Hướng dẫn tự vệ sinh máy giặt tại nhà

Hướng dẫn tự vệ sinh máy giặt tại nhà

Nếu máy giặt nhà bạn đã sử dụng lâu ngày mà vẫn chưa được vệ…

Mục lục nội dung

  • Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
  • Cách vệ sinh máy giặt cửa trên và cửa trước
    • Bước 1: Bạn cần làm vệ sinh lồng máy giặt trước
    • Bước 2: Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả vải
    • Bước 3: Vệ sinh vỏ máy
    • Bước 4: Vệ sinh cửa máy giặt
    • Bước 5: Vệ sinh đường ống thoát nước
  • Giữ cho máy giặt luôn được sạch sẽ

Nếu máy giặt nhà bạn đã sử dụng lâu ngày mà vẫn chưa được vệ sinh khiến quần áo thường xuyên có mùi hôi khó chịu hoặc dính vết bẩn dù đã được giặt rồi, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! Hãy cùng timtho.vn tìm hiểu cách làm sạch máy giặt cửa trên và cửa trước tại nhà cực đơn giản chỉ với vài thao tác, giúp bạn tiết kiệm tiền sửa chữa và bảo dưỡng máy giặt cũng như cho quần áo của bạn luôn thơm ngát, sạch như mới nhé!

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

Để việc vệ sinh máy giặt cửa trên và cửa trước được hiệu quả, trước tiên bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ và nguyên liệu sau đây:

  • Một cốc giấm trắng hoặc hỗn hợp muối ăn và nước.
  • Một ít bột làm bánh Baking Soda.
  • Dung dịch, hóa chất tẩy rửa trung tính (nước tẩy Clo).
  • Một miếng giẻ lau hoặc bọt biển để lau chùi.
Cách vệ sinh máy giặt cửa trên và cửa trước  Vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ giúp cho quần áo thơm tho Vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ giúp cho quần áo thơm tho Bước 1: Bạn cần làm vệ sinh lồng máy giặt trước

Đầu tiên bạn sẽ đổ cốc giấm trắng hoặc dung dịch pha từ nước và muối vào bên trong lồng giặt, cho một ít bột baking soda vào ngăn chứa bột giặt, sau đó kích hoạt cho máy chạy ở chế độ ngâm từ 15-20 phút. Tiếp sau đó, khi máy đã chạy xong, hãy dùng giẻ lau hoặc miếng bọt biển để lau toàn bộ lồng giặt. Việc này sẽ giúp máy ngăn ngừa tối đa khả năng phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, bên cạnh đó còn giúp khử đi những mùi khó chịu còn bám bên trong lồng máy.

Nếu máy của bạn có chế độ giặt nước nóng, bạn cũng có thể vệ sinh lồng giặt theo phương pháp sau đây: Bật chu kỳ giặt nước nóng, sau khi nước được đổ đầy vào lồng giặt thì tạm ngừng máy lại. Thêm một ít chất tẩy rửa Clo hoặc nước giấm, bấm tiếp chu trình giặt. Sau khi máy đã hòa trộn hỗn hợp tẩy rửa xong, cho máy ngừng lại để ngâm lồng giặt vài giờ đồng hồ nhầm loại bỏ cặn bẩn, nấm mốc và khử đi mùi hôi khó chịu đang tồn đọng bên trong máy giặt. Sau thời gian chờ đợi, bạn hãy cho máy tiếp tục để hoàn thành chu trình giặt. Nếu trong máy có mùi hôi của giấm hoặc nước tẩy, hãy cho máy chạy thêm một chu trình giặt nước nóng cùng nước giặt để khử mùi. Nếu máy không có chu trình giặt nước nóng mà bạn vẫn muốn áp dụng phương pháp này, hãy tự nấu nước nóng đổ trực tiếp vào, chỉ cần 3 – 5 lít là đủ.

