Quy Trình Chuẩn Chống Thấm Dột Hiệu Quả Cho Ngôi Nhà
Chống thấm dột có lẽ là hạng mục không-thể-thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào, đặc biệt là với nhà ở. Bởi qua thời gian sử dụng, dưới tác động của thời tiết, nhất là nước mưa, những bức tường của bạn sẽ bị xâm hại, phá vỡ kết cấu và dần mất đi […]
Chống thấm dột có lẽ là hạng mục không-thể-thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào, đặc biệt là với nhà ở. Bởi qua thời gian sử dụng, dưới tác động của thời tiết, nhất là nước mưa, những bức tường của bạn sẽ bị xâm hại, phá vỡ kết cấu và dần mất đi công năng cũng như thẩm mỹ của mình. Dưới đây là quy trình chống thấm chuẩn cho các hạng mục trong ngôi nhà mà TIMTHO.VN đã đúc kết từ quá trình thực tế thi công. Mời các bạn cùng theo dõi.
Chống thấm tường sàn trần nhà
Phương pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường hiệu quả
Chống thấm sàn nhà vệ sinh
1. Tầm quan trọng của chống thấm dột:
Đối với nỗi ngôi nhà, chống thấm dột là công việc rất quan trọng. Bởi theo lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập. Gây ra hiện tượng thấm dột.
Hãy tưởng tượng rằng, nếu không chống thấm dột thì quan một thời gian bạn sẽ thấy các vấn đề nảy sinh như:
– Ban đầu là những vết ố, loang lổ, nấm mốc trên bề mặt tường gây mất thẩm mỹ
– Sau đó theo thời gian, kết cấu bên trong bị phá hủy, tuổi thọ công trình từ đó cũng suy giảm
– Kéo dài hơn, nấm mốc, vi khuẩn từ những khu vực bị thấm dột có thể theo không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
Để tránh những tác hại không mong muốn trên, chống thấm dột là công việc cần thiết không nên bỏ qua. Nếu đang xây dựng nhà mới thì nên thực hiện ngay từ đầu.
2. Quy trình chống thấm dột:
Thấy được tầm quan trọng và có kế hoạch chống thấm dột chưa đủ. Bạn cần trang bị cho mình kiến thức về quy trình chống thấm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nữa.
a. Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm:
Đây là công việc quan trọng không kém việc chống thấm dột. Bởi một bề mặt đạt tiêu chuẩn sẽ giúp các vật liệu chống thấm kết nối tốt hơn và hiệu quả được dài lâu hơn.
Xem bài viết: Cách xử lý tường vôi vữa bị ẩm mốc triệt để
– Trước tiên, bạn hãy loại bỏ các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa trên bề mặt kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
– Sau đó, trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm
– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
– Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
– Trên bề mặt cần xử lý chống thấm sử dụng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, đảm bảo cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
– Cuối cùng dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
b. Tiến hành chống thấm dột:
Khi đã có bề mặt đạt tiêu chuẩn, bạn có thể bắt tay vào công việc chống thấm dột theo quy trình sau:
– Xử lý, gia cố, chống thấm dột cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.
– Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
– Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống quét hoặc phun.
– Cuối cùng, kiểm tra, đánh giá tổng thể lại toàn bộ hạng mục để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Xem bài viết: Hướng dẫn sơn chống thấm tường hiệu quả
Hiện có nhiều gia đình khắc phục tạm thời thấm dột bằng cách làm giàn cây leo, sử dụng cao su lỏng v.v. Tuy cũng có hiệu quả nhưng không mang tính bền vững cao. Do đó, TIMTHO.VN khuyến cáo các bạn nên chống thấm trước khi sử dụng nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần sự trợ giúp nào, mời bạn liên hệ với TIMTHO.VN. Chúng tôi có đội tư vấn dịch vụ nhiệt tình chu đáo, giải đáp và đưa ra những phương pháp xử lý sự cố nhanh chóng, gọn gàng, an toàn nhất. Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu Sửa trần thạch cao bị thấm thì cũng đừng quên TIMTHO.VN sẽ phục vụ bạn 24/7 bất cứ lúc nào bạn cần. Mọi chi tiết xin liên hệ: