Máy nước nóng gián tiếp có thể phát nổ trong sử dụng
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Máy nước nóng gián tiếp có thể phát nổ trong sử dụng

Vào những ngày trời trở lạnh, nhu cầu sử dụng máy nước nóng tăng cao,…

Mục lục nội dung

  • Cơ chế hoạt động và nguyên nhân khiến máy nước nóng phát nổ
  • Hướng khắc phục hiện tượng phát nổ ở máy nóng lạnh
    • Lắp đặt thêm hệ thống chống giật và chống cháy nổ
    • Chỉ tắm khi đã ngắt điện
    • Giám sát nhân viên kỹ thuật khi lắp đặt máy
    • Kiểm tra, bảo dưỡng máy nước nóng định kỳ

Vào những ngày trời trở lạnh, nhu cầu sử dụng máy nước nóng tăng cao, dòng nước ấm giúp ta thư giản sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, thiết bị mà mình đang sử dụng có nguy cơ rò rỉ điện và phát nổ gây nguy hiểm nếu lắp đặt sai kỹ thuật hoặc sử dụng không đúng cách. Để đảm bảo an toàn cho gia đình trong quá trình sử dụng, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc sử dụng máy nóng lạnh sau đây:

Cơ chế hoạt động và nguyên nhân khiến máy nước nóng phát nổ  Máy nước nóng gián tiếp có thể gây nổ khi hỏng rơ le nhiệt Máy nước nóng gián tiếp có thể gây nổ khi hỏng rơ le nhiệt

Nguyên lý hoạt động của chiếc máy nóng lạnh giống như một ấm đun nước bằng điện to lớn được trang bị thêm nhiều thiết bị và có cơ chế vận hành, bảo vệ tự động.

Cấu tạo của máy nước nóng bao gồm 3 bộ phận: bình chứa nước, thanh đun, rơ-le. Trong đó, bình chứa nước thường được làm từ nguyên liệu nhôm dày, có khả năng chịu được áp lực lớn và áp suất cao của cột nước lạnh cũng như hơi nước được tạo ra từ việc đun nóng. Rơ-le dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu của người sử dụng, có khả năng đóng – mở để đun nước hoặc ngắt theo nhiệt độ đã được cài đặt.

Bình nóng lạnh có các bộ phận an toàn sau: van một chiều và van an toàn. Van an toàn có công dụng tránh để nước trong bình tăng cao khi nhiệt độ nước trong bình tăng. Khi rơ-le nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước vẫn cứ hoạt động liên tục tạo ra hơi gây áp lực lớn trong bình. Lúc này, van an toàn sẽ thực hiện hoạt động xả hơi và nước để tránh cho bình bị nổ.

Nguyên nhân khiến bình nóng lạnh phát nổ: Theo nguyên lý bình thường, rơ-le nhiệt sẽ tự động ngắt và ngưng cấp điện cho thanh gia nhiệt khi nhiệt độ trong bình đạt đến 80°C. Nhưng nếu bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ bị hỏng, rơ-le nhiệt và van an toàn vẫn cứ đóng chặt (có thể do bụi bẩn bám lâu ngày) thì nước sẽ tiếp tục sôi vượt quá 80°C, sản sinh ra nhiều hơi nước khiến áp suất tăng cao. Nếu không được phát hiện kịp thời, chỉ sau tầm 20 phút là bình có thể phát nổ vì đã đi quá giới hạn chịu đựng của vỏ bình.

Hướng khắc phục hiện tượng phát nổ ở máy nóng lạnh Lắp đặt thêm hệ thống chống giật và chống cháy nổ  Lắp hệ thống chống giật cho máy nước nóng Lắp hệ thống chống giật cho máy nước nóng

Khi mua máy nóng lạnh hãy ưu tiên chọn các sản phẩm có khả năng chống giật, chống bỏng và có chế độ bảo hành tốt. ELCB – hệ thống chống giật có thể nằm trong máy hoặc bên ngoài máy và được nối với nguồn điện. Khi có hiện tượng xung điện hoặc rò rỉ điện, hệ thống sẽ tự động ngắt nguồn điện để bảo vệ an toàn cho cả thiết bị và người dùng. Các sản phẩm có trang bị hệ thống an toàn ELCB này thường có giá cao hơn các loại máy nóng lạnh thông thường.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng loại máy nóng lạnh không có hệ thống an toàn này, hãy tự trang bị thêm hệ thống chống giật cho chúng bằng cách đơn giản là nối dây tiếp đất và lắp CB riêng để bảo vệ an toàn cho người thân. Nhất là đối với loại bình nóng nhanh.

Chỉ tắm khi đã ngắt điện  Chỉ tắm khi đã ngắt điện khỏi nguồn Chỉ tắm khi đã ngắt điệnkhỏi nguồn

Khi bạn chưa trang bị thêm hệ thống an toàn cho máy nóng lạnh trong gia đình. Hãy tự đảm bảo an toàn cho mình và người thân bằng cách tuân thủ nguyên tắc “chỉ tắm khi đã ngắt điện”. Hãy đảm bảo bình nóng lạnh hoặc cầu dao điện đã được tắt khi tắm, để phòng trường hợp điện bị rò rỉ gây nguy hiểm.

Giám sát nhân viên kỹ thuật khi lắp đặt máy  Cần giám sát ngay từ khi lắp đặt máy Cần giám sát ngay từ khi lắp đặt máy

Các sự cố hỏng hóc cũng có thể đến từ khâu lắp đặt. Vì một lý do nào đó, các nhân viên kỹ thuật đã lắp máy không đúng yêu cầu và quy định của nhà sản xuất. Việc chúng ta cần làm là kiểm tra và giám sát kỹ quá trình lắp đặt máy, đây là quyền lợi và sự an toàn cho người sử dụng. Hãy lựa chọn loại dây dẫn chất lượng cao, có công suất phù hợp để tránh bị quá tải, gây sự cố.

Kiểm tra, bảo dưỡng máy nước nóng định kỳ  Cần kiểm tra vào bảo dưỡng máy nước nóng định kỳ để phát hiện nguyên nhân có thể gây mất an toàn Cần kiểm tra vào bảo dưỡng máy nước nóng định kỳ để phát hiện nguyên nhân có thể gây mất an toàn

Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện gia dụng là việc làm cần thiết, đặc biệt với máy nóng lạnh, vì chúng thường xuyên hoạt động trong môi trường nước có độ ẩm cao. Hãy kiểm tra xem bình nóng lạnh có bị rơ lỏng, hư hỏng hay rò rỉ điện ở bộ phận nào không? Nếu bạn phát hiện máy bị rò rỉ nước ở các khớp nối hãy nhanh chóng khắc phục vì điều này chứng tỏ bình đang bị hở và có khả năng phát nổ ngay vị trí hở.

Hãy vệ sinh bảo dưỡng định kỳ máy nước nóng giúp kéo dài tuổi thọ của máy cũng như đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Vệ sinh bình nóng lạnh, đầu vòi sen, thay thanh magie, kiểm tra nguồn cấp nước để bảo vệ thiết bị. Nếu nguồn cấp nước không đảm bảo, hãy ngưng sử dụng và vệ sinh bình chứa để tránh hiện tượng ăn mòn, rỉ sét. Chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng không nhiều nhưng có thể gia giảm sự cố và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bảo trì định kỳ 3 tháng/1 lần hoặc 6 tháng/1 lần nếu ít sử dụng.

Thanh Hằng – Tổng hợp

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info