Nên làm gì khi điện trong nhà gặp sự cố?
Các sự cố về điện chắc chắn ai cũng đã từng gặp ít nhất một…
Mục lục nội dung
- Các sự cố về điện thường gặp
- Nhảy Aptomat
- Sấm sét đánh làm chập cháy điện
- Chập cháy điện vì sơ suất
- Cách xử lý khi điện trong nhà gặp sự cố
- Đối với sự cố nhảy Aptomat
- Đối với sự cố chập cháy điện
- Đối với sự cố bóng đèn chập chờn
Các sự cố về điện chắc chắn ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không phải là dân kỹ thuật điện nên không thể xử lý các sự cố một cách chính xác nhất. Tuy nhiên chúng ta vẫn có biện pháp để xử lý tạm thời hoặc ít nhất là giữ được an toàn cho gia đình. Hãy cùng timtho.vn tìm hiểu những việc cần làm khi điện trong nhà gặp sự cố qua bài viết dưới đây nhé!
Các sự cố về điện thường gặp Nhảy AptomatKhi nguồn điện trong gia đình bạn đột ngột mất trong khi những nhà khác vẫn có điện thì khả năng cao là mạng lưới điện của gia đình bạn đang gặp phải vấn đề về Aptomat. Đây cũng là một trong các sự cố về điện dễ gặp phải nhất. Để biết chính xác, bạn cần tiến hành kiểm tra lại Aptomat của gia đình mình, sẽ có các trường hợp sau xảy ra:
- Quá tải: Nếu bạn đồng thời sử dụng nhiều thiết bị điện gia dụng cùng lúc, bạn sẽ tạo ra một nguồn điện tiêu thụ lớn. Nếu sức mạnh này lớn hơn so với sức mạnh của Aptomat, thiết bị này sẽ tự động nhảy đóng.
- Nếu bạn không sử dụng quá nhiều thiết bị điện trong nhà cùng lúc, vấn đề là nguồn điện nơi bạn ở có hỏa hoạn hoặc điện giật. Tại thời điểm này, Aptomat cũng sẽ tự động nhảy để bảo vệ hệ thống điện của riêng gia đình bạn.
- Nếu Aptomat bị hỏng: sẽ có 2 trường hợp. Một là nó tự động nhảy như thế. Hai là nó sẽ không nhảy khi mạng lưới điện có vấn đề.
Đây là sự cố điện xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, để hạn chế những sự cố này thì trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý chủ động tắt nguồn điện trong nhà hoặc không sử dụng các thiết bị điện dễ bắt tia sấm sét như đầu thu, tivi, máy tính,… khi ra khỏi nhà, lúc không sử dụng hoặc khi thời tiết có mưa to, sấm chớp.
Chập cháy điện vì sơ suấtChập cháy điện cũng là sự cố thường gặp trong hệ thống điện gia dụng. Nguyên nhân có thể là do nguồn điện gia đình không ổn định. Thiết bị điện, đường dây điện của nhà bạn đã quá cũ hay bị côn trùng cắn đứt. Hoặc cũng có thể do thời tiết trời mưa ẩm khiến các thiết bị điện bị ngấm nước hay do thói quen sử dụng bất cẩn như không rút bàn là, bếp điện sau khi sử dụng xong, làm tràn nước khi dùng ấm siêu tốc,…
Cách xử lý khi điện trong nhà gặp sự cố Đối với sự cố nhảy AptomatVới sự cố nhảy Aptomat, nếu như Aptomat nhà bạn nhảy do công suất không đủ lớn thì bạn cần phải mua một Aptomat khác có công suất lớn và phù hợp hơn với công suất của điện của gia đình bạn để chúng không nhảy nữa. Nếu do Aptomat bị hỏng thì chắc chắn bạn phải mua mới và thay thế. Các loại Aptomat phổ biến như: Sino, LS, Schneider, Panasonic,….
