Kiểm soát rủi ro trong công việc về điện
Cần luôn thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo rằng công…
Mục lục nội dung
- 1. Công việc về điện là gì?
- 2. Xác định các mối nguy cơ
- 3. Đánh giá rủi ro
- 4. Kiểm soát rủi ro
- 4. Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật
- 5. Đánh giá biện pháp kiểm soát
Cần luôn thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo rằng công việc liên quan đến điện phải được thực hiện bởi một thợ điện có bằng cấp hoặc đã được công nhận đạt các tiêu chuẩn cần thiết.
1. Công việc về điện là gì?Công việc về điện gồm có:
– Lắp đặt, kết nối các dây dẫn cung cấp điện cho thiết bị điện hoặc ngắt, thu hồi các dây dẫn cung cấp khỏi thiết bị điện.
– Lắp đặt, gỡ bỏ, sửa chữa, cài đặt thêm, thay thế, kiểm tra, chuyển đổi hoặc bảo dưỡng thiết bị điện hoặc các công trình điện.
Công việc về điện không bao gồm:
– Các công việc liên quan tới kết nối thiết bị điện vào nguồn điện bằng dây cắm nguồn và ổ điện.
– Các công việc được thực hiện trên các bộ phận không có điện của thiết bị điện nếu người thực hiện công việc không có nguy cơ gặp rủi ro về điện.
– Thay thế các thiết bị điện hoặc bộ phận của thiết bị điện nếu công việc đó có thể dễ dàng được thực hiện bởi một người không có chuyên môn về công việc về điện (ví dụ như thay cầu chì trong nhà hoặc bóng đèn)
– Công việc lắp ráp, chế tạo, sửa đổi hoặc sửa chữa thiết bị điện là một phần của quy trình sản xuất
– Công việc chế tạo hoặc sửa chữa các đường ống dẫn, cáp điện hoặc máng xối mà mạch điện đang hoặc sẽ được lắp đặt nếu
+ đường ống dẫn, cáp điện hoặc máng xối không tiếp đất
+ đường dây điện không có điện chạy qua, và
+ công việc được giám sát bởi một thợ điện có bằng cấp hoặc đã được chứng nhận
– Định vị hoặc lắp đặt thiết bị điện, hoặc sửa thiết bị điện tại chỗ, nếu công việc này không được thực hiện khi kết nối thiết bị điện với nguồn điện
– Hỗ trợ kỹ sư điện có bằng cấp thực hiện công việc liên quan đến điện nếu:
+ người hỗ trợ được giám sát trực tiếp bởi kỹ sư điện đó, và
+ người hỗ trợ không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ thiết bị nào đang có điện chạy qua.
– Thực hiện những công việc về điện ngoại trừ thao tác trực tiếp trên thiết bị có điện, nhằm đạt các yêu cầu cần thiết để trở thành thợ điện có bằng cấp.
Các công việc về điện không bao gồm thao tác lên các thiết bị điện được vận hành tại điện áp cực thấp ngoại trừ:
– Thiết bị điện là một phần của công trình điện tại khu vực ở đó không khí có nguy cơ gây cháy nổ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và an toàn.
2. Xác định các mối nguy cơViệc xác định nguy cơ bao gồm tìm ra tất cả các công việc, tình huống và quy trình có khả năng gây nguy hiểm.
Các mối nguy cơ từ thiết bị điện hoặc công trình điện có thể xuất hiện từ các nguồn sau:
– Khâu thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì và thử nghiệm thiết bị điện hoặc công trình điện.
– Thay đổi hoặc cải tạo thiết kế
– Phương pháp bảo vệ không đủ hoặc không được khởi động.
– Phương pháp và địa điểm sử dụng thiết bị điện. Thiết bị điện có thể được vận hành trong các điều kiện có khả năng cao gây hư hỏng cho thiết bị hoặc làm giảm tuổi thọ của nó. Ví dụ như, thiết bị có thể có nguy cơ bị hỏng hóc cao nếu được sử dụng ngoài trời, trong nhà máy hoặc xưởng chế tạo.
– Thiết bị điện được sử dụng trong khu vực mà tại đó không khí có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe và an toàn do khả năng cháy nổ, ví dụ như trong không gian kín.