Bước 2: Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả vải

Tháo hẳn ngăn chứa bột giặt và nước xả vải ra ngoài, rửa sơ qua bằng nước lạnh, sau đó chà rửa kỹ càng bằng dung dịch tẩy rửa. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể ngâm nó với một ít thuốc tẩy nhẹ, để ngâm từ 8-10 tiếng, sau đó dùng nước nóng để rửa sạch lại một lần nữa. Hãy đảm bảo rằng bụi bẩn, cặn bám hay tóc không còn tồn tại trong khây nữa.

 Tháo ngăn chứa bột giặt và nước xả vải để vệ sinh Tháo ngăn chứa bột giặt và nước xả vải để vệ sinh Bước 3: Vệ sinh vỏ máy

Dùng giẻ lau hoặc bọt biển mềm, tẩm một ít dung dịch, hóa chất tẩy rửa rồi lau nhẹ bên ngoài thiết bị. Lưu ý không cọ quá mạnh tay để tránh làm trầy xước vỏ máy gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra bạn cần chú ý hơn ở những góc cạnh của máy vì đây là những nơi đóng bụi nhiều nhất.

Bước 4: Vệ sinh cửa máy giặt

Mở cánh cửa của máy giặt ra và sử dụng một chiếc khăn ẩm có tẩm dung dịch tẩy rửa để chà phần bề mặt bên trong lẫn mặt bên ngoài. Đối với máy giặt cửa trước, bạn cần chú ý vệ sinh kĩ đường viền được đệm cao su ở phần nắp cửa vì đây là nơi dễ có mùi hôi do thường xuyên ẩm ướt, là điều kiện tốt cho nấm mốc phát triển.

Bước 5: Vệ sinh đường ống thoát nước

Trước tiên bạn dùng khăn có tẩm dung dịch tẩy rửa trung tính để lau sạch phần khớp tiếp xúc giữa đầu ống thoát nước và máy giặt loại bỏ cặn bẩn. Sau đó bạn hãy xem đường ống có bị vặn xoắn ở đâu không, tháo chúng ra nếu có. Có thể tiến hành thay thế khi đường ống đã quá cũ. Đối với ống thoát nước, bên cạnh việc vệ sinh thì bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên vì nó cũng có liên quan đến nhiều mã lỗi hiển thị trên bảng điện tử của máy.

Giữ cho máy giặt luôn được sạch sẽ  Giữ máy giặt luôn sạch sẽ để hiệu quả giặt cao nhất Giữ máy giặt luôn sạch sẽ để hiệu quả giặt sạch luôn cao nhất
  • Sau khi quần áo được giặt xong, bạn cần phải lấy chúng ra phơi ngay hoặc sử dụng chức năng sấy khô để quần áo được thơm tho. Việc để quần áo ướt trong máy giặt có thể dẫn đến sự hình thành của nấm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng quần áo và cả lồng máy giặt. Dù chỉ là 1 vài giờ thì cũng không nên nhé!
  • Sau khi đã lấy quần áo ra khỏi máy giặt, đừng vội đóng cửa máy giặt khiến cho hơi nước không thể thoát ra ngoài, tạo môi trường ẩm ướt hoàn hảo để nấm mốc phát triển. Hãy mở rộng cửa máy giặt để hơi nước nhanh chóng thoát hết ra ngoài, giữ lồng máy giặt luôn khô thoáng.
  • Đối với ngăn chứa nước giặt và nước xả, bạn cũng nên giữ chúng sạch sẽ, khô thoáng. Nếu sau khi giặt, nước giặt và nước xả vẫn còn bám trên khay, hãy tháo chúng ra chùi rửa sạch sẽ và phơi khô trước khi lắp lại máy.

Lưu ý: Nếu bạn thường xuyên vệ sinh theo cách trên mà máy giặt vẫn còn mùi hôi có nghĩa rằng đã đến lúc bạn cần phải tháo máy ra để vệ sinh và bảo dưỡng. Hãy đặt thợ bảo dưỡng máy giặt từ ứng dụng timtho.vn để được hỗ trợ các bạn nhé!

Thanh Hằng – Tổng hợp

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info