Tiếp thị nội dung: từ đánh giá địa điểm Michelin, kịch xà phòng P&G đến kỷ lục GUINNESS
timtho.vn 01/09/2022 05:20

Tiếp thị nội dung: từ đánh giá địa điểm Michelin, kịch xà phòng P&G đến kỷ lục GUINNESS

Chúng ta thường tạo ra nội dung mà không thực sự suy nghĩ mục đích…

Mục lục nội dung

  • 1. Bảng xếp hạng Michelin
  • 2. Kịch xà phòng trên truyền hình
  • 3. Cuốn sách kỷ lục Guinness

Chúng ta thường tạo ra nội dung mà không thực sự suy nghĩ mục đích của việc đó là gì? Lối tư duy đơn giản thường được đem ra giải thích đó là: tạo ra nội dung để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO – search engine optimization)… nhờ đó mà kéo thông lượng cho website. Vì vậy, đội ngũ làm nội dung rất dễ bị cạn kiệt nguồn ý tưởng tạo thêm nội dung mới bổ sung và làm giàu/phong  phú nội dung phục vụ cho kinh doanh. Cuối cùng, họ chỉ biết tạo ra nội dung phục vụ cho việc tạo nội dung mà thôi. Đơn giản???

Sự thực thì nội dung cần được tạo ra với một bản kế hoạch hoàn hảo trong đầu. Nếu bạn tuân thủ theo kế hoạch đó, bạn có thể tạo ra một mảng kinh doanh hoàn toàn mới dựa trên chính chiến lược tạo nội dung thú vị đó.

Dưới đây chúng ta cùng xem xét các chiến lược tiếp thị nội dung sáng tạo như vậy

Tiếp thị nội dung đã tồn tại hàng trăm năm nay. Benjamin Franklin xuất bản thường kỳ mỗi năm một lần ấn phẩm ‘Poor Richard’s Almanack’ từ năm 1732. Ý tưởng cơ bản chỉ để quảng bá cho dịch vụ in ấn của ông ta, đó chính là ví dụ tuyệt vời về sử dụng nội dung tiếp thị cho một hoạt động kinh doanh.

Sau đây chúng ta cùng xem xét 03 câu chuyện tiếp thị nội dung nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

1. Bảng xếp hạng Michelin  Bản hướng dẫn - Michelin Bản hướng dẫn – Michelin

Ban có lẽ đã từng nghe tới câu chuyện về những nhà hàng được nhận bình chọn 3 sao trên bảng xếp hạng Michelin. Những ngôi sao Michelin hoàn toàn có thể tạo nên sự thịnh vượng cho một nhà hàng hay phá hủy toàn bộ nó.

Nhưng bạn có biết bảng xếp hạng Michelin được hãng chế tạo lốp xe Michelin tạo ra không?

Anh em nhà Michelin lần đầu tiên tạo ra ấn phẩm này vào năm 1900.

Ban đầu, bản đánh giá này áp dụng cho các nhà hàng tại ngoại ô Pháp. Họ cũng cung cấp các thông tin hữu ích như bản đồ, loại lốp sẽ thay thế và cá chỉ dẫn, danh mục phụ tùng, khách sạn và cả những điểm đổ xăng trên toàn nước Pháp.

Tất nhiên, bản hướng dẫn cũng đề cập tới cả những nhà hàng ở khu vực ngoại ô, đồng quê để dẫn khách hàng lái xe tới đó thưởng ngoạn.

Ý tưởng cốt lõi đằng sau chiến lược tiếp thị nội dung của bản hướng dẫn này là khuyến khích người đọc mua xe và do đó tiêu tiền nhiều hơn vào lốp…

2. Kịch xà phòng trên truyền hình kịch xà phòng – P&G

Vào những năm 1920 và 1930’s, Proctor & Gamble (P&G) sản xuất xà phòng cùng hàng loạt các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu hộ gia đình, hướng tới những bà nội trợ.

Khi radio và truyền hình tăng trưởng, P&G biết rằng khách hàng của họ thường xuyên nghe radio và xem truyền hình hàng ngày. Những bà nội trợ đương nhiên dành rất nhiều thời gian ngồi xem truyền hình mỗi ngày. Những vở kịch xà phòng rất phổ biến thời đó.

P&G nhanh chóng tài trợ cho những vở kịch như vậy. Sau đó, họ dịch chuyển chiến lược tạo nội dung tiếp thị bằng cách nhảy vào sản xuất bộ phim xà phòng dài lê thê trên truyền hình cho chính họ.

Với tập khách hàng tiềm năng xem truyền hình, họ có thể lồng ghép các thông điệp khuyến mãi cho sản phẩm gia dùng xuyên suốt cả series phim truyền hình dài lê thê.

Sự kết dính giữa các bộ phim truyền hình giải trí nhiều tập cùng với sản phẩm làm sạch nhà cửa được công chúng nhìn nhận với tên gọi “kịch xà phòng”.

Ngày nay P&G tạo ra một doanh nghiệp hùng mạnh doanh thu hàng chục tỷ USD và bán sản phẩm ra toàn cầu.

3. Cuốn sách kỷ lục Guinness Kỷ lục thế giới GUINESS

Năm 1951, Sir Hugh Beaver, nhà quản lý của hãng nước giải khát Guinness Brewery tham gia một cuộc đi săn dã ngoại. Sau một phát súng bắn trượt con mồi, ông và một người bạn rơi vào một cuộc tranh cãi về loài chim nào bay nhanh nhất ở Âu châu. Họ không thể tìm thấy một câu trả lời chính thức trong bất cứ cuốn sách nào thời đó (tất nhiên, khi đó máy tìm kiếm vẫn chưa được phát minh).

Năm 1954, ông vẫn nhớ cuộc đi săn đó và nảy ra ý tưởng về một dạng cuốn sách kỷ lục Guinness cho phép đưa ra đáp án cho những cuộc tranh luận tương tự như thế trong quán rượu, điều hiển nhiên rất phổ biến trong giới nhậu nhẹt toàn thế giới. Ông muốn tạo ra một cuốn sách ghi chép lại các sự kiện/số liệu để nhanh chóng phân định ngã ngũ các cuộc tranh luận, tất nhiên là ông nghĩ rằng điều đó hoàn toàn rất có giá trị.

Ông liền lập ra hãng truyền thông chuyên đi ghi chép kỷ lục (dưới dạng dữ kiện) kèm theo chiến lược nội dung khuyến mãi. Một khi số liệu đã được ghi chép và kiểm tra, chúng được phát tán qua hàng ngàn bản sao. Sự thành công của ấn phẩm này khiến nó chính thức trở thành CUỐN SÁCH KỶ LỤC GUINNESS vào tháng 8 năm 1955.  Ngay lập tức cuốn sách lọt vào bảng danh sách bán chạy nhất nước Anh ngay giáng sinh cùng năm.

Ngày nay, Cuốn sách kỷ lục Thế giới Guinness được bán ở trên 100 quốc gia với 37 ngôn ngữ. Đó là cuốn sách có bản quyền bán chạy nhất trên toàn thế giới.

Nào, giờ thì đến lượt bạn suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược tiếp thị nội dung của mình rồi chứ. Biết đâu đấy…

(Theo Forbes.com)

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

info