Nhà Lợp Tôn Việt Vẫn “Chễm Chệ” Lên Báo Nước Ngoài
Đó là căn nhà nằm ở ngoại ô thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được biết, 3 gia đình có quan hệ họ hàng với nhau đã lên một ý tưởng xây lại nơi ở cho khang trang hơn trên mảnh đất có tổng diện tích là 180m2. Tuy có diện tích lớn nhưng […]
Đó là căn nhà nằm ở ngoại ô thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được biết, 3 gia đình có quan hệ họ hàng với nhau đã lên một ý tưởng xây lại nơi ở cho khang trang hơn trên mảnh đất có tổng diện tích là 180m2. Tuy có diện tích lớn nhưng do hạn hẹp về ngân sách nên các gia đình vẫn chưa tìm được giải pháp kiến trúc phù hợp.
Sau khi được kiến trúc sư người Nhật cùng các cộng sự Việt khảo sát mặt bằng, mảnh đất này dường như đã được “thay da đổi thịt” với kiến trúc nhà lợp tôn vô cùng độc đáo. Còn độc đáo như thế nào thì mời bạn theo dõi tiếp ở các hình ảnh phía sau nhé:
Đầu tiên là khu vực tầng trệt:
Do trước đây, nhiều chủ nhà thường xả rác xuống tầng dưới để nước lũ cuốn trôi, làm sạch tự nhiên. Sau đó, khi đã có bờ kè ngăn lũ, số rác xả xuống làm khu vực này có nhiều chất bẩn hơn. Để thay đổi điều đó, các kiến trúc sư đã thiết kế tầng trệt này thành không gian sinh hoạt chung, có cây xanh và hồ nước trong lành.
Ngoài ra, ở các diện tích khác được ở tầng trệt nhà lợp tôn này được bố trí để làm nhà bếp. Đa số các vật dụng khá đơn giản. Tôn, gỗ địa phương dược tận dụng. Vừa giảm chi phí vừa là những vật dụng cách giảm nhiệt đáng kể.
Ở khu vực tầng 2:
Để phù hợp với thói quen sống của gia chủ, các kiến trúc sư đã ưu tiên kiểu kiến trúc với cột đá hoặc bê tông chống từ mặt đất rồi tới khung gỗ phía trên và cuối cùng được bao bọc bởi mái tôn mỏng nhẹ. Khu vực tầng 2 là không gian của gia đình 2 người và một người độc thân sinh sống.
Hệ khung gỗ cà chất với trần thấp và cách phân chia không gian nhờ chênh cao độ sàn (thay vì tường bao) giữ lại được không khí ấm cúng, thói quen sinh hoạt ngồi bệt.
Cầu thang cũng được thiết kế rất khác biệt. Thay vì dốc nhỏ như thường thấy thì được đổi thành ba lớp mái dạng cánh bướm xuyên suốt chiều dài công trình, tăng sự thông thoáng tự nhiên và tạo sự kết nối bên trong và ngoài nhà.
Khu vực tầng 3:
Đây là khu vực đặt ban thờ. Nội thất gỗ được lựa chọn màu trầm có cảm giác gần gũi, thân quen dù nhà mới được hoàn thiện trong năm nay.
Ngoài ra, bạn còn có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa khung cảnh quê hương tại đây. Có thể thấy, mái nhà sử dụng chất liệu tôn mỏng nhẹ mang lại sự nhẹ nhàng, giản dị cho ngôi nhà lợp tôn độc đáo này.
Công trình được chia sẻ trên hàng loạt báo nước ngoài. Các kiến trúc sư Việt Nam cũng đưa ra những đánh giá tích cực. “Lạ nước, lạ cái nhưng với nền tảng văn hóa tốt, nghiêm túc, chịu khó quan sát, vị khách Nhật này đã làm rất tốt việc khai thác yếu tố bản địa vào dự án. Ngôi nhà giản dị, mộc mạc nhưng tinh tế trong chi tiết – đó là điều mà nhiều kiến trúc sư cần học hỏi”!