Tác động của vi khí hậu xấu đến sức khoẻ, biện pháp dự phòng và kỹ năng kiểm soát
Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố môi trường không khí diễn ra…
Mục lục nội dung
- 1. Tác động của vi khí hậu xấu đến sức khoẻ
- 2. Những biện pháp dự phòng
Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố môi trường không khí diễn ra trong phạm vi nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ không khí (oC); Độ ẩm không khí (%);Tốc độ gió (m/s); Bức xạ nhiệt (cal/cm2/ph). Nhiệt độ cơ thể luôn giữ được ở mức 37 ± 0,5 độC là nhờ quá trình điều hoà nhiệt trên trung tâm vỏ não của con người.
1. Tác động của vi khí hậu xấu đến sức khoẻCơ chế tác động của vi khí hậu xấu
Khả năng thích nghi của mỗi người có khác nhau, nhưng vượt quá khả năng thích nghi đó đều có thể dẫn đến rủi ro sức khoẻ. Khi nhiệt độ môi trường trên 330C (nhiệt độ da) cơ thể đã phải điều hoà thân nhiệt bằng thải mồ hôi để cân bằng nhiệt, cứ 1gr mồ hôi thải ra 0,67 Kcalo, nhiệt độ trên 370C, độ ẩm trên 80%, tốc độ gió thấp làm giảm khả năng bay mồ hôi sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu sinh lý của cơ thể đưa đến bệnh lý. Môi trường làm việc nóng lại lao động nặng nhọc thì nguy cơ càng cao. Khi nhiệt độ môi trường thấp dưới 200C người có cảm giác rét, cơ thể đã phải bù nhiệt. Nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể không còn khả năng bù trừ được thân nhiệt nữa sẽ gây ra bệnh lý.
Biểu hiện của sự rối loạn các chỉ tiêu sinh lý:
– Hệ thần kinh trung ương nhậy cảm sớm nhất. Người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao thường thấy người mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… Nếu làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp thường thấy người rét mướt, nổi da gà, hắt hơi, sổ mũi…
– Làm việc trong môi trường nóng bức mồ hôi phải thoát ra kéo theo muối, nước và các vi chất sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải (ion K, Na, Ca, I và vitamin nhóm B, C… trong cơ thể). Điều kiện làm việc nặng nhọc có thể mất trên 1 lít nước, thậm chí mất tới 4-5 lít trong một ca làm việc.
– Hệ tuần hoàn cũng bị tác động là do lượng mồ hôi mất đi, máu quánh lại, độ nhớt kém làm cản trở sự lưu thông máu, tim phải làm việc quá tải (140lần/phút) để đưa máu ra ngoại vi gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Tỷ lệ người bị bệnh tim mạch làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng tới 4%. Làm việc trong điều kiện giá lạnh mạch máu co lại gây cản trở lưu thông máu ra ngoại vi làm cho cơ thể mất cân bằng nhiệt dẫn đến nhiễm lạnh cấp tính (cảm lạnh).
– Thận có thể bị suy do cơ thể mất nước, nước tiểu đặc lại gây cản trở đến sự bài tiết, ta thấy nước tiểu ít, có màu nâu (hồng cầu), ngoài ra còn mất các sinh tố, trụ niệu, anbumin… (bình thường mỗi ngày nước tiểu thải ra từ 1,5 đến 2 lít)
– Chức năng co bóp của dạ dày cũng bị rối loạn, axit clohydric trong dạ dày bị giảm làm mất khả năng diệt khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, thức ăn khó tiêu gây táo bón, bị bệnh trĩ…
Điều kiện vi khí hậu xấu không những gây ốm đau, bệnh tật mà còn có thể gây tai nạn lao động, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm tới 25%.
