Những lưu ý cho người hen suyễn khi dùng máy lạnh
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Những lưu ý cho người hen suyễn khi dùng máy lạnh

Có lời khuyên “người hen suyễn không nên dùng máy lạnh” nhưng nếu công việc…

Mục lục nội dung

  • Bạn biết gì về bệnh hen suyễn?
  • Dùng điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh hen suyễn
  • Những lưu ý tưởng chừng không liên quan
  • Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng để đảm bảo sức khỏe

Có lời khuyên “người hen suyễn không nên dùng máy lạnh” nhưng nếu công việc bắt buộc làm trong môi trường máy lạnh như nhân viên văn phòng, hoặc thời tiết quá oi bức không thể không dùng máy lạnh thì sao? Nhưng nếu dùng máy lạnh tùy tiện, không đúng cách dẫn đến việc khởi phát cơn hen thì quả là nguy hiểm.

Làm sao đây? Làm sao đây?… Đừng quá lo lắng, người hen suyễn vẫn có thể sử dụng máy lạnh an toàn như bao người khác. Hãy để timtho.vn hướng dẫn bạn:

Bạn biết gì về bệnh hen suyễn?

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản – là một căn bệnh hô hấp mãn tính, có cơ chế dị ứng mà nguyên nhân chính là do môi trường sống. Khi các dị nguyên trong môi trường sống (như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật hay sự thay đổi nhiệt độ,…) kết hợp với các kháng thể dị ứng trong cơ thể, làm khởi phát các phản ứng viêm theo cơ chế dị ứng ở niêm mạc đường thở. Từ đó dẫn đến các triệu chứng hen như: phù nề, tăng tiết dịch nhày, co thắt phế quản, đường thở bị chít hẹp,… người bệnh sẽ lâm vào tình trạng khó thở, khò khè và thở rít.

Khi môi trường và khí hậu ngày càng khắc nghiệt thì tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cũng ngày càng tăng cao. Hiện trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh và có xu hướng gia tăng lên 400 triệu người vào năm 2025. Dù hen suyễn không được cho là căn bệnh nguy hiểm cấp 1, cấp 2 trên thế giới nhưng các trường hợp tử vong do bệnh cũng không hề ít. Mỗi năm có khoảng 180.000 đến 250.000 trường hợp tử vong do hen suyễn. Vậy cứ trung bình 250 ca tử vong thì có 1 ca là do hen suyễn.

Những dấu hiệu cảnh báo một cơn hen phế quản sắp xuất hiện: ngứa mũi, ngứa họng, ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi,… Tiếp đó, xuất hiện các triệu chứng: ho liên tục, thở gấp, khò khè khó thở ngay cả khi hít vào lẫn thở ra, thở co thắt vùng ngực,… Lời khuyên khi gặp trường hợp này là hãy, ngay lập tức đưa người bênh đến cơ sở y tế gần nhất, không nên tự ý mua thuốc tự điều trị.

Dùng điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh hen suyễn  Hạn chế ra vào phòng máy lạnh có chênh lệch nhiệt độ cao Hạn chế ra vào phòng máy lạnh có chênh lệch nhiệt độ cao
  • Sau khi hoạt động ngoài trời, thân nhiệt tăng cao, mồ hôi đầm đìa không nên đột ngột vào phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp, chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Việc thay đổi thân nhiệt đột ngột, nhanh chóng có thể gây khởi phát cơn hen cấp tính. Hãy lau khô mồ hôi, ngồi nghỉ ngơi 1 lúc trước khi bước vào phòng máy lạnh.
  • Hạn chế đi ra, đi vào giữa 2 khu vực có máy lạnh và không có máy lạnh (nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao). Khi bạn đang ở trong phòng máy lạnh và muốn đi ra ngoài, hãy mở cửa phòng, đứng ngay cửa vài phút để cơ thể quen dần với nhiệt độ môi trường bên ngoài rồi hãy bước ra.
  • Không nên để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch quá nhiều so với môi trường bên ngoài (thường chênh nhau 4-5°C là vừa). Tránh để luồng gió máy lạnh phả thẳng vào người. Nếu công việc bắt buộc bạn phải ngồi ở vị trí trung tâm máy lạnh, có nhiệt độ quá thấp nhưng bạn không chủ động được, lúc này hãy dùng thêm áo ấm, áo dài tay khi làm việc.
  • Kiểm soát độ ẩm trong phòng máy lạnh, góp phần tạo ra không khí trong lành. Độ ẩm không được quá cao cũng không nên quá thấp. Bạn có thể để 1 chậu nước trong phòng máy lạnh giúp tăng độ ẩm trong phòng. Hoặc tốt hơn là dùng thêm máy tạo độ ẩm. Hãy chỉnh công dụng làm ẩm nhẹ, tránh độ ẩm quá cao dễ viêm đường hô hấp.
  • Người mắc bệnh hen suyễn cũng nên lưu ý về thời gian sử dụng điều hòa. Hạn chế ở liên tục trong phòng máy lạnh quá 4h. Cho dù bạn là người không mắc bệnh hen suyễn thì việc ở trong môi trường máy lạnh suốt cả ngày cả đêm vẫn là điều không nên. Hãy tắt máy lạnh trước khi ra khỏi phòng 30p, mở cửa để không khí được lưu thông, việc này giúp cho cơ thể thích nghi tốt với nhiệt độ thực tế bên ngoài.
Những lưu ý tưởng chừng không liên quan  Nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch khoáng Nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch khoáng
  • Thường xuyên nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh khô mũi và giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước, trên 2 lít mỗi ngày để tránh hiện tượng mất nước trong cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.
  • Dùng những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước chanh, nước cam,…
  • Khi sử dụng máy lạnh hãy bật thêm quạt thông gió.
  • Hãy đắp 1 chiếc chăn mỏng khi đi ngủ, che kín vùng bụng, tránh bị cảm lạnh.
  • Nên chọn những bộ trang phục thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng để đảm bảo sức khỏe  Vệ sinh máy lạnh định kỳ để tránh mầm bệnh Vệ sinh máy lạnh định kỳ để tránh mầm bệnh
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng sạch sẽ, cho dù phòng đó có dùng máy lạnh hay không.
  • Vệ sinh máy lạnh định kỳ, làm sạch bộ lọc không khí thường xuyên, không để các mầm bệnh, nấm mốc có cơ hội trú ngụ và phát triển trong máy.
  • Mở cửa phòng cho thoáng khí khi không bật máy lạnh. Không khí sạch ngoài trời giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, làm loãng nồng độ chất gây kích thích, dị ứng trong nhà.

Thanh Hằng – Tổng hợp từ Internet

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info