Những điều thợ quét vôi, sơn nước cần lưu tâm

Những điều thợ quét vôi, sơn nước cần lưu tâm

Trong một dự án thi công nhà hoặc tòa nhà thì quét vôi – sơn…

Mục lục nội dung

  • Chọn dụng cụ
  • Cách quét vôi
  • Cách sơn nước

Trong một dự án thi công nhà hoặc tòa nhà thì quét vôi – sơn nước là các bước cuối cùng để bàn giao. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng từ đo đạc đến thi công vì nó quyết định hơn 90% vẻ ngoài của căn nhà. Để làm tốt được việc này thợ quét vôi, sơn nước cần lưu tâm một số điều mà timtho.vn chia sẻ sau đây:

Chọn dụng cụ
  • Một cái thùng để ngâm vôi
  • Một chiếc chổi quét vôi: Đối với các thợ sơn lâu năm, họ thường trang bị cho mình một chiếc chổi riêng biệt trong mỗi lần thực hiện công việc. Người thợ mua những bó chổi cỏ, lọc bỏ những cọng xấu, bó lại thành bó, dùng tay chà xát bó chổi xuống đất để loại bỏ bông cỏ. Trong trường hợp bạn không loại bỏ bông cỏ thì khi quét vôi bông cỏ sẽ bám vào tường. Tiếp theo, dùng bao trùm đầu chổi và chặt phần đầu các cộng chổi sao cho thật đều, sau đó dùng một cái cọc nhét vào giữa đầu bó chổi, thế là xong một cây chổi quét vôi.
  • Ru-lô lăn: đa số các thợ thi công quét vôi hiện nay đều thích dùng ru-lô lăn để làm việc vì phần mặt bông của dụng cụ này rất tốt, khi quét vôi lên tường rất đẹp.
  • Nếu thợ thực hiện quét vôi lên tường nhà cũ thì sẽ có thêm bước cạo và chà nhám tường. Để cạo được lớp tường cũ kỹ thì cần trang bị cho mình một chiếc sủi (hình dạng như 1 cái xẻng nhỏ). Còn khi chà nhám tường thì bạn cần 1 cái bàn chải sắt và giấy nhám.
 Bạn nên bước quét vôi chia ra làm nhiều lần quét để lớp màu được đẹp hơn Bạn nên bước quét vôi chia ra làm nhiều lần quét để lớp màu được đẹp hơn Cách quét vôi

Khi cạo tường cũ các bạn chú ý là không phải cạo tất cả bề mặt tường cần quét vôi. Chúng ta chỉ cạo những nơi có vôi dày và cứng. Sau đó dùng bàn chải sắt và giấy nhám để đánh liền lại các vết loang lổ do cạo tường gây ra.

Phần vôi, chúng ta ngâm sẵn trong các thùng đựng chuyên dụng. Sau đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đổ nước vào thùng (bước này tùy vào lượng vôi và kích thước thùng mà chúng ta cho nước)
  • Bước 2: Cho a-dao vào thùng nước
  • Bước 3: Cuối cùng chúng ta cho vôi cục vào

Nếu bạn cho vôi vào thùng trước, sau đó mới đổ nước thì rất hiểm nguy. Vôi gặp nước sẽ sôi lên, thoát ra những lớp khí dày đặc.

Chú ý: Vôi ngâm trong nước qua đêm là có thể dùng tốt.

Sau khi ngâm vôi thì chúng ta sẽ sang bước hướng dẫn quét vôi. Thông thường các thợ sẽ chia làm ba lớp quét. Nếu nhà bạn chọn sơn màu thì lớp đầu tiên thợ quét vôi sẽ dùng vôi trắng, còn lại hai lớp sau sẽ dùng màu sắc mà bạn thích. Nếu bạn chọn màu tường trắng thì lớp đầu quét vôi trắng, hai lớp sau cũng là vôi trắng nhưng pha đặc hơn một chút.

Lưu ý:

  • Cần phải quét vôi thật đều tay từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
  • Nhúng ngập phần chổi vào thùng vôi, khi nhấc chổi lên, quẹt nhẹ vào miệng thùng vôi để lấy vừa đủ lượng vôi cần thiết.
  • Khi quét vôi những nơi cao, cần có thang hoặc giàn giáo vững chắc.
  • Với những nơi cheo leo thì người thợ phải có thiết bị bảo vệ an toàn. Thùng đựng vôi và cọ phải được giữ chặt, tránh làm rớt xuống dưới gây nguy hiểm.
 Với những nơi cheo leo thì người thợ phải có thiết bị bảo vệ an toàn Với những nơi cheo leo thì người thợ phải có thiết bị bảo vệ an toàn Cách sơn nước

So với quét vôi thì sơn nước khó hơn rất nhiều. Khi bạn sơn nước với một bức tường mời thì hầu như các thao tác cũng như cách thực hiện rất đơn giản. Tuy nhiên, với một bức tường cũ thì là một điều hoàn toàn khác.

  • Để có một bức tường hoàn hảo từ bức tường cũ, người thợ cần phải có một kỹ năng tô tường thật tốt. Lưu ý rằng phải chọn cát mịn để tô tường nhằm đảm bảo bề mặt vừa tô được phẳng và liền như phần tường còn lại.
  • Trước khi sơn nước, bạn phải trét mát-tít bức tường. Việc trét mát-tít là để che lấp những chỗ lồi lõm trên tường. Nếu mát-tít có chất lượng kém thì sẽ dễ bị bong ra khi gặp nước hoặc bị ẩm.
  • Một công việc vô cùng quan trọng nữa là bạn phải dùng giấy nhám chà để mặt tường được láng đều. Nếu làm ko kỹ, tường sẽ lồi lõm, khi sơn nước ko thể lấp khuyết tật này được.
  • Sau khi đã trét mát-tít và xử lý bề mặt tường phẳng, sử dụng ru-lô để lăn sơn nước lên tường.
  • Công việc sơn nước đòi hỏi kỹ thuật cao và nhiều công sức hơn quét vôi. Nhưng nếu lúc đầu xử lý tường phẳng, tốt thì khi muốn sơn nước lại, chỉ cần chà nhám sơ lớp sơn cũ là được.

Trên đây là các công đoạn cũng như giới thiệu về dụng cụ mà một thợ quét vôi, sơn tường cần phải có. timtho.vn mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống, đặc biệt là các bạn đang có ý định trở thành một thợ thi công quét vôi – sơn nước thì hãy xem kỹ nhé!

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info