Hãy sử dụng Aptomat phù hợp công suất điện tiêu thụĐầu tiên bạn phải kiểm tra lại công suất tiêu thụ điện của thiết bị có lớn hơn công suất của Aptomat không. Cơ bản bạn có thể theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Mua aptomat mới phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị điện và chuẩn bị bút thử điện) hoặc tô vít).
Bước 2: Tháo mặt ốp của aptomat cũ ra, thử nới lỏng ốc rồi siết dây điện của đường cấp vào (gồm pha lửa và pha mát) tháo ra. Tiếp theo nới lỏng ốc siết dây điện của đường điện ra thiết bị.
Bước 3: Xác định hướng vị trí bật tắt về đầu cấp của nguồn điện cấp của Aptomat. Lắp dây điện của đường cấp vào hướng của tắt gồm pha lửa, pha mát. Tiến hành lắp tiếp dây điện của đường ra thiết bị theo hướng bật gồm pha lửa, pha mát.
Bước 4: Lắp mặt ốp vào Aptomat mới lắp là xong. Bật thử Aptomat lên.
Lưu ý: Bạn nên chọn mua Aptomat là hàng chính hãng, chọn loại Aptomat có chất liệu vỏ nhựa đạt tiêu chuẩn, các điểm tiếp xúc điện chuẩn khi bật phải bằng thanh đồng, nhôm…. Phải đạt tiêu của nhà sản xuất. Không nên mua hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đối với sự cố chập cháy điệnKhi gặp sự cố chập cháy điện, bạn hãy xử lý ngay theo các việc sau:
- Tắt hết công tắc điện, ngắt toàn bộ hệ thống điện đang dùng
- Sử dụng đồng hồ điện đo điện áp. Kiểm tra mạch điện có bị chạm hay không, đặc biệt giữa 2 dây
- Dùng đồng hồ vôn kế để ở chế độ đo ngắn mạch. Khi dây dẫn bị đứt do điện chập, đứt dây thì nên dùng đồng hồ kiểm tra xem dây có an toàn không. Ngắt toàn bộ mạng điện rồi kiểm tra xử lý nối lại dây dẫn.
- Không tự ý mua Aptomat về gắn khi chưa tính toán xem dòng tiêu thụ tải có phù hợp không
- Kiểm tra định kỳ các ổ cắm, các mối nối 6 tháng/ lần để đảm bảo hệ thống điện được vận hành tốt nhất
- Khi dòng điện bị sụt áp hoặc điện yếu thì định mức sử dụng nhỏ hơn điện áp của thiết bị. Cần thay thế thiết bị phù hợp.
Kiểm tra tắc te: mỗi bóng đèn sẽ có tắc te bên ngoài, bạn hãy kiểm tra xem chúng có bị đen không, nếu tắc te bị đen thì bắt buộc bạn cần phải thay mới.
Kiểm tra chấn lưu: chấn lưu nằm trong máng của bóng đèn, bạn sử dụng tua vít tháo ra rồi lắp vào các máng đèn khác xem chấn lưu còn hoạt động không, nếu vẫn còn chập chờn, bạn cần phải thay chấn lưu mới.
Kiểm tra mạch điện đã được lắp đúng hay chưa, nếu chưa, bạn tắt nguồn điện và lắp thêm công tắc cho bóng đèn.
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách khắc phục một số sự cố về điện dân dụng thường gặp mà bạn có thể tham khảo. Khi mạng lưới điện của gia đình gặp phải các vấn đề hỏng hóc, chập cháy nhưng bạn không có trình độ chuyên môn, tốt nhất hãy liên hệ ngay với các đơn vị sửa điện uy tín để được giúp đỡ. Để tiện lợi và nhanh chóng hơn nữa, hay mở ngay App timtho.vn để đặt dịch vụ sử chữa điện gia đình, timtho.vn sẽ điều đền cho bạn một anh thợ lành nghề gần khu vực bạn ở.