– Phân loại của thiết bị điện. Ví dụ như, thiết bị điện thuộc loại “cắm điện” có thể vận chuyển được giữa các địa điểm, gồm cả các loại dây kéo dài, đều có khả năng bị hư hại cao.
– Tuổi thọ của thiết bị điện và công trình điện.
– Các loại công việc được thực hiện trên hoặc gần thiết bị điện hoặc công trình điện, gồm cả các loại đường dây điện trên cao hoặc cơ sở điện ngầm dưới đất, ví dụ như công việc được thực hiện tại không gian kín thông với nhà máy điện hoặc các cơ sở.
Việc tiếp xúc với các điện từ trường cao tần có thể khiến người lao động có một số điều kiện sức khỏe không tốt gặp phải nguy hiểm tiềm ẩn, ví dụ như những người phải mang máy trợ tim. Cần phải thông báo cho người lao động và những người khác tại nơi làm việc về mọi nguy cơ tiềm ẩn của điện từ trường tại nơi làm việc mà có thể ảnh hưởng tới người có điều kiện sức khỏe không tốt. Ngoài ra cũng cần phải quản lý rủi ro tới sức khỏe và an toàn do các nguy cơ từ điện từ trường, bao gồm việc loại bỏ các nguy cơ nếu có khả năng. Nếu việc loại bỏ là không thể, cần giảm thiểu nguy cơ trong phạm vi cho phép.
Các nguy cơ tiềm ẩn từ điện có thể được xác định qua các cách sau:
– Đối thoại với người lao động và quan sát cách thức, địa điểm sử dụng thiết bị điện.
– Thường xuyên kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện và công trình điện theo quy định
– Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
– Đối thoại với nhà sản xuất, nhà cung cấp, hiệp hội công nghiệp và các chuyên gia an toàn.
– Nghiên cứu kỹ các báo cáo tai nạn.
3. Đánh giá rủi roViệc đánh giá rủi ro bao gồm việc dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu có người gặp phải mối nguy hại và khả năng xảy ra của nó. Các rủi ro đi cùng với công việc về điện có thể xuất hiện từ các nguồn sau:
– Các tính chất của nguồn điện. Điện năng đặc biệt nguy hiểm do dòng điện không nhìn thấy bằng mắt thường được và không có âm thanh, mùi vị.
– Cách thức và địa điểm thực hiện công việc về điện. Các điều kiện làm việc có thể rất khó khăn, bao gồm thời tiết ẩm ướt, không gian kín và không khí có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe và an toàn do cháy nổ.
– Năng lực của người thực hiện công việc về điện.
Nếu được đề xuất thực hiện công việc trên thiết bị đang có điện hoặc đang vận hành, cần phải đánh giá rủi ro trước khi bắt đầu thực hiện, và công việc phải được tiến hành bởi một nhân viên có năng lực và ghi chép lại toàn bộ quá trình làm việc.
Cần chú ý các nhân tố rủi ro luôn đi cùng với công việc về điện như sau:
– Nguồn rủi ro, bao gồm các mức năng lượng tại nơi làm việc.
– Tính chất của công việc cần được thực hiện.
– Sự rò rỉ điện năng có khả năng xảy ra hoặc khả năng xảy ra cao tại mức độ hiện tại (ví dụ như các rủi ro đi cùng với tia hồ quang)
– Các điểm cô lập có sẵn hay không
– Thói quen làm việc
– Phân loại của nhà máy, máy móc và thiết bị sẽ được sử dụng
– Các công cụ kiểm tra phù hợp có sẵn hay không
– Phương tiện bảo hộ đạt chuẩn có sẵn hay không
– Nơi làm việc và môi trường làm việc, ví dụ như:
+ Thời tiết ẩm ướt
+ Môi trường làm việc bên trong hoặc cạnh các máng xối, hố và đường ống ngầm
+ Thang, giàn giáo, bục làm việc gắn vào cột, bục làm việc có thể nâng hạ, các loại cột và trụ
+ Không gian kín
+ Khả năng an toàn giải cứu người bị nạn
– Năng lực của người thực hiện công việc, chú ý rằng có thể người thực hiện công việc về điện sẽ bị yêu cầu phải có bằng cấp theo luật về an toàn điện năng ở địa phương.
