp bắt cóc hoặc lợi dụng khác.
  • Tổ chức tạm thời nhận nuôi trẻ sẽ phát hành Giấy giới thiệu để bạn làm đại diện đi khai sinh cho trẻ.

Lưu ý: Đây chỉ là thủ tục khai sinh cho trẻ để đảm bảo quyền lợi của trẻ chứ chưa phải thủ tục nhận con nuôi. Nếu bạn muốn nhận trẻ về nuôi thì đây là thủ tục đầu tiên bạn cần phải làm.

Thông tin thủ tục Lĩnh vực: Hộ tịch Đơn vị giải quyết: UBND Phường/Xã Bộ phận giải quyết: Tư pháp – Hộ tịch Cách thức thực hiện: Đối tượng thực hiện: Thành phần hồ sơ: – Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi (do UBND phường hoặc Công an phường) nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với trẻ bị bỏ rơi)
– Hộ khẩu/CMND hoặc hộ chiếu- Giấy giới thiệu của tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ
– Bản thông báo trên đài phát thanh/truyền hình địa phương
– Bản chính giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh
– Tờ khai đăng ký khai sinhSố lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơThời hạn giải quyết: 5 ngày đối với cấp Phường
7 ngày đối với cấp XãLệ phí: Miễn phíYêu cầu, điều kiện thực hiện: Kết quả thực hiện: Căn cứ pháp lý: – Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014
– Quyết định 5102/QĐ-UBND về việc Công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, thủ tục hành chính của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
– Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Phí và lệ phí
– Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 29/02/2016 của Bộ Tư pháp
– Thông tư 179/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính
– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info