Làm thế nào khi tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá?
Tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá là điều không ai mong muốn cả,…
Mục lục nội dung
- Tác hại của việc tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá
- Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá
- Điện trở gia nhiệt bị đứt
- Rơ-le không đóng sang tiếp điểm xả đá
- Sò lạnh không thông mạch
- Cầu chì nhiệt bị đứt
- Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá
Tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá là điều không ai mong muốn cả, nhưng trên thực tế, hiện tượng này lại rất dễ xảy ra. Đặc biệt là với những chiếc tủ cũ, sau một thời gian dài sử dụng sẽ không tránh khỏi việc đóng nhiều tuyết gây cản trở quá trình bảo quản thực phẩm và gây tốn nhiều điện năng. Vậy bạn phải làm gì khi tủ lạnh bị đóng tuyết như thế? Hãy theo dõi bài viết sau đây, timtho.vn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Tác hại của việc tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đáĐối với một số tủ lạnh, việc đóng tuyết ở ngăn đá là điều hết sức bình thường, nhưng khi lớp tuyết ngày càng trở nên dày đặc thì mọi chuyện đã trở nên bất thường. Đá và tuyết đã chiếm hết diện tích của tủ, không còn nơi để đựng thực phẩm nữa. Nghiêm trọng hơn khi lớp tuyết cản trở quá trình lưu thông hơi lạnh của tủ khiến tủ bị giảm khả năng làm lạnh và còn gây tiêu tốn điện năng. Bạn cảm thấy hoang mang và lo lắng khi bắt gặp hiện tượng này, bạn muốn xử lý chúng ngay lặp tức, nhưng trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu ra nguyên nhân cái đã.
Tuyết đóng dày đặc chiếm diện tích tủ lạnh và làm tiêu tốn nhiều điện năng Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá Điện trở gia nhiệt bị đứtĐiện trở gia nhiệt bị đứt cũng là một trong các nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá. Chức năng của bộ phận này là điều khiển điện năng khi bị quá tải. Nếu như bị đứt, điện trở gia nhiệt sẽ không thể kiểm soát lượng điện năng dẫn đến việc tủ lạnh vận hành không ổn định, khả năng tủ lạnh bị bị hỏng hóc cũng cao.
Rơ-le không đóng sang tiếp điểm xả đáRơ-le hay còn gọi là Timer thường nằm ở ngăn rau củ hoặc ở phần hộp điện kế sau lưng tủ lạnh. Đây là bộ phận chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá, nếu rơ-le không đóng sang tiếp điểm chế độ xả đá sẽ bị ngắt, dẫn đến việc xả đá bị gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra có thể là do bánh rang bị kẹt, cuộn mô tơ bị cháy hoặc do khô mỡ, bám bẩn.
Các linh kiện bên trong tủ lanh bị hỏng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đóng tuyết Sò lạnh không thông mạchSò lạnh hay còn được gọi là âm tủ lạnh với bản chất thực sự là rơ-le xả tuyết, đảm bảo cho thanh điện trở xả tuyết sẽ hoạt động tốt lúc dàn lạnh bị đóng tuyết, đồng thời ngăn chặn thanh điện trở đốt nóng không cần thiết. Vị trí của sọ lành là nằm phía sâu ngăn đá và có nhiệm vụ báo hiệu lớp tuyết có nằm trong mức cho phép hay không? Sau đó báo hiệu để thanh điện trở để hoạt động đúng chức năng. Nếu sò lạnh không thông mạch, thanh điện trở sẽ hiểu là cần nóng và đốt dàn lạnh. Hiện tượng đóng tuyết ở ngăn đá được hình thành từ đó.
Cầu chì nhiệt bị đứtĐối với bất kì thiết bị nào thì cầu chì cũng có tính năng đảm bảo an toàn với cơ chế bảo vệ rất hữu ích trong nhiều trường hợp. Đối với tủ lạnh, cầu chì là bộ phận bảo vệ và ngăn chặn, không cho phép bộ phận xả đá không hoạt động lâu, khiến tủ bị nóng. Khi cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá cũng sẽ ngừng hoạt động, khiến cho tủ lạnh đóng tuyết ngày một dày lên.
Dùng dao nạo tuyết là việc làm sai lầm vì bạn có thể làm thủng tủ gây rò rỉ gas Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đáĐể quy trình sửa chữa tủ lạnh diễn ra an toàn bạn cần thực hiện chính xác theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Rút chui cắm tủ lạnh và ngắt hết toàn bộ nguồn điện vào tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình trong quá trình sửa chữa.
Bước 2: Dọn hết thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài và tìm cách bảo quản chúng an toàn, hợp lý vì chưa biết thời gian sửa chữa tủ lạnh là bao lâu.
Bước 3: Đá và tuyết sẽ tan ra sau khi tủ được ngắt điện. Muốn quá trình này diễn ra nhanh hơn, hãy đặt 1 ly nước nóng vào trong tủ.
Bước 4: Vệ sinh nước bên trong tủ lạnh cho sạch, dùng khăn khô lau chùi toàn bộ tủ.
Bước 5: Bạn hãy dùng tua vít để tháo các con ốc cố định bên trong tủ ra. Bước này bạn cần thực hiện cẩn thận tránh làm gãy vỡ các chốt ở khay.
Bước 6: Kiểm tra toàn bộ các bộ phận kể trên như: điện trở gia nhiệt, cầu chì, rơ le, sò lạnh,… Nếu phát hiện lỗi hư ở bộ phận nào thì tiến hành sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.
Tuy những lỗi trên không quá phức tạp nhưng bạn vẫn cần đến thợ sữa chữa tủ lạnh nếu như bản thân không có kinh nghiệm chuyên môn. Hãy mở App timtho.vn và đặt ngay cho mình một anh thợ chuyên nghiệp để giúp bạn sửa nhanh chiếc tủ lạnh hư hỏng. Hạn chế tự sửa chữa tại nhà để tránh gây thêm hư hỏng không cần thiết.