Những lưu ý khi sửa xe đạp điện
Với tính năng thân thiện với môi trường và khả năng di chuyển nhanh hơn…
Mục lục nội dung
- 1. Lựa chọn địa chỉ sửa chữa xe đạp điện.
- 2. Phụ tùng xe đạp điện
- 3. Cách bảo quản
Với tính năng thân thiện với môi trường và khả năng di chuyển nhanh hơn các loại xe đạp thông thường, xe đạp điện được nhiều người lựa chọn là phượng tiện giao thông ưa thích và ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu nước ta thường có mùa mưa, vài nơi còn gặp tình trạng ngập lụt, xe đạp điện vận hành trong điều kiện đó thường xảy ra hỏng hóc và gặp sự cố. Vì vậy, khi đem đến chỗ sửa chữa xe đạp bạn nên lưu ý những điều sau.
1. Lựa chọn địa chỉ sửa chữa xe đạp điện.Trước khi chọn địa điểm sửa chữa xe đạp điện cần phải tham khảo người thân và website uy tín thật kỹ để tránh tình trạng phải đem xe đi sửa và mất tiên liên tục nhưng xe vẫn gặp sự cố.
Sau khi đã tìm được địa chỉ sửa chữa, để chắc ăn bạn nên tìm hiểu thêm những địa chỉ vừa tìm được bằng cách xem nhận xét từ những khách hàng trước. Những nhận xét từ khách hàng thường uy tín hơn những bài nội dung PR nhàm chán từ những hãng xe đạp giá rẻ cũng như những cửa hàng sửa chữa.
Hiện tại, xe đạp điện trên thị trường Hà nội & TP.Hồ Chí Minh rất đa dạng với nhiều loại mẫu mã khác nhau, do đó phụ tùng cũng rất đa dạng và dễ bị loạn giá. Để tránh tình trạng bị thay phụ tùng khác hãng và tốn kếm, tốt nhất bạn nên đến đúng ngay cửa hàng mà mình bán xe đạp điện mà bạn đã mua. Đa số những cửa hàng này sẽ có đầy đủ phụ tùng cũng như kỹ năng sửa chữa từng loại xe của họ.
Và một điều cần lưu ý nữa là trước khi quyết định mang xe ra cửa hàng sửa chữa xe đạp điện, bạn nên liên lạc trước để tham khảo giá, chi phí và hỏi trước phụ tùng của xe có sẵn hay không để tránh mất thời gian.
2. Phụ tùng xe đạp điệnTrong quá trình sử dụng, những chi tiết bằng mũ và cao su trên xe đạp điện hay bị bong tróc, hư hại và nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Do đó việc tìm và thay những phụ tùng rất được người tiêu dùng quan tâm. Một số mẫu mã mới rất dễ thay thế phụ tùng, chỉ cần tới tận cửa hàng để thay thế. Nhưng đối với những mẫu cũ đã ra cách đấy 4-5 năm thì phụ tùng phải tìm kiếm ở đâu mới thực sự là vấn đề.
Đối với những mẫu xe đạp điện cũ và không còn phụ tùng thay thế từ nhà sản xuất, bạn có thể tìm tới những cửa hàng chuyên bán xe đạp điện cũ, vì thông thường ở đây luôn có những thợ lành nghề có khả năng tút tát, sửa chữa và biến những chiếc xe đạp điện cũ thành những chiếc xe trông như mới. Khi tìm đến cửa hàng như vậy, những rắc rối về xe đạp điện sẽ được giải quyết nhanh chóng. Vì nhân viên ở đó đã từng sửa chữa rất nhiều loại xe nên kinh nghiệm tích góp được sẽ nhiều hơn những thợ sửa xe ở showroom.
Một điểm hay ở những cửa hàng như vậy là họ sẽ tư vấn rất nhiệt tình, và nếu phụ tùng có thể phục hồi được họ sẽ cố gắng phục hồi thay vì phải thay mới hoàn toàn. Đây cũng là một cách để bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những cửa hàng như thế này trong quá trình sửa chữa bạn phải theo sát và nhất là không được để xe lại tiệm qua ngày, để tránh tình trạng bị luộc đồ, bị tráo những phụ tùng chính hãng bằng những phụ tùng kém chất lượng.
3. Cách bảo quảnQuá trình sửa chữa xe đạp điện rất mất thời gian và tiền bạc, nên sau khi đã sửa xong bạn nên giữ gìn nó cẩn thận và nên lưu ý một vài điểm sau:
- Đa số mọi xe đạp điện đều có bô điều tốc nằm phía dưới khung xe, do đó rất dễ bị nước mưa, sình và bụi bẩn xâm nhập vào làm hư hỏng. Vì vậy trong quá trình đem xe đi sửa chữa và bảo dưỡng, bạn nên nhờ họ bọc ống gen cho toàn bộ giắc cắm bộ điều tốc.
- Bình ắc quy của xe cũng phải bảo quản thật tốt, bình ắc quy rất mắc nhưng lại dễ hư hỏng và chai khi không bảo quản đúng cách. Để bảo quản bình ắc quy, cần phải sạc đều đặn kể cả khi không sử dụng để duy trì tuổi thọ. Nên nhớ rằng sau khi đi mưa về, nếu muốn sạc xe cần phải lau chùi thật kỹ điểm tiếp xúc để tránh tình trạng nước lọt vào làm ảnh hưởng đến bình ắc quy.
- Một điều nữa cần phải nhớ là những chi tiết của xe đạp điện như dàn mũ hoặc dây thắng rất mỏng và giòn, vì vậy không nên để xe đạp điện ngoài trời nắng thường xuyên.
Trên đây là một số lưu ý khi sửa xe đạp điện. Hi vọng qua bài viết bạn có thêm kinh nghiệm về việc đem xe đạp điện đi sửa, cũng như biết cách bảo quản xe đạp điện tốt hơn.