Những điều cần biết về máy lọc nước RO
Nhu cầu sử dụng nước sạch chưa bao giờ là hết cần đối với người…
Mục lục nội dung
- Cách thức hoạt động của máy lọc nước RO
- Tóm tắt sơ lược về sơ đồ điện của máy lọc nước
- Các thành phần và chức năng
- Các bước thực hiện lắp đặt máy lọc nước RO:
Nhu cầu sử dụng nước sạch chưa bao giờ là hết cần đối với người dân. Xã hội càng hiện đại càng phát triển thì nước sạch vẫn luôn là vấn đề cần nghĩ tới. Thế nên, công nghệ lọc nước RO được ra đời với khả năng thẩm thấu ngược được cho là tiên tiến nhất hiện nay. Nước sau khi lọc ra đạt được độ tinh khiết và vị ngọt tự nhiên vô cùng. Vậy, cách thức cũng như nguyên lý hoạt động của chiếc máy này như thế nào hãy cùng timtho.vn tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Cách thức hoạt động của máy lọc nước ROMàng lọc siêu thẩm thấu ngược RO chính là điểm làm nên thành công của máy lọc nước cùng tên. Công nghệ RO (Reverse Osmosis) chính là quá trình đẩy nước qua các lõi lọc dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa 2 đầu ra vào. Nước sẽ được loại bỏ đi phần cặn bẩn, ion kim loại, vi khuẩn, vi sinh vật bằng các màng lọc được đặt bên trong các lõi lọc.
Đầu tiên, thông qua bộ khóa nước sẽ đi vào máy và đến với cột lọc số 1. Tại đây các lõi lọc của cột lọc số 1 được cấu tạo từ các sợi thô PP có kích thước khe hở 5 Micromet sẽ ngăn chặn các tạp chất có kích thước lớn hơn đi qua.
Phần nước đã được lọc ở cột số 1 sẽ tiếp tục được đưa sang cột số 2. Ở lõi của cột thứ 2 chứa than hoạt tính giúp loại bỏ đi các tạp chất hữu cơ, ion kim loại nặng, thuốc trừ sâu,… và các chất độc hại khác. Ngoài ra lõi lọc này còn chứa Cation – là chất giúp cho nước có vị ngọt tự nhiên và bảo vệ màng RO.
Tiếp đến nước sẽ chuyển sang cột số 3. Cũng như cột số 1, cột số 3 được cấu tạo bởi nhiều sợi PP tuy nhiên khe hở ở cột số 3 chỉ 1 micron. Tất cả các tạp chất có kích thước lớn hơn 1 micron đều sẽ ở lại cột này.
Sau khi nước được dẫn qua 3 cột lọc thì sẽ đến với màng lọc RO. Tại đây, nước sẽ được chia thành 2 phần gồm nước tinh khiết sẽ được đi qua màng RO còn lại sẽ được dẫn qua van thải và thải ra ngoài. Bộ phận này có công dụng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơ làm cho nước trở lên hoàn toàn tinh khiết, đây là bộ phận quan trọng nhất của cả hệ thống và cũng là phụ kiện quan trọng của máy lọc nước.
Cuối cùng, nước sẽ được dẫn tới lõi lọc Cacbon CL T33. Lõi lọc này chứa các thành phần Cacbon giúp loại bỏ màu, làm mềm, diệt khuẩn và cân bằng độ PH trong nước.
Tóm tắt sơ lược về sơ đồ điện của máy lọc nướcHầu hết sơ đồ điện của tất cả các dòng máy lọc nước trên thị trường đều tương tự hoặc không quá khác biệt với nhau. Máy lọc nước RO sẽ hoạt động theo cơ chế tự động để tạo ra áp suất và lưu lượng đủ lớn để đưa dòng nước đi qua các lõi lọc. Hình ảnh dưới đây sẽ là sơ đồ mạch điện của máy lọc nước RO.
Các thành phần và chức năng Các thành phần điện cơ bản trong máy lọc nước RO- Bơm: Công dụng của bộ phận này là để hút nước từ nguồn lên hệ thống
- Van điện: Dùng để bật mở hệ thống
- Van cao áp: Đẩy nước vào bộ lọc nước RO
- Van áp thấp: Hỗ trợ tạo áp suất đẩy nước trong hệ thống
Sau khi đã tham khảo phần sơ đồ mạch điện và sơ đồ lắp ráp của máy lọc nước RO, chúng ta tiến hành lắp đặt theo những nước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước, phải đảm bảo nguồn nước được cung cấp liên tục. Lắp thêm một van khóa để có thể điều khiển lượng nước như mong muốn. Kiểm ta các dụng cụ và tiến hành lắp đặt máy lọc nước RO.
Bước 2: Nối bể chứa với máy lọc bằng ống nước.
Bước 3: Đặt ba lõi lọc số 1, 2, 3 lần lượt vào đúng vị trí trong tủ, sử dụng dụng cụ vặn để cố định hai lõi 2 và 3 còn lõi 1 thì vặn vừa tay.
Bước 4: Nối đầu vào của lõi số 1 với dây RO. Quấn bằng tay, xiết chặt các ốc để tránh rò rỉ.
Bước 5: Tháo dây nối từ đầu vào của cột lõi lọc RO với đầu ra của cột lọc thứ 3. Lấy một đoạn dây nhỏ ở bên ngoài nối từ ống nước nguồn vào lõi lọc thứ ba. Bước này giúp cho kéo dài tuổi thọ thiết bị và hỗ trợ việc sục rửa lõi lọc đảm bảo chất lượng nước lọc.
Bước 6: Cắm điện, mở khóa nước đầu vào để tiến hành quá trình lọc xả các màng lọc. Quá trình này kéo dài khoảng 30 phút sẽ làm sạch máy nên lượng nước sau khi lọc không nên sử dụng.
Bước 7: Kiểm tra lại các lõi lọc.
Bước 8: Nối lại dây mà đã tháo ra ở bước 5
Bước 9: Lấy màng RO ra khỏi túi. Lưu ý: phải đeo găng tay khi làm.
Bước 10: Lấy nước khoáng đóng chai để thấm màng RO giúp cho cấu trúc màng RO giãn nở đều.
Bước 11: Đưa màng RO vào phía trong vỏ màng, lắp khít với khe vỏ
Bước 12: Nối dây nhỏ của màng từ đầu chờ của van Flow đến nguồn nước xả.
Bước 13: Ở đầu ra của lõi lọc bạn sẽ thấy có một ống nối màu xanh da trời, tháo dây này ra và nối vào dây dẫn nước thải nhỏ.
Tham khảo dịch vụ lắp đặt và sửa chữa máy lọc nước RO từ hệ thống thợ gần bạn nhất trên ứng dụng timtho.vn bạn nhé.
Thanh Hằng – Tổng hợp