Những thuật ngữ về ô tô mà tài xế cần biết
Xe cộ
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Những thuật ngữ về ô tô mà tài xế cần biết

AWD, VVT hay VVT-i là những thuật ngữ kỹ thuật đã gây không ít bối…

Mục lục nội dung

  • 1. Kiểu động cơ: I4, V4, V6, V8, V12, W6, W12.v.v
  • 2. Kiểu hộp số: MT, AT, DCT hay CTV
  • 3. Hệ dẫn động: 2WD, 4WD, 4×4 hay AWD

AWD, VVT hay VVT-i là những thuật ngữ kỹ thuật đã gây không ít bối rối cho người sử dụng xe, thậm chí là những chuyên gia kỹ thuật.

Ngành công nghiệp xe hơi xuất hiện trên thế giới cách nay khoảng hai thế kỷ, đ những thuật ngữ kỹ thuật hay những chữ viết tắt bằng tiếng Anh được các hãng sử dụng gây không ít bối rối cho người sử dụng.

Có thể phân loại 2 dạng thuật ngữ cơ bản, từ viết tắt mà các hãng xe thường sử dụng là công nghệ mà mỗi hãng trang bị trên xe hoặc cấu tạo, kết cấu của xe như sedan, SUV, Crossover, hay đơn giản là ký hiệu của phiên bản xe, v.v..

Trong đó, một số thuật ngữ kỹ thuật đã và đang trở nên phổ biến như V4, V6 hay ABS (chống bó cứng phanh), ESP(cân bằng điện tử), VSA (ổn định thân xe), SRS (túi khí).. thì cũng có những thuật ngữ rất lạ mà không chỉ gây khó hiểu cho những bác tài hay thậm chí dân “kỹ thuật” chính hiệu những hay giới am hiểu ô tô đôi lúc cũng gặp khó khăn trước từ viết tắt của cùng một công nghệ những mỗi hãng lại đặt tên khác nhau.

Ví dụ: công nghệ phối khí thông minh của trục cam động cơ được các hang đặt tên như sau: Hãng BMW gọi là VANOS viết tắt của từ tiếng Đức Variable NOckenwellenSteuerung khi dịch sang tiếng Anh sẽ là Variable Camshaft Timing (phối khí trục cam thông minh), hang Subaru gọi là Dual AVCS (Active Valve Control System), General Motors gọi là VVT (variable valve timing), còn Toyota sau khi cải tiến công nghệ trên thì gọi thành VVT-i, với chữ “i” lấy từ từ ” intelligent – thông minh”, với Honda thì gọi công nghệ phối khí thông minh của mình là VTEC (Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control). Như vậy, để hiểu và nắm rõ ý nghĩa của thuật ngữ kỹ thuật hay các từ viết tắt của các hãng xe hơi cũng không phải là chuyện dễ như nhiều người vẫn nghĩ.

Qua bài viết này, chúng tôi muốn giửi đến ý nghĩa của các thuật ngữ, từ viết tắt thường xuất hiện trên xe được các hãng hay dùng.

1. Kiểu động cơ: I4, V4, V6, V8, V12, W6, W12.v.v

Khi lựa chọn một chiếc xe ngoài kiểu dáng nội ngoại thất người mua ô tô thường quan tâm đến công suất của động cơ trang bị trên xe. Trong đó công suất thường phụ thuộc rất lớn vào kiểu động cơ (kiểu bố trí xy-lanh), cũng như số xy-lanh được bố trí qua đó ảnh hưỡng trực tiếp đến dung tích công tác của động cơ, qua đó quyết định sức mạnh của xe.

Khi nhà sản xuất dùng kí hiệu I4 cho động cơ, số 4 có nghĩa là động cơ được trang bị 4 xy-lanh và được đặt dọc với nhau. Tương tự với I6 thì sẽ có 6 xy-lanh. Ngoài ra đối với những động cơ có công suất lớn cần nhiều xy-lanh thì việc bố trí dọc không còn phù hợp vì cồng kềnh, không đủ diện tích vì vậy các kỹ sư đã phát minh ra những kiểu bố trí xy lanh khác như V, W, động cơ đối xứng.

Ví dụ: Honda CR-V 1.5L Turbo 2WD thì mẫu xe này có động cơ với dung tích công tác 1.5 lít. Tương tự đối với chiếc Honda CR-V 2.0L i-VTEC 2WD thì sẽ có động cơ dung tích 2.0 lít. Trên lý thuyết động cơ có dung tích công tác lớn hơn thì sẽ có công suất lớn hơn và ngược lại, tuy nhiên với công nghệ tăng áp trên động cơ ngày nay thì việc động cơ dung tích nhỏ hơn nhưng có công suất lớn hơn là chuyện thường.

2. Kiểu hộp số: MT, AT, DCT hay CTV

Cùng với động cơ thì hộp số cũng là bộ phận quan trọng trên xe mà khách hàng thường quan tâm khi lựa chọn một chiếc xe. Có người thích lái xe hộp số sàn vì cảm giác lái chân thực, một số khác thì sử dụng hộp số tự động vì muốn đơn giản dễ thao tác, đặc biệt đối với phụ nữ.

