Hệ thống và thiết bị điện
timtho.vn 01/09/2022 05:20
Những chiêu “móc túi” của thợ sửa chữa điều hòa
Chia sẻ: Những chiêu “móc túi” của thợ sửa chữa điều hòa? Vào hè nhu…
Mục lục nội dung
- Mánh khóe bịp người tiêu dùng.
- Tỉnh táo với chiêu đem về nhà sửa.
- Kiếm bạc triệu mỗi ngày
Chia sẻ: Những chiêu “móc túi” của thợ sửa chữa điều hòa? Vào hè nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa tăng nhanh và đây cũng là vụ mùa của thợ sửa chữa điều hòa. Vậy nên, không ít người dở mánh khóe để “móc túi” đẹp người tiêu dùng như bơm khí gas không đầy, báo hỏng máy, dây Ic…
Xem thêm:Làm gì để sửa điều hòa không bị chặt chém?
Vào hè nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa tăng nhanh và đây cũng là vụ mùa của thợ sửa chữa điều hòa. Vậy nên, không ít người dở mánh khóe để “móc túi” đẹp người tiêu dùng như bơm khí gas không đầy, báo hỏng máy, dây Ic…
Mánh khóe bịp người tiêu dùng.- Khảo sát tại 5 công ty bảo hành, sửa chữa điều hòa trên địa bàn Hà Nội thì đây là thời điểm giao mùa nên dịch vụ sửa chữa điều hòa đang vào mùa “ăn nên làm ra”. Theo Nguyễn Khang, nhân viên sửa chữa điều hòa của một công ty điện lạnh trên đường Hoàng Hoa Thám – Hà Nội, công ty anh mỗi ngày nhận sửa cả trăm chiếc điều hòa trong nội thành Hà Nội. Khang thừa nhận, dù biết nhân viên thường bày trò để “móc túi” người dân sau khi sửa điều hòa nhưng không thể làm được gì vì không có bằng chứng thực sự.
- Dân là nhân viên làm thợ sửa chữa điều hòa, điện lạnh. Vào mùa hè cậu thường nhận sửa chữa điều hòa, mùa đông đến lại đi bảo dưỡng bình nóng lạnh, sửa điện. Dân thừa nhận, khi sửa điều hòa cậu thường biện lý do chất lượng dây đồng kém nên phải thay dây để đảm bảo an toàn trong quá trình truyền gas để thu thêm phí dịch vụ.
- Trong một lần bất cẩn, chị Nguyễn Thị Lệ (Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội) trở thành nạn nhân của chiêu trò từ thợ sửa điều hòa. Chị Lệ cho biết đã tìm thợ sửa điều hòa nhưng người này đến trễ hơn 1 giờ so với dự kiến. Ban đầu thợ yêu cầu được vệ sinh làm sạch toàn bộ điều hòa vì nó quá bụi bẩn. Sau khi hoàn thành người thợ lên tầng nạp khí gas cho cục nóng. Tuy nhiên, quá trình nạp khí gas diễn ra chỉ chừng 2 phút đã xong trong khi quy trình nạp khí gas cho điều hòa mất khoảng 10 phút. Tổng chi phí hết 500.000 đồng, trong đó 250.000 đồng tiền 1 lần nạp gas, 150.000 đồng tiền vệ sinh cùng 100.000 đồng tiền công.
- Sau hai ngày, chiếc điều hòa đã sửa vẫn chạy rất nhẹ, độ làm mát kém. Thấy vậy, chị Lệ gọi điện cho người thợ sửa điều hòa để hỏi nguyên do nhưng bị khất lần. Không đợi được thêm nữa, lần này chị Lệ gọi cho bên trung tâm sửa điều hòa có uy tín. Họ nhanh chóng đến kiểm tra và cho biết khí gas chưa được bơm đầy, áp suất khí gas của điều hòa chỉ đạt 0,4, trong khi đó gas đầy bình là phải đạt 0,8. Đây là nguyên nhân khiến độ làm mát của điều hòa kém.