Ngoài ra cũng phải xét đến nhu cầu của người lao động, ví dụ như:
– Người lao động đã từng được huấn luyện đầy đủ hoặc đã từng làm việc trong các điều kiện làm việc này chưa?
– Thể chất của người lao động có đáp ứng yêu cầu công việc không, ví dụ như liệu họ có thể leo tới độ cao cần thiết để làm việc với dây dẫn điện trên cao không, hoặc có thể duy trì tinh thần cảnh giác và không bị mệt mỏi không?
– Người lao động có bị suy giảm thính giác hoặc thị giác không, ví dụ như nghe kém hoặc không nhận rõ màu sắc?
– Người lao động có sử dụng thuốc làm tăng khả năng mắc chấn thương khi làm việc trong môi trường điện không?
– Người lao động có phải làm việc trong thời gian dài liên tục không?
– Người lao động có mắc chứng sợ không gian hẹp không?
4. Kiểm soát rủi roMột khi đã hoàn tất việc xác định các mối nguy cơ và đánh giá rủi ro, cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát phù hợp. Các biện pháp an toàn về điện chủ yếu phụ thuộc vào việc đào tạo hợp lý, lên kế hoạch công việc, cùng với các kỹ thuật và quy trình kiểm tra đúng đắn.
Các phương pháp kiểm soát rủi ro được xếp hạng theo mức độ bảo vệ và độ tin cậy từ cao tới thấp. Việc xếp hạng này được gọi là hệ thống cấp bậc kiểm soát rủi ro. Phải dựa trên hệ thống này để lựa chọn phương pháp kiểm soát hiệu quả nhất để loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ trong các tình huống, trong điều kiện có thể nhất. Điều này có thể yêu cầu một phương pháp kiểm soát đơn lẻ hoặc kết hợp hai hoặc nhiều các biện pháp kiểm soát hơn.
Phương pháp loại bỏ
Biện pháp kiểm soát tốt nhất chính là loại bỏ mối nguy hại hoặc thói quen làm việc nguy hại. Ví dụ như, làm việc khi đã ngắt điện thay vì vẫn để điện sẽ loại trừ đáng kể các rủi ro về điện. Chính vì vậy nên Đạo luật Sức khỏe và an toàn nơi làm việc (WHS) cấm không được làm việc về điện khi chưa ngắt điện, trừ một số ngoại lệ cho phép.
Phương pháp thay thế
Thay thế một vật liệu hoặc quy trình nguy hại bằng một vật liệu hoặc quy trình khác an toàn hơn sẽ làm giảm mối nguy hại, và cả các rủi ro. Ví dụ như, có thể không có khả năng hoàn toàn không làm việc khi chưa ngắt điện, tuy nhiên, ngay cả khi cần thiết (đối với một trong các lý do được pháp luật cho phép) phải làm việc với một bộ phận đang dùng điện, thì có thể ngắt điện các bộ phận xung quanh.
Phương pháp cô lập
Việc ngăn không cho người lao động tiếp xúc với nguồn gây nguy hại về điện năng sẽ làm giảm các rủi ro liên quan.
4. Các biện pháp kiểm soát kỹ thuậtSử dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro, ví dụ như cách điện, sử dụng vật che chắn, và lắp đặt thiết bị chống rò điện để ngăn cản xảy ra giật điện.
Các biện pháp kiểm soát quản trị
Các biện pháp quản trị sử dụng các biện pháp làm việc an toàn để kiểm soát rủi ro, ví dụ như huấn luyện đầy đủ và phù hợp cho người lao động, thiết lập các khu vực cấm vào, sử dụng các biển báo cảnh báo và cho phép.
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE)
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm có thiết bị đeo bảo vệ mắt, găng tay cách điện, mũ bảo hộ cứng, dây đeo và thiết bị bảo vệ hô hấp. Nếu làm việc trên các thiết bị có điện, thì PPE phải đủ khả năng bảo vệ người sử dụng khỏi cường độ năng lượng lớn nhất tại nơi làm việc.
Chúng phải dựa vào hành vi của con người theo yêu cầu và cần có mức độ giám sát cao. Chỉ có thể hoàn toàn dựa vào các biện pháp kiểm soát và PPE khi mà không sử dụng được các biện pháp khác hoặc là khi chúng được sử dụng làm biện pháp kiểm soát tạm thời trong khi biện pháp phù hợp đang được thực thi.
