Phân loại lao động giúp việc gia đình
Giúp việc
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Phân loại lao động giúp việc gia đình

Thứ nhất phân theo nhóm công việc Theo danh sách công việc cụ thể của…

Mục lục nội dung

  • Thứ nhất phân theo nhóm công việc
  • Thứ hai phân theo thời gian làm việc.
    • Về LĐGVGĐ làm việc toàn thời gian:
    • Về LĐGVGĐ làm việc theo giờ:
Thứ nhất phân theo nhóm công việc

Theo danh sách công việc cụ thể của ILO, thì lao động giúp việc gia đình làm các nhóm công việc như: quản gia, nấu ăn, chăm sóc trẻ, chăm sóc thành viên tại nhà, bảo vệ, trông coi nhà cửa, làm vườn.

Ở Mỹ, Quy chế tiền lương của bang California đưa ra những ví dụ về “những nghề trong hộ gia đình” (bầu bạn, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, bảo mẫu, chăm sóc bệnh nhân…), trong khi “người phục vụ cá nhân” là những người được một chủ hộ gia đình hoặc “người sử dụng lao động của bên thứ ba được pháp luật công nhận trong ngành công nghiệp chăm sóc” thuê để làm việc trong một hộ gia đình nhằm hỗ trợ người già hoặc những người khuyết tật vận động hoặc tinh thần cần được giám sát.

Pháp luật ở một số nước quy định những danh mục các nhiệm vụ mà người lao động giúp việc gia đình có thể thực hiện, mà không liệt kê chúng trong các phân nhóm nghề riêng biệt như: Costa Rica. Điều 139 của Nghị định No. 1910-G of 1999 liệt kê dọn dẹp, nấu ăn, là quần áo, giặt giữ và trợ giúp. Italy. CCN. Điều 10, liệt kê dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu bếp, dọn dẹp, chuồng ngựa và chăm sóc ngựa, giúp đỡ các động vật trong nhà, chăm sóc trẻ sơ sinh, phối hợp đa chức năng trong hộ gia đình bao gồm dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn, giúp đỡ động vật, bảo vệ an ninh trong hộ gia đình, là quần áo, phục vụ bàn ăn, làm vườn, lái xe, trợ giúp những người tự phục vụ, trợ giúp những người bị khuyết tật, lái xe, nấu bếp quản lý tài sản của tổ tiên để lại, hành động giống một người quản gia. Bồ Đào Nha, Điều 2 của Nghị định pháp lý No. 235/92 liệt kê giặt giũ và dọn dẹp, chăm sóc người già và người ốm, chăm sóc các động vật trong nhà, và chăm sóc vườn cây.

Còn theo pháp luật lao động Việt Nam, thì nội dung công việc của nghề giúp việc gia đình bao gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại, cụ thể như: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình.

Trên cơ sở đó, sau một thời gian nghiên cứu GFCD đã đưa ra “Tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đình” Theo đó, nghề giúp việc gia đình được mô tả và chia ra thành 07 nhóm đơn vị năng lực.

  • năng lực cơ bản.
  • chế biến món ăn – đồ uống.
  • lau dọn nhà – sân vườn.
  • giặt – là.
  • chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ.
  • chăm sóc người cao tuổi – người bệnh.
  • chăm sóc vật nuôi – cây cảnh thông thường trong gia đình.

Trong đó, các nhóm này được phân chia thành 21 đơn vị, với 80 thành phần năng lực cụ thể trong công việc gia đình. Đây là tiêu chuẩn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về đội ngũ lao động giúp việc gia đình, nhằm đủ sức cạnh tranh trong thị trường lao động nước ngoài khi xuất khẩu lao động giúp việc gia đình.

Thứ hai phân theo thời gian làm việc.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, LĐGVGĐ làm việc theo hai hình thức, đó là: làm việc toàn thời gian và làm việc theo giờ.

Về LĐGVGĐ làm việc toàn thời gian:

Trong trường hợp này, lao động làm việc và ở chung trong gia đình với người sử dụng lao động. Các công việc của lao động giúp việc gia đình như: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già. Tuy ở chung trong gia đình và làm việc toàn thời gian, nhưng không có nghĩa lao động phải làm việc suốt 24 trong một ngày. Trong khoảng thời gian làm việc đó, lao động có thể vừa làm và kết hợp với nghỉ ngơi, nhưng cũng có khi phải làm việc một cách bất chợt để đáp ứng theo yêu cầu công việc phát sinh trong gia đình đó.

Ưu điểm của lao động giúp việc gia đình làm việc toàn thời gian là có lương cao hơn so với lao động làm việc theo giờ. Đồng thời, có thể tiết kiệm được chi phí di chuyển đến nơi làm việc.

Khuyết điểm của lao động làm việc toàn thời gian thường không có thời gian nghỉ ngơi cố định, do phải đáp các công việc bất chợt trong gia đình nơi làm việc.

Về LĐGVGĐ làm việc theo giờ:

Đây là hình thức làm việc của lao động giúp việc gia đình phổ biến và ưu chuộng nhất hiện nay. Người sử dụng lao động và lao động được chủ động thỏa thuận với nhau về giờ làm việc.

Ưu điểm của lao động giúp việc gia đình làm việc theo giờ là có thể chủ động sắp xếp thời gian để làm được nhiều nơi. Hạn chế được tối đa xung đột với người sử dụng lao động, do không phải ở chung nhà.

Khuyết điểm của lao động làm việc theo giờ có tính cạnh tranh cao hơn so với lao động giúp việc gia đình làm việc toàn thời gian. Bởi vì, nếu trong quá trình làm việc không đạt yêu cầu, thì sẽ dễ dàng bị mất việc.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info