Tác động của bức xạ nhiệt
Làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc với lò nung kim loại, lò nấu kim loại nóng chảy, hàn điện… người lao động sẽ chịu tác động của tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên qua hộp sọ vào não làm não bộ nóng tới 41o – 420C, ngoài ra còn gây bỏng da, rộp da, đục nhân mắt, tiếp xúc lâu dài có thể gây mù mắt.
Tia tử ngoại gây bỏng da tới độ 1, độ 2, gây viêm màng tiếp hợp mắt cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường thường gặp ở người nấu kim loại, thợ hàn, ngoài ra còn gây suy nhược cơ thể, người mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu, kém ăn, kém ngủ.
Bệnh lý thường gặp
* Tiếp xúc với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và tốc độ gió thấp:
– Say nắng, thường gặp ở người làm việc ngoài trời do tia bức xạ mặt trời chiếu vào hành tuỷ, bệnh rất nặng có thể bị đột quỵ.
– Say nóng gặp ở người làm việc trong nhà xưởng hoặc dưới bóng râm, đôi khi phối hợp cả say nóng và say nắng, các triệu chứng khởi phát say nắng và say nóng thường giống nhau: người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có thể bị nôn mửa, khát nước, tim đập nhanh…, nếu không kiểm soát đ-ợc để cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong.
Tiếp xúc với môi trường nóng, độ ẩm cao còn làm giảm khả năng miễn dịch có nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng.
*Tiếp xúc với nhiệt độ thấp (giá rét):
Người lao động làm việc trong dây chuyền đông lạnh, ngâm mình dưới nước lâu hoặc làm việc ngoài trời phải tiếp xúc với đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống nước ta mang theo độ ẩm lớn hoặc mưa dầm sẽ gây rét buốt làm cho cơ thể giảm nhiệt mạnh, nếu không kiểm soát được, người lao động có thể bị nhiễm lạnh cấp, biểu hiện nhẹ:
Người rét run, môi thâm, lập cập, da lạnh nổi da gà, sổ mũi… nếu không xử lý kịp thời bệnh sẽ nặng lên làm rung tâm thất, tinh thần chậm chạp, mạch yếu hoặc không bắt được, tim loạn nhịp, huyết áp hạ, độ quánh của máu tăng lên, nạn nhân có thể tử vong do rung tâm thất hoặc ngừng tim.
Nguy cơ gây bệnh mạn tính:
Viêm tắc tĩnh mạch các ngón chi, viêm họng, viêm khớp, viêm phế quản, bệnh cước, bệnh bợt ngón chân, ngón tay, viêm thần kinh ngoại biên. Môi trường làm việc lạnh còn làm giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch của cơ thể… một số bệnh mạn tính có cơ hội phát triển nặng lên như hen phế quản, viêm dạ dày, thấp khớp, dị ứng thời tiết lạnh, và còn có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
2. Những biện pháp dự phòng* Biện pháp chung
– Cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp phòng ngừa chủ động.
– Tập huấn cho người lao động về tác hại của vi khí hậu xấu, biện pháp phòng ngừa rủi ro, kỹ năng kiểm tra.
– Kiểm tra thường xuyên vào những ngày, giờ cao điểm; nếu phát hiện thấy nguy cơ rủi ro, phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Chống nóng
– Thông gió tự nhiên, bằng biện pháp mở hết cửa để không khí mát từ môi trường bên ngoài thổi vào đẩy hơi khí nóng ở trong ra ngoài tạo nên dòng đối lưu. Tốc độ vận chuyển không khí ít nhất phải là 0,5 m/giây.
– Nhà xưởng thiết kế hai mái để hơi khí nóng bốc lên thoát ra ngoài và không khí mát bên ngoài tràn qua các cửa tạo dòng đối lưu để giảm nhiệt độ.
– Lắp đặt hệ thống máy điều hoà không khí (chỉ thực hiện ở nơi yếu tố có hại thấp và ít; không nên để nhiệt độ dưới 250C, bởi sẽ gây ra sự chênh lệch nhiều về nhiệt khi ra ngoài trời hoặc từ ngoài trời vào nơi làm việc), nhưng vẫn cần thông gió để phòng hội chứng nhà kín (SBS).
– Che chắn nguồn phát sinh nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt như trần nhà, mành che, mái hiên và tấm chắn cách nhiệt.
Tấm chắn ngăn bức xạ nhiệt
– Che chắn nguồn bức xạ bằng tấm kim loại nhẵn và sáng để phản chiếu, phòng ngừa các tia bức xạ chiếu vào người, như ở cửa lò cao, lò nung kim loại…
– Lắp đặt hệ thống hút hơi nóng ra ngoài, đưa không khí mát vào nơi làm việc; hoặc thiết lập hệ thống thổi hơi nước mát từ bên ngoài vào, nhưng phải đảm bảo hơi khí đó sạch và phải có hệ thống quạt đẩy khí nóng ra ngoài.
– Thông gió nhân tạo bằng hệ thống quạt, như quạt trần, quạt treo tường, quạt đẩy, quạt hút. Quạt hút phải đặt gần nguồn ô nhiễm, quạt đẩy đặt ở vị trí không gây ô nhiễm sang vùng khác, tốc độ quạt đẩy phải gấp từ 5-15 lần quạt hút (thông gió ở đầu ra lớn hơn thông gió đầu vào).
– Vị trí làm việc có độ ẩm cao phải mở cửa cho thông thoáng hoặc tăng thông gió cưỡng bức. Trường hợp độ ẩm không khí ngoài trời cao thì không nên mở cửa.
Thông gió hút và đẩy
– Thiết lập hệ thống màn nước để hấp thụ nhiệt, giảm được 90% bức xạ nhiệt; hoặc lắp đặt hệ thống mưa nhân tạo trên mái nhà xưởng cũng làm giảm nhiệt độ trong nhà làm việc từ 4-50C.
– Làm việc ngoài trời vào những ngày nóng bức nên: tránh giờ cao điểm; buổi sáng đi làm sớm, nghỉ sớm; buổi chiều đi làm muộn nghỉ muộn; ngủ trưa để phục hồi sức khoẻ; nghỉ giải lao giữa giờ ở nơi thoáng mát.
– Sử dụng trang bị phòng hộ bằng chất liệu sáng, thông thoáng dễ dàng bay mồ hôi; không nên sử dụng quần áo sợi tổng hợp, gây bí gió, ảnh hưởng đến sự thông thoáng bay mồ hôi.
– Có đủ nước tắm, nước uống, nước giải nhiệt.
– ăn chất mát, không ăn uống chất kích thích như bia, rượu, gừng, tỏi, ớt… và phải ăn no trước khi đi làm để không bị hạ đường huyết.
Chống lạnh
– Che chắn nguồn lạnh bằng vật liệu cách nhiệt.
– Thiết lập hệ thống cửa kính để khi trời lạnh đóng kín lại, chống gió lùa và tận dụng ánh sáng tự nhiên.
– Sử dụng trang bị phòng hộ chống rét, như quần áo ấm, mũ ấm, đi giày tất, khẩu trang phòng các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh…
– Mùa đông làm việc ngoài trời phải thay đổi giờ, sáng đi làm muộn, nghỉ trưa 30-40 phút, chiều về sớm để tránh thời tiết lạnh.
– ăn nóng, tắm nước nóng, uống nước nóng, ăn thêm tỏi, gừng, ớt, dầu thực vật, mỡ động vật… và phải ăn no trước khi đi làm để không bị hạ đường huyết.
– Dùng dầu cao xoa mặt mũi, tay chân để chống lạnh…
Biện pháp y tế
Tổ chức lực lượng cấp cứu, phương tiện cấp cứu tại chỗ để ứng cứu kịp thời nạn nhân bị say nắng, say nóng hoặc bị cảm lạnh.