Đối với hộp số kí hiệu MT, thì MT viết tắt của từ Manual Transmission có nghĩa là hộp số tay. Ở loại hộp số này thì thao tác sang số có phần phức tạp hơn các loại còn lại do cấu tạo phức tạp. Người lái phải thêm một thao tác đạp chân côn (ly hợp) ở bên trái trước khi di chuyển cần số. Trong khi đó, AT là viết tắt của từ Auto Transmission nghĩa là hộp số tự động, thao tác sang số ở hộp số này đơn giản hơn nhiều khi chân côn đã được loại bỏ, người lái chỉ cần di chuyển cần số.

Cùng với sự phát triển của xe số tự động AT, thì các kỹ sư đã phát triển thêm những biến thể dòng xe số tự động gồm: DCT và CVT. Trong đó, DCT là viết tắt của Dual Clutch Transmission thường gọi là hộp số bán tự động, hay gọi theo ngôn ngữ kỹ thuật là hộp số tự động li hợp kép. Nói một cách đơn giản DCT có thể ví như hộp số trên xe máy ta sử dụng hằng ngày.

Về cơ bản, hộp số DCT là sự kết hợp giữa hai hộp số tay nhưng được cải tiến hơn để giải phóng cho người lái khỏi pê-đan côn li hợp khi chuyển số. Cuối cùng, hộp số CVT viết tắt của cụm từ Continuously Variable Transmission có nghĩa là hộp số tự động vô cấp, tương tự trên xe tay ga hiện nay nhưng phức tạp hơn.

Ngày nay, mỗi hang xe đều phát triển cho mình những công nghệ trên hộp số tự động vô cấp và đặt tên trên riêng, để phân biệt với những hang khác. Ví dụ như: Xtronic CVT của Nissan, 9G-Tronic của Mercedes-Benz hay hộp số vô cấp Multitronic của Audi.v.v..

3. Hệ dẫn động: 2WD, 4WD, 4×4 hay AWD

Cuối cùng hệ dẫn động là một trong những tiêu chí quan trọng để người mua ô tô lựa chọn chiếc xe phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Trên ô tô hiện nay thì hệ thống dẫn động cầu trước với ưu điểm gọn nhẹ cho những mẫu xe giá thành rẻ, hệ dẫn động cầu sau cho những mẫu xe thể thao, dẫn động 4 bánh AWD cho những mẫu xe sang trọng đắt tiền và dẫn động 4×4 thường trang bị cho xe bán tải. Cũng giống như hộp số, hay công nghệ của động cơ thì hệ dẫn động 4 bánh cũng mỗi hãng xe đặt những cái trên đặc trưng như Quattro của Audi, xDrive của BMW, 4Motion của Volkwagen, hay 4Matic của Mercedes-Benz…

Dựa vào số cầu chủ động ta có thể chia ra 2 loại chính: xe 1 cầu và 2 cầu. Đối với xe 1 cầu chủ động có 2 dạng: dẫn động cầu trước và dẫn động cầu sau. Trong đó, xe dẫn động cầu trước được nhà sản xuất kí hiệu FWD (Front Wheel Drive) và dẫn động cầu sau RWD (Rear Wheel Drive).

Thông thường trên các mẫu xe có động cơ đặt phía trước sẽ thì hệ dẫn động cầu trước được sử dụng rất phổ biến, với cách bố trí này thì khoảng cách từ động cơ tới bánh chủ động sẽ ngắn đồng nghĩa với động năng tiêu hao sẽ ít hơn, xe tiết kiệm hơn, dễ thiết kế hơn dẫn đến giá thành thường rẻ hơn so với những mẫu xe cùng loại sử dụng hệ dẫn động cầu sau. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ dẫn động này do sự phân bổ trọng lượng bị dồn về phía trước khiến cho khả năng tăng tốc kém hơn so với dẫn động cầu sau, cùng với đó là cảm giác lái kém hơn trong trường hợp vừa tăng ga vừa đánh lái.

Để cải thiện cảm giác lái, khả năng tăng tốc thì hệ dẫn động cầu sau RWD được các hãng xe sử dụng. Ở hệ dẫn động cầu sau, tỷ lệ cân bằng trọng lượng của xe đã được phân bố đều đều trên sắt-xi xe, mang đến khả năng tăng tốc nhanh và cảm giác lái tốt hơn vì hệ thống dẫn động và dẫn hướng được tách riêng biệt với nhau.

Cuối cùng là hệ dẫn động 4 bánh thường kí hiệu 4WD, 4×4 thường được trang bị dòng xe SUV, bán tải để tang khả năng vận hành trên các địa hình phức tạp mà các dòng xe dẫn động 2 bánh không vượt qua được. Ngoài ra, đối với những dòng xe hiện đại ngày nay đặc biệt những dòng SUV, Crossover hạng sang như: Mercedes-Benz glc, Audi Q5, Q7.v.v. thường được trang bị hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD kết hợp hộp số tự động nhiều cấp số ảo mang đến khả năng vận hành mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu trên đường trường lẫn địa hình phức tạp.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì xe hơi hiện đại đang tiến dần đến khả năng tự lái, sử dụng nguồn điện thay cho xăng, dầu thì các thuật ngữ chỉ tính năng mới của các hãng sẽ ngày càng phức tạp, khó nhớ hơn hơn. Vì vậy, hãy luôn tham khảo, cập nhật mới vì bảng thuật ngữ này thường xuyên thay đổi cập nhật với những thông tin mới nhất.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info