Tác dụng của cục nóng điều hòa, nên lắp đặt như thế nào?

Tác dụng của cục nóng điều hòa, nên lắp đặt như thế nào?

Khi bạn mua một chiếc máy lạnh mới nhân viên lắp đặt thường giao tới…

Mục lục nội dung

  • Tác dụng của dàn nóng máy lạnh là gì?
    • Cấu tạo chi tiết của dàn nóng máy lạnh
    • Nguyên lý hoạt động của dàn nóng máy lạnh
  • Hướng dẫn lắp đặt dàn nóng máy lạnh và vị trí lắp đặt thích hợp

Khi bạn mua một chiếc máy lạnh mới nhân viên lắp đặt thường giao tới 2 bộ phận là dàn nóng và dàn lạnh. Chính cái tên đã nói lên công dụng của 2 sản phẩm này. Dàn lạnh là nơi “phả” ra khí lạnh làm mát và điều hòa không khí. Vậy thì dàn nóng máy lạnh có tác dụng như thế nào? Lắp đặt dàn nóng như thế nào để hiệu quả? Bài viết này sẽ trả lời tất cả câu hỏi đó.

Tác dụng của dàn nóng máy lạnh là gì?

Để bắt đầu giải thích về tác dụng của dàn nóng máy lạnh có ích như thế nào? Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo từng bộ phận trước nhé:

Cấu tạo chi tiết của dàn nóng máy lạnh
  • Block hay Lốc điều hòa: Đây là phần quan trọng nhất của một chiếc máy lạnh. Công dụng chính của bộ phận này là đẩy và hút dung môi chất lạnh.
  • Tụ kích block (lốc) và quạt điều hòa: Tác dụng bộ phận này như một công tắc tự động để kích block(lốc) và khởi động quạt tản nhiệt cho dàn nóng.
  • Dàn nóng bằng nhôm hoặc đồng: đây là bộ phận chứa khí gas làm lạnh.
  • Van đảo chiều điều hòa: đây là nơi đảo chiều van gas chạy trong dàn nóng
  • Bo mạch chủ: Cũng như hầu hết các bo mạch khác. Nhiệm vụ của nó là để điều khiển cục nóng.

Còn rất nhiều các bộ phận khác như: chân bắt giá đỡ, lá tản nhiệt, cáp, vỏ bảo vệ, đẩy giắc co bắt ống đồng kết nối với dàn lạnh và khởi động từ đối với một số máy có công suất lớn.

 Quy cách lắp đặt máy điều hòa trong gia đình Nguyên lý hoạt động của dàn nóng máy lạnh

Để hiểu về nguyên lý của dàn nóng trước hết chúng ta nói sơ qua về nguyên lý hoạt động của máy lạnh một chút. Khi máy lạnh được khởi động, cục lạnh sẽ hấp thụ dung môi chất lạnh (ở trạng thái hơi) sau đó chuyển sang máy nén. Sau khi đến máy nén, dung môi lạnh sẽ chuyển chuyển sang trạng thái chất lỏng.

Tiếp tục quá trình dung môi lạnh sẽ được chuyển qua cáp của dàn nóng. Tuy nhiên, vì dây cáp điều hòa rất nhỏ nên dung môi sẽ di chuyển rất chậm ở giai đoạn này. Phần dung môi còn lại sẽ ngưng đọng ở dàn nóng và tỏa ra ngoài với nhiệt lượng cao.

Đây chính là lúc quạt và các lá nhôm của dàn nóng hoạt động. Chúng sẽ đẩy nhiệt lượng sinh ra từ dung môi ra bên ngoài môi trường. Quá trình này thường gây ra tiếng ồn bởi quạt của dàn nóng thường có công suất lớn. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng dàn nóng là bộ phận tản nhiệt của một chiếc máy lạnh.

Hướng dẫn lắp đặt dàn nóng máy lạnh và vị trí lắp đặt thích hợp

Bình thường, thợ lắp đặt điều hòa sẽ tìm cho bạn những vị trí thích hợp để lắp đặt cục nóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm bắt một số hiểu biết để tránh trường hợp thợ lắp “không có tâm”. Cục nóng được lắp sai vị trí có thể dẫn đến việc làm lạnh không được tốt, hiệu quả tản nhiệt kém, rỉ sét, chảy nước, rò rỉ gas,…và “tốn điện” hơn bình thường. Sau đây timtho.vn sẽ gợi ý bạn một số vấn đề về việc lắp đặt cục nóng:

 Nên ưu tiên lắp cục nóng điều hòa ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng Nên ưu tiên lắp cục nóng điều hòa ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng
  • Vị trí lắp cục nóng phải chắc chắn, không nên đặt trực tiếp lên sàn cứng mà phải có đệm chống rung, lắp giá treo cục nóng ở tường chắc và cách xa vị trí lắp cục lạnh.
  • Vị trí lắp cục nóng phải thông thoáng, có gió lưu thông, cách xa tường tối thiểu 150cm.
  • Vị trí lắp cục nóng nên hạn chế nắng hướng tây, gần cây xanh càng tốt.
  • Nên sử dụng mái che nếu cần thiết, nên lắp đặt dưới mái hiên mát mẻ.
  • Không nên lắp nhiều cục nóng gần nhau.
  • Không nên lắp các cục nóng phả gió vào nhau.

Để tránh được những vấn đề này, bạn có thể tham khảo và tiến hành lắp đặt cục nóng điều hòa theo các bước như sau:

Bước 1: Chọn vị trí thích hợp: Một nơi thoáng mát, không bị chiếu trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời là nơi lý tưởng để đặt cục nóng. Ngoài ra, bạn nên lắp đặt cục nóng cao hơn dàn lạnh trong nhà.

Bước 2: Đánh dấu vị trí lắp đặt: Vị trí lắp đặt hoàn hảo là dàn nóng sẽ cách tường 5cm. Hai bên cục nóng càng thoáng càng tốt, tối thiểu 0.25m. Khoảng cách với tường đối diện ≥ 60 cm.

Bước 3: Đặt dàn nóng lên bệ bê tông hoặc trên giá đỡ

Nếu dàn nóng được cố định trên giá đỡ, bạn cần thực hiện theo các thao tác bên dưới.

  • Đo vị trí đặt giá treo và đánh dấu.
  • Dùng máy khoan, khoan vào vị trí vừa đánh dấu, đóng tắc kê rồi bắt giá (giá hình chữ L).
  • Đưa máy lên giá, dùng bulong bắt chặt chân máy vào giá đỡ.
  • Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng.
  • Lắp ống nước xả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).

Trên đây là tổng kết một số thông tin hữu ích mà timtho.vn muốn chia sẻ với các bạn đọc giả về công dụng và vị trí lắp đặt tốt cho dàn nóng máy lạnh. Hy vọng sau khi đọc bài viết các bạn đã biết cách lắp đặt như thế nào là tốt cho cục nóng điều hòa của gia đình để nó hoạt động ổn định và tốt nhất. Nếu bạn không thể tự làm vì không nhiều thời gian và dụng cụ chuyên dụng, hãy đặt thợ sửa chữa điều hòa trên App timtho.vn để được hỗ trợ.

Thanh Hằng – Tổng hợp

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info