Mẹo để tránh bị “chặt chém” khi sửa điều hòa
Nhiều khách hàng phản ánh: Dùng điều hòa sợ nhất là mỗi lần máy bị…
Mục lục nội dung
- Chỉnh nhiệt độ thấp nhưng phòng vẫn không lạnh
- Chảy nước ở dàn lạnh
- Điều hòa hao tốn điện
- Điều hòa nên thay mới
Nhiều khách hàng phản ánh: Dùng điều hòa sợ nhất là mỗi lần máy bị sự cố, dù nặng hay nhẹ cũng phải mang ra hàng sửa. Mỗi hàng hét giá một kiểu, không biết đường nào mà lần để tránh bị chặt chém nữa. Bài viết này sẽ gợi ý cho các bạn một vài mẹo để tránh bị “chặt chém” khi sửa điều hòa nhé
Nhận thấy máy điều hòa không còn tỏa ra hơi lạnh nữa, chị Vũ (Phú Nhuận, TP HCM) gọi dịch vụ sửa máy điều hòa đến sửa chữa. Thợ sửa máy điều hòa thông báo dàn nóng đã bị hỏng và tốn chi phí gần 3 triệu đồng để thay. Bán tín bán nghi, chị yêu cầu một thợ sửa chữa điện lạnh khác đến xem xét.
Người thợ sau cho biết máy điều hòa nhà chị chỉ bị bụi bẩn bám vào dàn nóng, chỉ cần vệ sinh đơn giản là máy hoạt động bình thường. Anh Lê Ngọc Tâm, chuyên gia điện lạnh giải thích, thiếu kiến thức về máy điều hòa, người tiêu dùng có thể bị hét giá cao để sửa chữa và thay linh kiện bên trong. Để giải quyết vấn đề, người tiêu dùng chỉ cần trang bị một số kiến thức cơ bản về máy điều hòa. Bài viết này sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một số dấu hiệu nhận biết máy điều hòa chỉ cần bảo trì và vệ sinh.
Chỉnh nhiệt độ thấp nhưng phòng vẫn không lạnhSau một thời gian sử dụng, máy điều hòa có thể gặp tình trạng người dùng đã chỉnh nhiệt độ xuống thấp hết mức có thể, ví dụ 17 độ C hay 18 độ C, nhưng phòng vẫn không đạt được độ lạnh mong muốn, chỉ phát ra gió nhẹ từ quạt chứ không có hơi lạnh. Lý do đôi khi chỉ là do bụi đóng quá nhiều vào dàn nóng đặt ở bên ngoài. Bụi bám nhiều lớp quanh dàn nóng làm hơi nóng không thể thoát ra, điều hòa không thể tản nhiệt, trở nên quá tải đến mức dàn nóng ngừng hoạt động. Để giải quyết vấn đề trên, bạn chỉ cần tìm thợ bảo trì đến vệ sinh dàn nóng.
Chảy nước ở dàn lạnhMáy điều hòa chảy nước là dấu hiệu của việc thiếu gas dẫn đến bám tuyết dàn lạnh hoặc nghẹt đường ống thoát nước do bụi bẩn. Với cả hai trường hợp này, bạn đều cần có thợ sửa đến làm vệ sinh, không thể tự thực hiện được. Bạn chỉ cần lưu ý dấu hiệu chảy nước dàn lạnh không phải do hỏng động cơ, mà thường chỉ cần bảo trì và vệ sinh đơn giản. Khi thợ sửa chữa điện lạnh đến nhà, bạn có thể hỏi để biết lý do dẫn đến hiện tượng này trước khi đồng ý tiến hành vệ sinh và bảo trì máy.
Điều hòa hao tốn điệnSau một thời gian dài sử dụng, bạn sẽ cảm thấy máy điều hòa hao tốn điện năng nhiều hơn hẳn. Điều hòa nhà bạn có thể “ì ạch” vì gánh quá nhiều bụi bẩn, tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc…gây trở ngại cho việc trao đổi nhiệt. Với việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh, bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ 3-6 tháng một lần.
Bạn nên lựa chọn sản phẩm máy điều hòa có lưới lọc, có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng. Lưới lọc Easy Filter là bước lọc đầu tiên trong 2 bước lọc cải tiến của máy điều hòa Samsung thế hệ mới (bước đầu qua bộ lọc Easy Filter, bước hai qua công nghệ Virus Doctor) giúp lọc bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí. Để bảo đảm điều hòa hoạt động hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bạn nên vệ sinh lưới lọc định kỳ mỗi tháng một lần bằng bàn chải và xà phòng
Điều hòa nên thay mớiNếu đã vệ sinh đúng cách, nhưng điều hòa vẫn tiêu tốn điện năng, có thể đã đến lúc gia đình bạn thay điều hòa mới. Điều hòa quá cũ “ngốn” điện trong thời gian dài đôi khi vượt quá chi phí để thay điều hòa mới. Khi chọn điều hòa mới cho ngôi nhà, bạn nên chọn những máy điều hòa có hiệu suất làm mát cao và công nghệ inverter để tiết kiệm điện.
Nguồn: Tổng hợp