Để kiểm soát, đánh giá nguy cơ có thể xảy, công việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên vào những ngày, giờ cao điểm để có biện pháp xử lý kịp thời và cần:
3. Kỹ năng kiểm soát, đánh giá nguy cơ
a) Quan sát hiện trường
– Quan sát không gian, độ thoáng, mặt bằng sản xuất, khoảng cách tiếp xúc từ nguồn nhiệt tới người lao động, thời tiết xấu.
– Quan sát quy trình sản xuất phát sinh nhiệt nóng, nhiệt lạnh để đánh giá nguy cơ rủi ro.
Ví dụ: Vận hành lò cao, đúc kim loại, hàn điện, nấu thực phẩm… (môi trường nóng); làm việc trên cao, làm việc dưới nước, làm việc trong dây chuyền đông lạnh, nhà lạnh…
b) Kiểm tra hệ thống thiết bị kiểm soát môi trường.
Bước 1. Thiết bị kỹ thuật (có hay không, biện pháp nào, hiệu lực):
– Hệ thống thông gió tự nhiên hay thông gió nhân tạo;
– Hệ thống che chắn nguồn nhiệt nóng, nhiệt độ lạnh;
– Hệ thống giảm nhiệt (màu nước, mưa nhân tạo, thổi hơi khí mát, máy điều hoà…);
– Hệ thống chống rét;
– Hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt, phương tiện chứa đựng nước uống, cốc chén để uống nước, chế độ ăn uống ở nơi làm việc nóng, nơi làm việc lạnh.
Thông gió quạt hút và cửa trời
Bước 2. Biện pháp cá nhân (hiệu quả trang bị)
Kiểm tra sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động theo tiêu chuẩn quy định.
Bước 3. Biện pháp y tế
Số lượng cấp cứu viên, phương tiện cấp cứu, tổ chức lao động, chế độ ăn uống…
c)Kiểm chứng
– Nhìn thấy người lao động làm việc vã mồ hôi, mặt đỏ, vẻ mặt mệt nhọc… thì nhiệt độ ở đây đã cao tác động đến sức khoẻ. Nếu thấy người lao động môi thâm, mặt tái, chân tay run rẩy thì nhiệt độ ở đây thấp ở mức có hại đến sức khoẻ rồi.
– Hỏi những người lao động về những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến vi khí hậu nóng như: có mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn?… hoặc thấy người rét, cóng chân tay, sổ mũi, ho, nổi da gà…? Chỉ cần họ trả lời là có một hoặc vài triệu chứng trên thì người lao động đã có biểu hiện rủi ro về sức khoẻ cần phải xử lý ngay.
– Bằng cảm nhận của mình thấy nóng bức hoăc lành lạnh là điều kiện vi khí hậu ở đấy xấu có nguy cơ tác động đến sức khoẻ người tiếp xúc.
– Nghe thấy người lao động kêu ca, phàn nàn về tình trạng sức khoẻ do điều kiện vi khí hậu xấu.
– Kiểm tra hồ sơ quản lý sức khoẻ, ốm đau phải nghỉ việc vào ngày nóng, mùa nóng, ngày lạnh, mùa lạnh
– Mô tả hoặc chụp ảnh vị trí vi khí hậu xấu để làm bằng chứng cho việc đánh giá nguy cơ.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép
Mùa nóng:
– Lao động nhẹ 340C, tốc độ gió 1,5 m/s
– Lao động trung bình 320C, tốc độ gió 1,5 m/s
– Lao động nặng 300C, tốc độ gió 1,5 m/s
Mùa lạnh:
– Lao động nhẹ 200C, tốc độ gió 0,2 m/s
– Lao động trung bình 180C, tốc độ gió 0,4 m/s
– Lao động nặng 160C, tốc độ gió 0,5 m/s
Độ ẩm không khí bằng hoặc trên 80%
(Nguồn tin: Trích dẫn: Tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ Cho cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động)