Sửa chữa trần thạch cao bị nứt tại vị trí tiếp giáp
Trong quá trình thi công các công trình chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Thi công thạch cao cũng không phải ngoại lệ. Phổ biến có thể thấy là hiện tượng nứt ở vị trí tiếp giáp. Nếu không may gặp phải tình trạng trên, bạn đừng vội lo lắng, TIMTHO.VN sẽ giúp bạn […]
Trong quá trình thi công các công trình chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Thi công thạch cao cũng không phải ngoại lệ. Phổ biến có thể thấy là hiện tượng nứt ở vị trí tiếp giáp. Nếu không may gặp phải tình trạng trên, bạn đừng vội lo lắng, TIMTHO.VN sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tiêu Chuẩn Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công Trần Thạch Cao
Chống nóng bằng tấm thạch cao
Thi công trần thạch cao giật cấp
1. Nguyên nhân dẫn đến nứt trần thạch cao ở vị trí tiếp giáp:Biểu hiện trần thạch cao bị nứt
Nứt ở vị trí tiếp giáp (hay còn gọi là vị trí các mối nối) có thể đến từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như:
– Trong quá trình thi công lắp hệ khung xương không cân dẫn đến đầu nối 2 tấm thạch cao bị lệch, một đầu tấm bắt được vít, còn đầu tấm kia chỉ bắn vít gá tạm thời.
– Trong quá trình miết mạch giữa tấm thạch cao không kỹ hoặc không miết mạch.
– Có thể do co dãn, cựa của ngôi nhà mới xây, siết ốc các đầu ty đỡ không chặt, đóng đinh khung thạch cao vào tường không dày ….dẫn đến xệ và các đầu nối tấm thạch cao giáp nhau bị nứt
Xem thêm bài viết: Những lưu ý khi thi công trần thạch cao
Khi gặp tình trạng này, không còn cách nào khác là bạn cần phải sửa chữa trần thạch cao bị nứt ngay, nếu để lâu dài có thể dẫn đến tình trạng ngày càng kém hơn.
2. Cách sửa chữa trần thạch cao bị nứt ở vị trí tiếp giáp: a. Cách 1: Dùng bột xử lý mối nối:Xử lý trần thạch cao bị nứt mối nối bằng bột
– Bước 1: Trộn bột xử lý mối nối với nước sạch theo tỉ lệ 2:1. Sau đó khuấy đều để không bị vón cục
– Bước 2: Trét bột lên các vị trí khe nối bị nứt. Lớp đầu tiên có bề phủ ngang khoảng 10cm, phủ đầu qua vị trí khe nối tấm
– Bước 3: Dán băng giấy vào vị trí khe nối đã phủ bột, phủ đều băng giấy qua 2 bên khe nối, dùng dao miết cho giấy dính vào lớp bột nền, để chờ khoảng 2 giờ cho lớp bột đông kết.
– Bước 4: Đợi cho lớp bột đông kết thì dùng bay phủ lên lớp băng giấy một lớp bột thứ 2, bề ngang rộng hơn lớp bột thứ nhất tầm 5cm. Sau đó chờ thêm tầm 2 giờ cho lớp bột này khô
– Bước 5: Tiếp tục phủ lớp bột thứ 3 sau khi lớp bột 2 đã đông kết. Bề ngang khoảng 30cm. Chú ý là phủ đều tại vị trí khe nối tấm
– Bước 6: tại các vị trí đầu vít liên kết cũng phủ 3 lớp bột trét giống với xử lý khe mối nối như đã hướng dẫn ở trên.
– Bước 7: Cuối cùng, dùng giấy nhám xả nhẹ sau mỗi lớp bột nhằm tạo bề mặt phẳng cho trần.
b. Cách 2: Dùng keo Silicon xử lý:Keo Silicon xử lý mối nối
Ngoài cách dùng bột để sửa chữa trần thạch cao bị nứt như ở trên thì bạn có thể thay thế bằng cách dùng keo Silicon:
Bước 1: Chuẩn bị dao rạch giấy mới, keo silicon, sơn màu, lưới giấy ráp, bột bả.
Bước 2: Dùng dao rạch giấy rạch rộng các vị trí trần thạch cao bị nứt ra (rộng khoảng 3-4mm) chạy dọc các vị trí trần thạch cao bị nứt.
Bước 3: Bơm keo silicon loại tốt vào vị trí trần thạch cao vừa rạch ra, miết cho keo silicon phẳng với trần thạch cao.
Bước 4: Chờ keo silicon khô, gắn lưới vào dùng bột chít mạch lại, chờ khô bả dọc các vị trí nứt. Chờ bột bả khô, đánh giấy ráp cho các vị trí vừa bả thật nhẵn.
Bước 5: Sơn màu 3-4 lần lại các vị trí vừa bả cần sửa là xong.
3. Cách chọn loại bột xử lý phù hợp:Nếu bạn chọn cách sửa chữa trần thạch cao bị nứt với bột thì có thể tham khảo thêm các loại bột phù hợp với từng bề mặt cần xử lý. Trên thị trường có nhiều loại khác nhau, trong bài viết này TIMTHO.VN giới thiệu đến bạn 03 loại đang được ưa chuộng nhất.
Bột xử lý mối nối thạch cao bị nứt
– Bột xử lý mối nối DURAflex:
Đây là loại bột dùng để xử lý mối nối tấm cứng trong hệ trần chìm hoặc hệ vách. Bột xử lý mối nối DURAflex có các ưu điểm:
+ Co dãn và kết dính hoàn hảo.
+ Không tạo vết nứt bề mặt.
+ Không có a mi ăng.
+ Chịu ẩm tốt.
– Bột trét GYP-Filler:
Đây là sản phẩm bột xử lý mối nối được sản xuất theo công thức đặc biệt từ thạch cao và phụ gia hoạt tính nhằm đáp ứng những tính năng kỹ thuật như độ bám dính tốt trên bề mặt thạch cao, cường độ chịu uốn và sự co giãn đồng bộ của vật liệu khi làm việc.
– Bột Trét Gyproc:
Bột trét này có những ưu điểm vượt trội như: độ bám dính cao, cường độ chịu uốn tốt, không nứt hay co ngót v.v Độ dày cho phép 6mm.
Việc sửa chữa trần thạch cao có thể không khó nhưng chắc chắn bạn không muốn một ngày ngôi nhà bạn đã tốn nhiều tâm huyết xây dựng lên lại xuất hiện những vết nứt vừa làm thiếu thẩm mỹ và về lâu dài vừa ảnh hưởng đến độ an toàn đúng không nào? Chính vì vậy. TIMTHO.VN cung cấp đến bạn Dịch vụ sửa chữa trần thạch cao uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay. Đặc biệt, chi phí phù hợp và xứng đáng với những gì bạn nhận được.