Thực phẩm nóng không nên cho ngay vào tủ lạnh
Mọi người thường có quan điểm rằng “tủ lạnh là nơi để bảo quản thực…
Mục lục nội dung
- Thực phẩm bị biến chất ảnh hưởng đến sức khỏe
- Làm hỏng các thực phẩm khác trong tủ lạnh
- Gây biến dạng và giảm tuổi thọ của tủ lạnh
- Làm tăng các khoản chi phí trong gia đình
- Chuyên gia y tế nói gì?
- Ý kiến từ các chuyên gia sản xuất:
- Lời khuyên dành cho bạn
Mọi người thường có quan điểm rằng “tủ lạnh là nơi để bảo quản thực phẩm không bị hư hỏng” nên tất cả những loại thức ăn dù cứng hay mềm, dù chua hay ngọt, dù nóng hay lạnh cũng đều được cho thẳng và tủ lạnh để “cất giữ”. Nhưng bạn có biết rằng, chính bạn đang là người tạo ra các rủi ro tiềm ẩn cho gia đình khi đặt thực phẩm nóng vào trong tủ lạnh hay không? Hãy cùng timtho.vn tìm hiểu nhé!
Thực phẩm quá nóng sẽ bị sốc nhiệt gây phân hủy nhanh khi cho vào tủ lạnhThực phẩm bị biến chất ảnh hưởng đến sức khỏeViệc gì xảy ra nếu bạn cho thực phẩm nóng vào trong tủ lạnh?
Bạn có biết hiện tượng “sốc nhiệt”? Khi bạn đột ngột cho thực phẩm nóng vào trong tủ lạnh, hiện tượng này sẽ được sản sinh ra. Đây là một điều kiện môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển, dẫn đến việc sản phẩm bị nhiễm độc, không còn tốt cho sức khỏe nữa. Sẽ còn tai hại hơn nếu bạn chứa thực phẩm nóng trong các vật dụng bằng nhựa, chúng có thể sẽ sinh ra một số phản ứng hóa học gây hại cho người dùng.
Làm hỏng các thực phẩm khác trong tủ lạnhKhi bạn đặt thực phẩm nóng vào trong tủ lạnh, nhiệt độ bên trong tủ sẽ đột ngột tăng cao, mức nhiệt không đủ cho quá trình bảo quản lạnh. Quá trình điều chỉnh lại nhiệt độ sẽ được diễn ra nhưng có thể kéo dài, dẫn đến việc các thực phẩm khác để cùng tủ lạnh bị biến chất vì không đủ độ lạnh. Việc này mang lại tác hại giống như khi bạn mở cửa tủ lạnh quá lâu khiến hơi lạnh bị thoát ra ngoài nhiều, dẫn đến việc tủ bị mất nhiệt. Khi nhiệt độ trong tủ bị tăng lên từ 4-5°C thì vi khuẩn đã có thể sinh sôi phát triển, khiến thực phẩm bị hỏng, không còn an toàn để ăn nữa.
Thực phẩm quá nóng sẽ gây biến dạng các tấm nhựa trong tủ lạnh Gây biến dạng và giảm tuổi thọ của tủ lạnhThực phẩm nóng làm nhiệt độ bên trong tủ lạnh cũng tăng cao theo, khiến mức nhiệt độ không đúng như cài đặt. Lúc này, tủ lạnh phải lặp tức khởi động mô-tơ để nhanh chóng đưa nhiệt độ về đúng như quy định ban đầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ vận hành của tủ lạnh. Ngoài ra, các thực phẩm nóng có thể truyền nhiệt qua vật chứa như hộp, nồi, ngăn,… gây biến dạng khay tủ lạnh.
Làm tăng các khoản chi phí trong gia đìnhViệc tăng tốc làm lạnh với công suất cao không những khiến tuổi thọ của tủ lạnh bị giảm sút mà còn gây ảnh hưởng lớn đến hóa đơn tiền điện. Việc làm nguội những loại thực phẩm đang còn nóng khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với cường độ cao, làm tiêu tốn nguồn năng lượng không cần thiết. Bên cạnh đó, bạn còn phải tốn thêm 1 khoản phí không nhỏ cho việc sửa chữa và nâng cấp tủ lạnh. Bởi vì sao? Vì khi hoạt động hết công suất quá nhiều, tủ lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ, nhanh xuống cấp và dễ hư hỏng.
Chuyên gia y tế nói gì?Một số chuyên gia y tế cho rằng: không nhất thiết để thức ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh. Bạn có thể để thức ăn bớt nóng khoảng tầm 10-15 phút rồi hãy cho vào tủ lạnh. Nếu thức ăn để bên ngoài quá lâu có thể dẫn đến việc vi khuẩn sinh sôi. Theo chuyên gia Shelley Feist – Giám đốc điều hành chương trình Partnership for Food Safety Education: không nên để thực phẩm ở môi trường tự nhiên quá 2 giờ. Nhiệt độ bên ngoài luôn cao hơn bên trong tủ lạnh, vùng nhiệt độ nguy hiểm giúp vi khuẩn sinh sôi nhanh là từ 5-60°C. Nhiều chị em nội trợ thường không để tâm đến việc này, họ chờ thực phẩm nguội hẳn mới để vào tủ lạnh, việc này khiến cho thực phẩm không còn an toàn nữa.
Không cần thiết để nguội hẳn mới cho thực phẩm vào tủ. Ý kiến từ các chuyên gia sản xuất:Nhà sản xuất là những người hiểu rõ nhất về cơ chế hoạt động của chính sản phẩm mà họ tạo ra. Nhưng mỗi dòng tủ lạnh sẽ có một đặc điểm riêng, sau đây là ý kiến trái ngược của 2 nhà sản xuất lớn:
- Nhãn hàng tủ lạnh Toshiba: Không nên cho thực phẩm vừa đun sôi vào tủ lạnh, nên để chúng nguội bớt, sau đó cho vào hộp kín để cho vào tủ lạnh. Cách này giúp cho tủ lạnh không phải chạy tăng cường quá nhiều và thực phẩm cũng chưa bị vi khuẩn xâm nhập.
- Nhãn hàng tủ lạnh Panasonic: Không nên để thực phẩm còn ấm, nóng vào trong tủ lạnh. Tác hại dẫn đến: làm tăng nhiệt độ tạm thời trong ngăn lưu trữ làm tiêu tốn năng lượng không cần thiết, ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản các thức ăn còn lại, hơi nóng có thể làm biến dạng khay tủ lạnh, vật chứa bằng nhựa có thể sinh ra phản ứng hóa học gây hại. Đây là cách bảo quản thức ăn của hãng:
Đúc kết từ các ý kiến của những chuyên gia y tế, dinh dưỡng và nhà sản xuất, bạn nên:
- Hãy chờ thực phẩm nguội bớt trong vòng 10-15 phút trước khi cho vào tủ lạnh (không được quá 2h).
- Cho thực phẩm vào hộp thủy tinh có nắp kín, tránh để hơi nóng lan tỏa khắp tủ làm ảnh hưởng đến thực phẩm khác. Đồng thời tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm khác qua.
- Nếu khối lượng thức ăn lớn, có thể chia ra thành nhiều hộp nhỏ, việc này giúp làm lạnh thực phẩm nhanh hơn.
- Tuyệt đối không cho thực phẩm vừa mới sôi vào trong tủ lạnh.
Thanh Hằng – Tổng hợp