- Nếu tính riêng tiền lương, nhân viên sửa điều hòa nhận 4 – 5 triệu/tháng. Tuy nhiên, thợ bảo dưỡng điều hòa vẫn dở đủ mánh khóe để “móc túi” người dân thêm một khoản không nhỏ. Trung bình mỗi lần sửa chữa bảo dưỡng, thợ sửa điều hòa buộc người dân chi thêm ít nhất 200.000 đồng. Dân bảo dưỡng điều hòa phần lớn đã thỏa thuận luật bất thành văn chỉ “móc túi” thêm từ 100.000 đồng – 200.000 đồng với người dân nhưng với người sống trong chung cư hoặc doanh nghiệp thì “móc” thêm 400.000 đồng là ít. Những lý do thường được đưa ra như dây đồng tiếp gas bị nứt, gãy kém an toàn nên phải thay, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, Ic hỏng… Đó là tiết lộ của người trong nghề sau khi chúng tôi xin vào làm nghề tại công ty sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa trên đường Hoàng Hoa Thám.
- Tìm trên mạng một hồi anh Hùng quyết định tìm thợ sửa chữa điều hòa của một công ty trên đường Láng. Sau khi kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa, người thợ cho biết tấm vi mạch bị hỏng và phải đem về công ty để kiểm tra vi mạch xem còn dùng được không. Người này cho cho biết nạp nguồn xong vi mạch còn chạy thì chỉ mất hơn 200.000 đồng nhưng nếu vi mạch không lên được thì phải chi 900.000 đồng để thay thế, vệ sinh, nạp gas.
- Sau 3 ngày nhân viên công ty gọi điện báo “điều hòa nhà anh bị hỏng IC, chập nguồn nếu thay mất khoảng 2,5 triệu đồng”. Tuy nhiên, anh Hùng không đồng ý thay nên nhận điều hòa về và đem đến một trung tâm sửa chữa điều hòa khác thì biết bộ nguồn bị thay thế bằng hàng tàu, một số tụ cảm biến bị lấy mất. Anh cần khoảng 2 triệu đồng để sửa cho điều hòa hoạt động trở lại. Biết mình bị công ty trước lừa, anh Hùng đến địa chỉ ghi trên thiệp thì biết được đây là khu nhà trọ sinh viên.
- Minh Hà, một nạn nhân trong trường hợp này cũng lên tiếng, chuẩn bị vào hè nên anh muốn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa. Bảo dưỡng điều hòa để đảm bảo hoạt động tốt, đồng thời đảm bảo công tác lọc khí trong lành, tránh bụi bẩn, nhiễm khuẩn. Sau quá trình bảo dưỡng, người thợ yêu cầu thay dây gas để đảm bảo an toàn vì dây gas dùng đã lâu, có dấu hiệu rò rỉ khí gas nên cần thay một đoạn. Tuy nhiên, sau khi hỏi người quen thì được biết dây đồng vẫn dùng tốt.
- Anh Lê Hùng Tráng, nhân viên bảo dưỡng điều hòa của công ty bảo dưỡng điều hòa Thăng Long tiết lộ: Mùa hè là thời gian dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa kiếm bộn. Trung bình mỗi ngày sửa được trên 8 cái, ngày nào bận rộn thì trên 10 cái. Nếu là nhà bình dân, ngoài khoản tiền công sửa chữa, mỗi lần sửa anh kiếm thêm khoản phụ thu ít nhất 200.000 đồng với nhà dân do họ dùng loại điều hòa công suất nhỏ, 400.000 đồng/ lần với công ty, người có điều kiện dùng công suất lớn. Mỗi công ty thường hai người chung một đội cùng đi làm, mỗi ngày một thợ sửa chữa điều hòa kiếm thêm từ khoản phụ thu trên dưới 1 triệu đồng.
- Để hạn chế tình trạng nhân viên “móc túi” người tiêu dùng, các công ty cần lên bảng giá cụ thể để nhân viên đưa khách hàng tham khảo. Sau khi đồng ý thì thợ mới được phép sửa chữa và cả hai bên cùng ký tên vào bảng giá thanh toán có đóng dấu của công ty. Có như vậy mới đảm bảo lòng tin lâu dài ở khách hàng, đồng thời quản lý nhân viên không dở chiêu trò “móc túi” người tiêu dùng.
Theo PhapLuat