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát quản trị như các chính sách cung ứng và nhân sự cùng với các quy trình rất quan trọng đối với kiểm soát nguy cơ về điện, do chúng sẽ góp phần đảm bảo rằng công việc về điện sẽ được thực hiện bởi một thợ điện đạt tiêu chuẩn theo như luật pháp yêu cầu.
Cũng cần chú ý đảm bảo rằng phương pháp kiểm soát được sử dụng sẽ không đem lại các loại nguy cơ mới.
5. Đánh giá biện pháp kiểm soátCác biện pháp được sử dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn phải thường xuyên được đánh giá để đảm bảo rằng chúng làm việc có hiệu quả.
Người thực hiện công việc phải đánh giá và duyệt lại biện pháp kiểm soát trong các trường hợp sau:
– Khi biện pháp kiểm soát không thể kiểm soát được mối nguy cơ mà nó cần phải kiểm soát
– Trước khi xuất hiện sự thay đổi tại nơi làm việc có khả năng cao gây ra một nguy cơ mới đối với sức khỏe và an toàn mà biện pháp này không thể kiểm soát hữu hiệu được
– Nếu xác định được một rủi ro hoặc nguy cơ có liên quan
– Nếu kết quả tư vấn cho thấy cần thiết phải đánh giá
– Nếu đại diện phụ trách an toàn và sức khỏe yêu cầu phải đánh giá
Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn đánh giá xem hiện bạn đang quản lý các nguy cơ về điện tại nơi làm việc tốt tới mức nào:
– Bạn có trao đổi với người lao động về an toàn về điện không? Các phương thức làm việc mới hoặc thiết bị mới có khả năng làm cho công việc an toàn hơn tại nơi làm việc không?
– Các quy trình xác định các mối nguy hại về điện tại nơi làm việc có hữu hiệu không?
– Người lao động có tuân thủ các quy trình an toàn về điện không? Bạn có khích lệ người lao động báo cáo về các mối nguy hại về điện không?
– Bạn có thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện để tìm ra các vấn đề về điện không?
– Bạn có kịp thời sửa chữa hoặc xác định các mối nguy hại về điện không?
Những điều sau cần được thực hiện để quản lý các rủi ro về sức khỏe và an toàn gắn liền với rủi ro về điện ở nơi làm việc:
– Đảm bảo rằng các mạch điện đã được bảo vệ bằng các cầu chì có trị số phù hợp hoặc cầu dao để chống quá tải.
– Nếu mạch điện liên tục bị quá tải, không nên tăng trị số của cầu chì do việc này có thể tạo ra nguy cơ gây cháy do quá nhiệt, thay vào đó hãy đảm bảo rằng mạch điện sẽ không được đóng điện trước khi có người đủ khả năng tìm ra nguyên nhân của rắc rối.
– Sắp xếp các dây đấu điện để chúng không bị hư hại. Trong điều kiện thực tế cho phép, tránh để dây đấu điện trên sàn nhà hoặc nền đất, xuyên qua cửa và để dây trên các góc nhọn, nên dùng các đế gác dây hoặc móc treo cáp cách điện để dây đấu điện không tiếp xúc với mặt đất. Ở rất nhiều hãng công nghiệp nặng, họ sử dụng các kênh cao su để bảo vệ dây cáp.
– Không sử dụng dây đấu điện và các công cụ trong môi trường ẩm ướt trừ khi chúng được thiết kế đặc biệt để dùng trong môi trường đó.
– Đảm bảo rằng các mạch điện mà các thiết bị điện di động có thể kết nối được đều đã được bảo vệ bằng các cầu dao chống giật phù hợp và các cầu dao này luôn được bảo trì và kiểm tra theo quy định.
– Nếu cầu dao chống giật, cầu dao hoặc các thiết bị bảo vệ hiện đang dùng bao gồm cả cầu chì đã bị khởi động, cần đảm bảo rằng mạch điện không được đóng điện cho tới khi được người có trình độ tìm ra nguyên nhân.
– Đảm bảo rằng các cầu dao chống giật vẫn hoạt động tốt bằng việc kiểm tra thường xuyên.
(Nguồn tin: safeworkaustralia.gov.au)