Sửa chữa đường dây điện bị chập, đứt hoặc rò điện ngầm trong tường
Việc đi đường dây điện ngầm trong tường bây giờ được áp dụng ở hầu…
Mục lục nội dung
- Nguyên nhân dẫn đến chập điện, đứt hoặc rò rỉ điện trong tường
- Phòng ngừa hiện tượng chập, cháy điện
- Khắc phục sự cố chập cháy, rò rỉ hoặc đứt dây điện
Việc đi đường dây điện ngầm trong tường bây giờ được áp dụng ở hầu hết các công trình xây dựng dân dụng vì tính thẩm mỹ cũng như để tiết kiệm không gian khi bố trí đồ trong nhà tuy nhiên trong quá trình sử dụng khi gặp sự cố thì việc khắc phục cũng khó khăn hơn các đường đi nổi.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân đồng thời khắc phục các sự cố cũng như phòng ngừa nó ngay từ khi lắp đặt để tránh hiện tượng chập điện hoặc đứt dây điện ngầm trong quá trình sử dụng.
Nguyên nhân dẫn đến chập điện, đứt hoặc rò rỉ điện trong tườngVề cơ bản so với đường dây diện đi nổi thì việc đi điện âm tường sẽ an toàn hơn tuy nhiên hiện tượng chập, đứt hoặc rì rỉ vẫn xẩy ra không ít vì các nguyên nhân dưới đây:
- Không có ống gen bao bọc đường dây điện âm tường khi thi công
- Ổ cắm điện đều ở vị trí quá thấp.
- Các mối nối đến ổ cắm, công tắc hoặc mối nối âm tường không chắc chắn hoặc được bọc cách điện kém sẽ dẫn đến chập hoặc phóng điện.
- Tường bị thấm và ẩm ướt, nồm ẩm sẽ khiến vỏ bọc đường dây điện đi ngầm, nhất là đường điện đã sử dùng lâu năm rất dễ bị hỏng, mục hở sinh ra rò điện, phóng điện (hiện tượng mô ve) làm chập cháy điện
- Điện quá tải với thiết bị điện trong nhà, nhu cầu sử dụng điện tăng trong khi dây điện không đủ tải. Nguyên nhân này sẽ làm dây điện nóng lên làm chẩy lớp vỏ cách điện bên ngoài dẫn đến chập điện.
- Thiếu cầu dao, cầu chì dẫn đến cháy, nổ.
- Bị đứt, chập dây điện khi khoan tường trúng đường dây khi lắp đặt thiết bị treo tường hoặc tranh ảnh.
Phòng ngừa sẽ giúp bạn phòng tránh từ xa nhằm hạn chế những sự cố hoặc tai nạn điện đáng tiếc trong quá trình sử dụng. Việc kiểm tra, đánh giá phụ tải và phòng ngừa cần được thực hiện định kỳ tối thiểu nửa năm hoặc 1 năm một lần ngay từ lúc đưa công trình vào sử dụng:
- Từ khi thi công, lắp đặt bạn cần chọn loại dây có 2 lớp cách điện thật tốt. Trong cùng là ruột dẫn điện nhiều sợi đồng, lớp giữa chống rò rỉ điện, lớp ngoài cùng cách điện tường với dây điện. Các loại dây điện thích hợp để đi ngầm như VC, CV, CVV.
- Đảm bảo mắc đúng quy trình cho đường dây điện đi ngầm. Đường dây cần phải được đặt trong một ống nhựa bảo vệ. Các ống này phải đảm bảo cứng, chịu lực và chống thấm nước. Mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%. Nên thường xuyên kiểm tra để tránh hiện tượng rò rỉ.
- Các ổ cắm điện đều phải ở trên cao. Không nên đặt ở vị trí thấp vì có thể bị ngập hoặc dễ bị ẩm khi mưa lớn
- Nên lắp đặt riêng cầu dao hoặc thiết bị ngắt/mở điện cho từng tầng hoặc từng vị trí để bảo vệ các thiết bị điện. Khi cần phải thay, lắp hay sửa chữa sẽ dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực. Lắp đặt thêm cầu dao chống rò (ELCB) sau cầu dao tự động (MCB) trong hệ thống điện. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa ngắt điện khi phát hiện dòng rò.
- Khi kiểm tra, các bạn cần sử dụng các loại bút thử điện tốt, thiết bị đo rò rỉ điện hoặc có thể ngửi tại các ổ công tắc, ổ hộp nối, nếu thấy có mùi nhựa cháy thì cần mở lại hộp nối, tiến hành siết lại các ốc nối, siết lại các mối nối cho chắc chắn và bọc cách điện lại để tránh hiện tượng lỏng gây phóng điện (mô ve). Bạn cần sử dụng dụng cụ điện đúng cách, có găng tay cách điện, đi giầy/dép khô và cắt điện khi tiến hành nối siết.
- Đối với đường dây có phụ tải tới ngưỡng hoặc vượt qua khả năng chịu đựng, bạn cần thay thế ngay (nó sẽ nóng lên khi sử dụng) bằng dây mới. Việc thay thế dây ngầm cần có sơ đồ điện đục tường hoặc đi nổi.
Khi sự cố xẩy ra, ở mức thông thường thì các aptomat bảo vệ thường nhẩy, bạn có thể tra sơ đồ điện để biết aptomat nào gần nhất để khoanh vùng nhằm phát hiện điểm phát sinh sự cố. Trường hợp nhẩy aptomat tổng hoặc aptomat ngoài cột điện, nếu không có kiến thức nhiều, bạn hãy tìm thợ sửa chữa điện để khắc phục sự cố.
Kiểm tra rò điện bằng bút thử điện- Trường hợp điện rò (khi sờ vào tường nơi có điện rò bạn sẽ bị tê), hãy kiểm tra bằng bút thử điện dò lên những chỗ tường có dây điện đi ngầm, nếu thấy bút đỏ ở đâu thì đánh dấu lại, ngắt nguồn điện tại chỗ, dùng máy sấy tóc, quạt để “hong” khô đoạn tường đó để chắc chắn phải khô ráo, không rò điện mới sử dụng các thiết bị điện để đề phòng chập điện, cháy nổ. Nhưng sau đó cần sử dụng phương pháp chống ẩm cho tường một cách tuyệt đối.
- Trường hợp bị đứt ngầm hoặc chập. Ở vị trí nào đó của đường dây điện ngầm trong nhà bạn bị cháy, hỏng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà, bạn có thể chọn cách chạy đường dây điện nổi (tuy nhiên tính thẩm mỹ không đẹp vì đường dây điện chạy khắp nhà bạn) hoặc cách 2 là đục tường ra chạy lại đường dây điện ngầm (cách này thì hơi tốn kém và mất công).
Về cơ bản thì các vấn đề liên quan đến điện và sự cố điện thì đều nguy hiểm, vì vậy nếu bạn tự xử lý thì cần chắc chắn rằng bạn nắm rõ kiến thức về điện, sử dụng đầy đủ các công cụ, dụng cụ bảo hộ cách điện khi thao tác đồng thời bạn cần nắm rõ hoặc lưu giữ lại tài liệu về sơ đồ đi dây điện trong nhà. Nếu bạn chưa rõ, chúng tôi khuyên bạn nên tìm thợ điện từ ứng dụng timtho.vn để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện cũng như chính bản thân bạn.
Hệ thống điện âm tường tuy hiệu quả về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên nếu sự cố xẩy ra thì nó cũng khó xử lý hơn hệ thống điện nổi. Các bạn cần kỹ tính và tính toán kỹ nhu cầu sử dụng từ ban đầu, giám sát thi công chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong sử dụng.